Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm ở trường THCS Thượng Thanh

pdf 25 trang sklop6 16/04/2024 1350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm ở trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm ở trường THCS Thượng Thanh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm ở trường THCS Thượng Thanh
 PHẦN MỞ ĐẦU 
 I. Lý do chọn đề tài: 
 Từ năm học 2021- 2022, cấp THCS triển khai chương trình giáo dục phổ 
thông 2018 ở khối 6, với mục đích xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế 
hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo nghiêm túc, linh hoạt, phù hợp với điều 
kiện cụ thể của địa phương và nhà trường nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo 
của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện chương trình. Khai thác, sử 
dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học dáp ứng yêu cầu thực hiện các 
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh. 
 Nhiệm vụ đặt ra cho tổ chuyên môn là: Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ 
chuyên môn, lập kế hoạch dạy học các môn, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo 
dục, thực hiện sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, dự giờ thăm lớp. 
 Như vậy: Tổ chuyên môn là người giúp Hiệu trưởng hành động và tổ chức 
thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường, các hoạt động bồi dưỡng 
nghiệp vụ cho giáo viên. Tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất then 
chốt trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường Xây 
dựng tổ chuyên môn hoạt động có nề nếp, chất lượng chính là sự đầu tư có hiệu 
quả về chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục học sinh. Vì vậy, tôi chọn đề 
tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm ở trường THCS 
Thượng Thanh”. 
 II. Mục đích nghiên cứu: 
 Với nội dung đề tài này nhằm thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giúp cho 
giáo viên trong tổ được bồ dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,có điều kiện học hỏi 
chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao chất lượng giảng dạy. 
 III. Đối tượng nghiên cứu: 
 Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là các tổ chuyên môn ở trong nhà 
trường, chủ yếu là giáo viên và tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS Thượng 
Thanh. 
 V. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng tổ chuyên môn ở trường 
THCS. Dựa trên những cơ sở khoa học đã được khẳng định của các nhà nghiên 
cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho công tác sinh hoạt của tổ chuyên môn. 
 - Phân tích thực trạng công tác sinh hoạt chuyên môn ở trường THCS 
Thượng Thanh để tìm ra những thành công cần phát huy và các tồn tại, hạn chế 
cần khắc phục. 
 VI. Phạm vi, giới hạn của đề tài: 
 Đề tài kinh nghiệm có phạm vi giới hạn trong không gian cơ sở của trường, 
khả năng tác dụng trong nhiều năm. góp phần ổn định vào việc nâng cao chất 
lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong kiến thức khoa học về quản lý giáo dục. 
 VII. Phương pháp nghiên cứu: 
 Phương pháp thực nghiệm thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn và 
hoạt động của tổ chuyên môn nhà trường. 
 1/10 Thuận lợi: 
 Được sự quan tâm chỉ đạo của PGD , của Ban Giám hiệu nhà trường trong 
chuyên môn, sự quan tâm của Công đoàn trường trong đời sống. Luôn luôn nhận 
được sự hỗ trợ kịp thời của BGH trong mọi hoạt động dạy và học cũng như sự chỉ 
đạo trực tiếp của đồng chí Hiệu trưởng. 
 + Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, có ý thức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ 
được giao- 
 - 98 % giáo viên đạt trình độ Đại học, đa số giáo viên có tinh thần nhiệm 
cao trong công tác được giao. 
 - Hoạt động chuyên môn của tổ trong nhiều năm có nề nếp, chất lượng dạy 
và học được nâng lên qua từng năm học. 
 - Các trang thiết bị được đầu tư khá đầy đủ, hỗ trợ tích cực cho giáo viên 
dạy trực tuyến và trực tiết 
 2. Khó khăn: 
 - Là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục kết hợp thực 
hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp (ngay từ 
đầu năm học, học sinh đã phải học trực tuyến). 
 - Trình độ dân trí chưa đồng đều; vẫn còn một số gia đình chưa có sự nhận 
thức đúng về tầm quan trọng của việc học nên chưa có sự quan tâm đúng mực đến 
việc học tập của con. 
 - Một số ít giáo viên chưa tâm huyết với nghề nên chưa phát huy hết năng 
lực chuyên môn trong công tác giảng dạy. Vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn theo 
Luật Giáo dục 2019, cần được bồi dưỡng nâng chuẩn trong thời gian tới. 
 - Cũng như một số trường khác, vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn và 
sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau: 
 + Chưa thể hiện đổi mới quản lý trong việc phân cấp, phân quyền làm cho 
giáo viên khó thực hiện công việc. 
 + Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, chưa chủ động xây dựng 
và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao 
chất lượng sinh hoạt chuyên môn. 
 + Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thật phong phú, hình thức còn 
đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy 
học và tháo gỡ những khó khăn cho GV trong tổ. 
 + Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, GV ít phát biểu ý 
kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. 
 CHƯƠNG II. 
 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO 
 CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ NHÓM CHUYÊN MÔN 
 I. Các giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn 
 1.Giải pháp 1: Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng nhóm trưởng 
chuyên môn 
 1.1. Quy định tiêu chuẩn chọn Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn: 
 Với nhiệm vụ vủa tổ chuyên môn, Ban giám hiệu và hội đồng trường quyết 
định các tiêu chuẩn lựa chọn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn như sau: 
 3/10 - Bồi dưỡng kĩ năng kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác của các thành viên 
trong tổ; kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ. 
 - Kĩ năng tham gia kiểm tra chuyên ngành giáo viên theo sự điều động của 
hiệu trưởngnhà trường. 
 - Bồi dưỡng cho tổ trưởng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề 
nghiệp giáoviên THCS. 
 - Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên 
môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. 
 - Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, 
tổ chức mộtchuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho 
học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, phân công nhiệm vụ cho các thành viên 
trong tổ đúng người,đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo 
viên một cách kịp thời. 
 Qua thực hiện các giải pháp trên, đội ngũ tTCM, Tổ phó chuyên môn, nhóm 
trưởng chuyên môn đã xây dựng được nề nếp sinh hoạt tổ nhóm, điều hành tốt 
các hoạt động của tổ nhóm theo sát các hoạt động giáo dục của nhà trường 
 2. Giải pháp 2: Xây dựng văn hóa nhà trường 
 Một nhà trường nói chung, một tổ chuyên môn nói riêng muốn có chất 
lượng tốt nhất định tập thể đó phải có tinh thần đoàn kết tốt, bởi đoàn kết là sức 
mạnh, nhờ đoàn kết giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. 
 Tổ chuyên môn dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng và Ban Giám hiệu có 
nhiệm vụ cùng phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường xây dựng tập 
thể đoàn kết nhất trí. Từ đó, phát huy sức mạnh của từng cá nhân tạo nên sức 
mạnh tập thể để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
 Trong quá trình xây dựng tập thể đoàn kết, chúng tôi đúc rút ra những giải 
pháp sau: 
 - Xây dựng được tình cảm anh em đồng chí đồng nghiệp, thấu hiểu và biết 
chia sẻ những khó khăn của đồng chí đồng nghiệp mình. Có như thế, tập thể mới 
trở thành ngôi nhà chung, là chỗ dựa tinh thần cho mọi cá nhân. 
 - Phát huy tinh thần phê và tự phê của mỗi cá nhân, mỗi cá nhân thẳng thắn 
nhận ra những thiếu sót của bản thân, của đồng chí đồng nghiệp và thẳng thắn góp 
ý xây dựng. Tuy nhiên, việc góp ý kiến phải chân thành, đúng lúc, đúng nơi để 
đồng chí, đồng nghiệp mình có thể lắng nghe và khắc phục. Mỗi cá nhân phải có 
ý thức giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp mà ta đang có với các đồng chí, đồng nghiệp 
và mọi người xung quanh. 
 - Mỗi cá nhân hãy nêu gương tốt cho mọi người bằng cách giữ gìn phẩm 
chất của mình và bằng những việc làm cụ thể, luôn đặt quyền lợi của cá nhân dưới 
lợi ích của tập thể. 
 - Tôn trọng học sinh, phụ huynh và biết lắng nghe từ phía học sinh ,phụ 
huynh học sinh ,đảm bảo thông tin hai chiều kịp thời trong mọi tình huống,tạo 
được niềm tin đối với học sinh và phụ huynh học sinh. 
 - Phát huy tinh thần dân chủ trong trường học, tạo sự công bằng đối với 
mọi cá nhân trong tập thể và sự minh bạch về tài chính. 
 Khi một tập thể thực sự là một tập thể đoàn kết, cùng cộng đồng trách 
nhiệm, biết yêu thương giúp đỡ nhau thì tập thể đó sẽ vững mạnh và hoàn thành 
xuất sắc nhiệm vụ được giao. 
 5/10 - Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới Phương 
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của 
học sinh làm trung tâm. 
 - Tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ, nắm rõ hình thức tổ chức và nội dung buổi 
sinh hoạt, được tham gia đóng góp ý kiến, được nắm bắt và hiểu rõ hơn tầm quan 
trọng của buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. 
 4.2. Chuyên đề: Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm GV qua tổ chức các tiết 
dự giờ, hội thi GV dạy giỏi 
 Hoạt động dự giờ nhằm hoàn thiện kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên . 
Ở các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn có thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữa 
những tồn tại, những nhược điểm như phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, 
phương pháp chuyển giao nhiệm vụ, phương pháp quan sát học sinh, phương pháp 
đánh giá học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học... Tổ chuyên môn 
cần tăng cường quản lý, định hướng tổ chức dự giờ, coi đây là biện pháp quan 
trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy. Cần tránh dự giờ để đối phó nhằm đạt chỉ 
tiêu số lượng theo quy định. Nên tăng cường các tiết dạy mẫu mực và quan tâm 
dự giờ các tiết ôn tập, trả bài viết cho học sinh. 
 Khi đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình với tinh 
thần giúp nhau cùng tiến bộ, phải đánh giá thực chất, nêu ra được những điểm 
mạnh, những hạn chế của người dạy. 
 Đối với những tiết học mà giáo viên gặp nhiều khó khăn thì cần trao đổi kỹ, 
có thể tổ chức cho một giáo viên có kinh nghiệm trong tổ dạy mẫu tiết đó để cùng 
nhau rút kinh nghiệm, học hỏi. 
 - Hàng tuần, tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công GV dự giờ 
đồng nghiệp theo thời khoá biểu, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong 
giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. 
 - Tăng cường công tác thanh tra đột xuất (dự giờ dạy, kiểm tra giáo án lên 
lớp, kiểm tra việc chuẩn bị các thiết bị dạy học) để góp ý rút kinh nghiệm cho 
bản thân GV trong tổ, đồng thời giúp đỡ cho đồng nghiệp của mình, 
 4.3. Chuyên đề: Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, thẩm định câu hỏi 
trắc nghiệm 
 Chương trình GDPT 2018 ,yêu cầu giáo viên phải đổi mới phương pháp 
kiểm tra đánh giá. Trong đó đa dạng về hình thức kiểm tra, chú trọng đánh giá 
năng lực của học sinh, khơi gợi khả năng liên hệ kiến thức của học sinh Do đó, 
trong các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cần tập trung thống nhất: 
 - Hình thức đánh giá và tiêu chí đánh giá học sinh.ví dụ đánh giá cả quá 
trình như thế nào?... 
 - Công cụ kiểm tra đánh giá là gì?để từ đó phát huy được phẩm chất, năng 
lực của học sinh. 
 - Cách thiết kế bài kiểm tra, cách làm đề, trộn đề, ứng dụng công nghệ thông 
tin trong kiểm tra đánh giá như thế nào?. 
 - Cách đánh giá, biểu điểm chấm, khi học sinh làm báo cáo, thảo luận, thông 
qua các hoạt động thuyết trình, thí nghiệm, thực hành, sản phẩm học tập 
 Bước vào chương trình mới, GV bỡ ngỡ là điều khó tránh khỏi. Do đó rất 
cần sự chia sẻ, bồi dưỡng qua mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn trongtrường hoặc 
liên trường, tạo cơ hộiGVtrao đổi học tập trực tuyến cùng hàng trăm đồng nghiệp 
khác trên nền tảng trực tuyến LMS. 
 7/10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_s.pdf