Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh - Đan Phượng

doc 11 trang sklop6 24/07/2024 630
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh - Đan Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh - Đan Phượng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh - Đan Phượng
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 –––––––––––––––––––
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường 
 THCS Lương Thế Vinh – Đan Phượng”.
 Môn: Tin học
 Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
 Chức vụ: Giáo viên
 NĂM HỌC: 2022 - 2023 3/ 11
Tin học là phần kiến thức mới và trừu tượng đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy, 
sáng tạo và kỹ năng thực hành trong giải quyết vấn đề cho học sinh trường THCS 
Lương Thế Vinh.
 Để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, thì phải nâng cao được 
chất lượng từ các bộ môn, trong đó có môn tin học. Làm thế nào để học sinh lĩnh 
hội được kiến thức từ nhiều hướng, nhiều khía cạnh khác nhau từ lý thuyết và từ 
thực tế thực hành học sinh hiểu được kiến thức, có những tư duy, sáng tạo dẫn tới 
ham học hỏi, yêu thích môn học, mà học sinh trường THCS Lương Thế Vinh 
đang cần. Từ thực tế đó ta thấy được việc cần thiết phải có sự đổi mới phương 
pháp trong giảng dạy và đó cũng là điều cần để có sáng kiến “Một số biện pháp 
nâng chao chất lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh – Đan 
Phượng”.
 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 - Phạm vi: Nghiên cứu thực tế học sinh lớp 6, 7 trường THCS Lương Thế 
Vinh – Đan Phượng.
 - Đối tượng: Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở 
trường THCS Lương Thế Vinh – Đan Phượng.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản, chủ 
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các tài liệu sách báo có liên quan đến 
vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, khảo sát, 
phỏng vấn, trao đổi, phương pháp quan sát sư phạm.
 Phương pháp thống kê... 5/ 11
quá trình học tập của mình để lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ và tốt nhất, giáo 
viên cũng điều chỉnh được hoạt động dạy của mình, dẫn đến nâng cao chất lượng 
bộ môn Tin học trong nhà trường. 
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 1. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng, 
Đảng bộ, Ban Giám hiệu nhà trường trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy 
học; tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học. 
 - Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành.
 - Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi những 
kiến thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học.
 2. Khó khăn
 - Số tiết thực hành trong chương trình sách giáo khoa còn chưa đủ, học sinh 
chưa kịp làm quen với thao tác thực hành máy tính thì thời lượng dành cho tiết 
thực hành đã hết, nên chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, dẫn đến học sinh 
cảm thấy không hứng thú học dẫn đến chán học, lười học, không hiểu bài, kết quả 
học tập thấp.
 - Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ 
nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.
 III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Để đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học đó là niềm trăn trở của mỗi 
người làm nghề dạy học: để làm được điều đó mỗi giáo viên đều có một cách 
truyền thụ phương pháp riêng, nhưng điều quan trọng đầu tiên là làm thể nào để 
học sinh hào hứng trong mỗi tiết giảng, từ đó yêu thích môn học của mình, say 
mê học tập nghiên cứu, sáng tạo.... Dưới đây là một số biện pháp nâng cao chất 
lượng môn Tin học ở trường THCS Lương Thế Vinh - Đan Phượng.
 1. Biện pháp sử dụng các thiết bị vật lí máy tính để mô tả trực quan.
 Tin học là một môn không chỉ học kiến thức khoa học về Tin học mà còn 
gắn liền với kỹ năng sử dụng thiết bị là máy tính. Máy tính là công cụ không thể 
thiếu được của tin học. Do vậy để đạt được kiến thức cũng như kỹ năng sử dụng 
thiết bị là máy tính, chúng ta phải làm chủ được thiết bị này.
 Khi dạy các bài về Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng ở lớp 6, 7 và Chủ đề 
2: Mạng máy tính và Interner ở lớp 6, nếu chỉ giới thiệu về cấu trúc máy tính 7/ 11
xúc hàng ngày. Thông tin được truyền tải rộng rãi thông qua sách báo điện tử, đặc 
biệt là mạng xã hội và các ứng dụng trên điện thoại di động. 
 Một số bài học có thể áp dụng sự hiểu biết của các em để học sinh chủ động 
xây dựng bài học như các bài trong Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hóa 
trong môi trường số ở lớp 6,7.
 Ví dụ 1: Khi học bài 9: An toàn thông tin trên Internet, giáo viên có thể chia 
các nhóm học sinh và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau: 
 + Câu 1: Trong thực tế em hay em đã chứng kiến người khác gặp sự cố gì 
khi sử dụng Internet ?
 + Câu 2: Em hay họ đã làm gì để xử lý tình huống đó?
 + Câu 3: Lời khuyên của em giành cho các bạn nếu gặp trường hợp tương 
tự?
 Sau một khoảng thời gian trao đổi nhất định, các nhóm thống nhất câu trả 
lời và từng nhóm báo cáo.
 Như vậy, bài học không được xây dựng từ một phía giáo viên mà còn được 
toàn thể cả lớp xây dựng đồng thời học sinh cũng liên hệ được rất nhiều các tình 
huống thực tế giúp các em tránh được các nguy cơ có thể gặp phải.
 Ví dụ 2: Ở bài học Bài 2: Thực hành sử dụng mạng xã hội lớp 7 sách 
Cánh Diều, một số học sinh đã có tài khoản facebook và có thể thao tác thành thạo 
trên trang mạng xã hội facebook như đăng tin bài, nhắn tin, tìm kiếm thông tin  
Vì thế, giáo viên có thể ghép nhóm những học sinh này với các học sinh chưa có 
tài khoản và còn yếu khi sử dụng mạng xã hội này để các em có thể giúp đỡ nhau 
cùng học tập.
 Ví dụ 3: Năm học trước khi dịch covid còn ảnh hưởng mạnh mẽ, việc học 
tập trực tuyến đã hình thành cho các em kĩ năng sử dụng một số phần mềm như 
quizzi, liveworksheet, padlet Giáo viên có thể áp dụng các phần mềm ứng dụng 
này để áp dụng làm phương thức trao đổi giữa giáo viên và học sinh trong củng 
cố các bài học hoặc giao nhận bài tập về nhà. Cụ thể: Trong bài học Thực hành 
thao tác với tệp và thư mục tin học 7 sách Cánh diều, giáo viên có thể giao phiếu 
bài tập về nhà trên ứng dụng liveworksheet đề học sinh nắm vững kiến thức hơn. 
Hoặc trong bài Ứng xử có văn hóa khi giao tiếp qua mạng, giáo viên có thể sử 
dụng phần mềm padlet làm môi trường thu nhận thông tin trong hoạt động nhóm. 9/ 11
 Sĩ 8.0-10 6.5-7.9 5.0-6.4 3.5-4.9 0-3.4 TB trở lên
 Khối
 số SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
 6 - - 
 242 162 66.94 37 15.29 42 17.36 1 0.41 241 99.59 
 7 - - 
 186 116 62.37 55 29.57 14 7.53 1 0.54 185 99.46 
 TS - - 
 428 278 64.95 92 21.50 56 13.08 2 0.47 426 99.53 
 2. Bài học kinh nghiệm
 Khi soạn giảng, dạy bằng các biện pháp trên tôi nhận thấy một số điểm như 
sau:
 Giáo viên cần chuẩn bị bài giảng tốt, sưu tầm và lựa chọn các thiết bị máy 
tính, chuẩn bị phòng máy, máy chiếu cho từng bài học.
 Việc học thông qua các thiết bị thực tế, các thao tác kĩ năng thực hành có ý 
nghĩa quan trọng: không chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức của bài giảng mà còn 
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đối không chỉ môn 
học nói riêng mà còn với việc học tập nói chung. Qua đó tạo sự hứng thú, niềm 
tin đối với môn học, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo, độc lập của học sinh. 
Trang bị cho học sinh kĩ năng sử dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học 
tập, bước đầu vận dụng vào cuộc sống, đó cũng chính là một phần hành trang 
tương lai của học sinh sau này. 11/ 11
 PHỤ LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................2
 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................2
 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..............................................................3
 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................................4
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN .........................................................................................4
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.................................................................5
 1. Thuận lợi ..................................................................................................5
 2. Khó khăn..................................................................................................5
 III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.............................................5
 1. Biện pháp sử dụng các thiết bị vật lí máy tính để mô tả trực quan....5
 2. Biện pháp thiết kế bài giảng điện tử để mô phỏng các quá trình, kiến 
 thức bài học..................................................................................................6
 3. Biện pháp vận dụng sự hiểu biết của học sinh từ thực tế cuộc sống, 
 các kĩ năng sử dụng một số phần mềm để xây dựng bài học. .................6
 4. Biện pháp tham gia các nhóm học tập trên mạng xã hội, học tập 
 thông qua các nền tảng số...........................................................................8
 IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...........................................8
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................10
 1. Kết luận.....................................................................................................10
 2. Kiến nghị...................................................................................................10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_m.doc