Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2018-2019 “Một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm” Người thực hiện: Phạm Thị Minh Thủy, sinh năm: 1981 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Trịnh Phong Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm – Chuyên ngành Vật lí Đề tài chuyên môn: Chủ nhiệm A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo dự thảo chương trình phổ thông mới sau năm 2015, Bộ Giáo dục và đào tạo xác định: “Chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen, phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có trí thức và sáng tạo”. Mục đích chương trình giáo dục phổ thông là đích đến, và đầu ra của sản phẩm giáo dục – nhân cách người học mà nhà trường phổ thông nói chung, hay nhiệm vụ của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên mỗi nhà trường phải góp phần sáng tạo nên. Để đạt được mục tiêu trên, mỗi thành viên của nhà trường (cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên) phải có được những phẩm chất, năng lực nhất định. Mỗi mục tiêu giáo dục của một giai đoạn nhất định sẽ đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên của mỗi nhà trương phải đáp ứng được những yêu cầu của thời đại giai đoạn đó. Là một giáo viên, tôi may mắn khi được phân công nhiệm vụ làm chủ nhiệm ngay từ lúc vào ngành và xuyên suốt trong quá trình công tác. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi đã nhận thức sâu sắc sứ mệnh cao cả của mình là làm sao tạo được những điều kiện thuận lợi nhất để mỗi học sinh mà mình chủ nhiệm có thể “phát triển hết khả năng vốn có của bản thân, hình thành được những tính cách thói quen” như mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông đã đề ra. Song, đối tượng học sinh tôi chủ nhiệm không giống nhau cả về hoàn cảnh, khả năng tiếp thu, tâm sinh lí, thái độ về một vấn đề chung, không những thế ngay cả cùng một lứa tuổi nhưng trong mỗi thời kì khác nhau thì sự phát triển xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến những yếu tố trên, điều đó dẫn đến việc định hướng, giáo dục để hình thành thói quen tốt từ đó hình thành kĩ năng, phát triển - Trường có đội ngũ cán bộ quản lí có năng lực, phương thức lãnh đạo gần dân, luôn tìm hiểu về tình hình thực tế ở địa phương, am hiểu về đặc thù của vùng và luôn có những giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện công tác chủ nhiệm hiệu quả mà vẫn đảm bảo yếu tố “gần dân, hiểu dân”. - Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tích cực trong các công tác giảng dạy, chủ nhiệm và trong việc định hướng giáo dục học sinh trong các hoạt động dành cho học sinh. Nhiệt tình, tích cực, năng động, sáng tạo, yêu thương và tôn trong học sinh, luôn bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của học sinh và hơn hết là tình yêu nghề của cả đội ngũ giáo viên đã góp phần lớn trong công tác giáo dục học sinh của trường nói chung, học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng. - Học sinh đang trong độ tuổi dễ bảo, dễ tiếp thu, dễ uốn nắn nên việc giáo dục và định hướng các hoạt động giáo dục luôn được các em hưởng ứng tích cực nếu giáo viên chủ nhiệm biết chọn phương pháp định hướng thích hợp. - Ngoài ra, sự phối hợp giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn THCS Hồ Chí Minh, ... cũng đã góp phần lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống và đạo đức của học sinh lớp chủ nhiệm. - Các nhiệm vụ của năm học có công văn hướng dẫn đã giúp giáo viên triển khai, tư vấn và yêu cầu phụ huynh thực hiện hiệu quả hơn (như BHYT, Sổ liên lạc điện tử Vnedu,...) - Được sự đồng thuận của lãnh đạo trường, giáo viên bộ môn, gia đình và địa phương. 2. Khó khăn - Trường nằm trên địa bàn phường Ninh Hải, dân sống rải rác và kinh tế chủ yếu chủ yếu dựa vào biển – phụ thuộc vào thời tiết. Vì là lao động tự do nên kinh tế phần lớn của các gia đình không ổn định, dẫn đến việc học của con em ở địa phương này của có phần bất ổn do phải hỗ trợ, phụ giúp gia đình trong việc lao động để kiếm thêm thu nhập mặc dù lứa tuổi của các em chưa đủ để chịu trách nhiệm “lớn” trong việc lo kinh tế cho cả gia đình, dẫn đến nguy cơ bỏ học rất cao vì hoàn cảnh sống, môi trường xung quanh (yếu tố bạn trong làng, trong xóm,...) và vì các em mất dần kiến thức do phải lao động mà lơ là việc học, hụt kiến thức và dẫn đến kết quả là các em chán học, bỏ học. - Điều kiện kinh tế khó khăn nên việc thực hiện các phong trào, hoạt động cho học sinh lớp chủ nhiệm cũng hạn chế về kinh phí tổ chức; việc hoàn thành các khoản thu kéo dài cả năm học thậm chí là đến thời điểm cuối của năm học gây khó khăn cho việc tổng hợp; hoạt động “Nuôi heo đất vì bạn nghèo” có thực hiện nhưng chưa đồng bộ giữa các lớp, giữa các học sinh dẫn đến hiệu quả chưa cao; việc vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế chưa đạt chỉ tiêu quy định, thực hiện Sổ liên lạc điện tử cũng chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía phụ huynh vì phụ huynh nghĩ rằng chưa cần thiết, số tiền trả cho cước phí cao trong khi đó số lượng tin nhắn trong năm học mà phụ huynh nhận được rất ít, do hệ thống mạng làm cho tin nhắn không đến được phụ huynh,... nên làm mất tính thuyết phục của giáo viên chủ nhiệm về vấn đề này. 1.3. Tinh thần và thái độ của học sinh khi thực hiện nội quy thi đua của lớp, Liên đội, của trường. 1.4. Vấn đề hoàn thành các khoản thu theo quy định đối với học sinh. 1.5. Định hướng các phương pháp giúp học sinh khắc phục những khó khăn, vướng mắc của các em trong học tập để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. 1.6. Vận động học sinh có nguy cơ bỏ học, đảm bảo duy trì sĩ số. 1.7. Tư vấn và vận động phụ huynh học sinh lớp chủ nhiệm tạo điều kiện để con em tham gia Bảo hiểm y tế. 1.8. Tư vấn, tuyên truyền những tiện ích của việc thực hiện Sổ liên lạc điện tử để phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình trong việc giáo dục học sinh. 1.9. Xử lí các tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm – Giáo dục học sinh cá biệt, học sinh thuộc các trường hợp đặc biệt. 2. Quan điểm về công tác tổ chức lớp chủ nhiệm Nhà sư phạm lỗi lạc A.X. Makarencô cho rằng: “Tập thể lớp là một cơ thể xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên của nó. Sức mạnh của các thành viên một khi đã được liên kết lại một cách có mục đích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh chung của tập thể mạnh gấp nhiều lần tổng số sức mạnh của các thành viên riêng lẻ, đồng thời lại có tác dụng làm tăng thêm sức mạnh của các thành viên riêng lẻ”. Vì vậy, muốn tổ chức tốt công tác giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải chăm lo tổ chức, xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết nhất trí, biết tự quản lí các công việc của tập thể lớp, với phương châm “quyền lợi và trách nhiệm phải đi đôi với nhau” để đảm bảo mọi hoạt động của lớp được thực hiện một cách nhất quán, công bằng và hiệu quả, 3. Biện pháp thực hiện cụ thể Sau khi được nhà trường phân công lớp chủ nhiệm. Với danh sách học sinh của lớp mình được phân công, giáo viên chủ nhiệm cố gắng nhớ hết tên học sinh trong lớp. Đây là điều rất quan trọng. Bởi con người, ai cũng muốn mình là người quan trọng đối với người khác, là người được người khác tôn trọng. Việc giáo viên gọi tên các em ngay khi mới gặp nhau là biểu hiện của điều đó. Học sinh sẽ rất vui, bất ngờ vì việc này và chính điều này sẽ giúp người giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại ấn tượng của mình trong các em. Điều quan trọng là các em cảm nhận được sự tôn trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với từng học sinh 3.1. Xây dựng những “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp ngay từ thời gian đầu năm học. Sau khi nhận lớp, tìm hiểu xếp loại hai mặt giáo dục của từng học sinh ở năm học trước và tìm hiểu tỉ lệ học sinh Giỏi, Khá với học sinh Trung bình trở xuống trong lớp 3.2. Xây dựng tập thể học sinh tự quản là việc quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm. - Để xây dựng được kĩ năng tự quản của lớp, cần tiến hành theo các bước sau: *Bước 1: Dựa vào kết quả xếp loại của năm học trước, thử nghiệm sự tín nhiệm của học sinh trong lớp để đi đến kết quả bầu ban cán sự lớp tạm thời. *Bước 2: Sau khi đã lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp, tổ, giáo viên chủ nhiệm tiến hành huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ lớp, tổ. Giáo viên chủ nhiệm nêu rõ mục đích của huấn luyện, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp, cán bộ chức năng. Yêu cầu các em ghi nhiệm vụ của mình vào sổ công tác để ghi nhớ và thực hiện. Ngoài ra, phải phân công các chức danh khác như: chi đội trưởng (có thể là lớp trưởng, có thể là học sinh khác), quản báo đội, quản xe đạp, nhóm trưởng nhóm trực trường, quản heo đất, cán sự bộ môn với các nhiệm vụ và quyền lợi tương ứng. Việc phân công, hướng dẫn nhiệm vụ rõ ràng như thế thì các bộ phận này sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm trong việc đôn đốc, nhắc nhở lớp thực hiện các nội quy của trường, của Đội cũng như thực hiện tốt các phong trào, hoạt động khác mang tính tập thể. Sự phối hợp giữa các bộ phận trên càng chặt chẽ, càng sát sao thì phong trào, hoạt động của lớp càng hiệu quả cũng như việc hình thành thói quen về ý thức, thái độ khi thực hiện nội quy trường, lớp, trách nhiệm của bản thân các em với chính mình, với tập thể lớp, với gia đình và cộng đồng nơi mình sống, sẽ trở thành những kĩ năng rất riêng cho từng học sinh, từ đó định hình nhân cách sống có tự trọng, có trách nhiệm với xã hội khi các em rời ghế nhà trường. *Bước 3: Chấp nhận những kết quả xếp loại đầu năm không cao để thấy rõ ý thức tự giác thực hiện, thái độ của các em đối với việc thực hiện các nội quy của trường, lớp để có cơ sở góp ý và các em thấy được mà rút kinh nghiệm. Đây là một việc nói thì dễ nhưng không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng “dám làm”. *Bước 4: Sau thời gian thử nghiệm, lớp sẽ tiến hành đề cử và bầu ban cán sự lớp chính thức với những quyền lợi và trách nhiệm tương ứng (Giáo viên chủ nhiệm đề xuất và lớp bổ sung). Không thể không nhắc đến vai trò của sổ theo dõi dành cho ban cán sự lớp (do bản thân đúc kết và chỉnh sửa trong nhiều năm thực hiện công tác chủ nhiệm của mình). Ban cán sự lớp hoạt động, cuối tuần ban cán sự lớp cùng với giáo viên chủ nhiệm họp để thống nhất xếp loại cho từng cá nhân học sinh. *Bước 5: Trong thời gian đầu (4 tuần đầu của năm học), giáo viên chủ nhiệm phải bám sát và theo dõi “nhất cử, nhất động” của lớp cũng như cung cách làm việc của ban cán sự thông qua những ý kiến phản hồi từ hai phía, giáo viên dạy bộ môn của lớp từ đó có cách xử lí, uốn nắn kịp thời. *Bước 6: Sau thời gian trên, bắt đầu thử nghiệm khả năng tự quản cũng như ý thức tự giác của học sinh bằng cách “tạm” vắng mặt trong những giờ mà bình thường vẫn “luôn luôn” có mặt, thực hiện theo dõi từ xa. - Một số lưu ý khi xây dựng tập thể lớp tự quản: một phương pháp học tốt bộ môn hiệu quả nhất, ... Do đó, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là phải tìm hiểu những vấn đề chung của lớp, những khó khăn các em gặp phải cũng như những vướng mắc của các em trong quá tình học tập để định hướng, giúp đỡ các em kịp thời nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp chủ nhiệm và chất lượng giáo dục chung của trường mà hơn hết là giúp nâng cao chất lượng của các bộ môn, điều này sẽ giúp giáo viên bộ môn phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh về học tập và quan trọng hơn nữa là góp phần năng cao chất lượng giáo dục của ngành, hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra. Để làm được điều này, giáo viên chủ nhiệm cần phải có những thao tác sau: - Hướng dẫn sự chuẩn bị của học sinh về sách vở, dụng cụ học tập cần và đủ cho từng bộ môn. - Định hướng cho học sinh yêu cầu của chương trình giáo dục của các bộ môn dàng cho khối lớp đó. - Hướng dẫn sơ lược về cách học các bộ môn nói chung, như: ở lớp phải làm gì để hiểu bài, ở nhà học như thế nào,... ngày từ đầu năm học (trong tuần lễ sinh hoạt đầu năm). - Phối hợp với ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn để nắm được sự chuẩn bị, ý thức, thái độ của các em đối với từng bộ môn. Cung cấp cho giáo viên bộ môn những học sinh có năng lực đặc biệt cũng như những học sinh có khả năng tư duy kém, tiếp thu chậm, ghi nhớ kém, hay mất tập trung trong giờ học, mất kiến thức cơ bản,.. để giáo viên bộ môn phối hợp và có phương pháp giáo dục phù hợp. Cung cấp địa chỉ, số điện thoại liên hệ đối với từng học sinh trong lớp với giáo viên bộ môn. - Thu thập thông tin của lớp về việc học các bộ môn để biết bộ môn nào các em gặp khó khăn khi học tại lớp (giọng nói giáo viên, cách giảng của giáo viên), tài liệu để học, học ở nhà, phương pháp học,... Từ đó, giáo viên chủ nhiệm sắp xếp và “xin phép” giáo viên bộ môn cho dự giờ thăm lớp chủ nhiệm để nắm được tình hình học tập của học sinh: sự chuẩn bị, ý thức, thái độ học tập, thái độ đối với bộ môn, đối với giáo viên bộ môn, phương pháp, để uốn nắn, giáo dục các em và hướng dẫn phương pháp học giúp các em thực hiện tốt hơn, đồng thời cũng xác minh lại những ý kiến của các em về bộ môn có chính xác hay không rồi thảo luận với giáo viên bộ môn để điều chỉnh kịp thời, nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Làm như vậy sẽ hỗ trợ được giáo viên bộ môn và được sự hỗ trợ tích cực ngược lại từ những giáo viên bộ môn dạy lớp mình trong việc giáo dục học sinh. - Tổ chức các hoạt động: Hội vui học tập (theo chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp) hoặc hoạt động Hội nghị học tốt (thảo luận với lớp thời gian phù hợp đúng với thời điểm lớp cần thiết nhất).Trong hoạt động, giáo viên chủ nhiệm cố gắng “mời được” những giáo viên bộ môn có liên quan đến bộ môn mà lớp sẽ thảo luận trong hoạt động để được hướng dẫn, chỉ bảo hoặc mời các học sinh có kết quả học tốt của bộ môn đó đọc tham luận về phương pháp học tốt bộ môn của chính học sinh đó, qua đó sẽ có những lời nhắn nhủ đến các em để các em học tốt,...
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_thuc_hien_tot_co.docx