Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao ý thức tự quản trong công tác chủ nhiệm lớp

doc 22 trang sklop6 25/04/2024 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao ý thức tự quản trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao ý thức tự quản trong công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao ý thức tự quản trong công tác chủ nhiệm lớp
 SKKN: “Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao ý thức tự quản trong công tác 
chủ nhiệm lớp”
 LỜI NÓI ĐẦU
 Hiện nay trong môi trường giáo dục có không ít học sinh bị xoáy vào cơn lốc 
“đam mê” của một xã hội tiến bộ đang thời kỳ mở cửa. Ý thức tự giác học tập và 
rèn luyện của một số học sinh đang có chiều hướng sa sút. Ý thức xác định trách 
nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người học sinh đang giảm khá mạnh. Những trò 
chơi mang tính bạo lực gây cho trẻ em hiếu động nhiều hơn dễ dàng lôi cuốn các 
em đi vào con đường ham chơi, lười học, lười rèn luyện.
 Để hạn chế những trường hợp trên tôi luôn theo dõi nắm bắt kịp thời các ảnh 
hưởng tác động đến học sinh, tôi tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp giáo 
dục thích hợp nhằm nâng cao ý thức tự giác cho học sinh trong mọi hoạt động khi 
đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
 Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao ý thức tự quản trong 
công tác chủ nhiệm lớp” phần nào phản ánh đúng thực trạng, nguyên nhân và biện 
pháp cụ thể trong giáo dục học sinh về nhiều khía cạnh khác nhau nhưng cùng 
chung một mục tiêu: Giáo dục học sinh trở thành con người toàn diện về đức – trí - 
thể - mĩ đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kì Công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá đất nước.
 Trong thời gian nghiên cứu đề tài, tôi được sự quan tâm giúp đỡ của Ban 
giám hiệu nhà trường . Sự đồng tình ủng hộ của giáo viên chủ nhiệm các lớp 1A, 
2A, 3A, 4A ở các năm học trước và có sự giúp đỡ của các đoàn thể trong đơn vị đã 
giúp tôi các số liệu để tôi viết đề tài.
 Khi viết đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong bạn đọc 
góp ý chân thành để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Tác giả: Võ Thị Bích
Người thực hiện : Võ Thị Bích – Trường TH Trần Phú. Trang 1 
 SKKN: “Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao ý thức tự quản trong công tác 
chủ nhiệm lớp”
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Công tác chủ nhiệm lớp là một nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất 
lượng dạy và học của thầy và trò. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tức là người giáo 
viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện 
đạo đức cho học sinh. Đối với cấp tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm 
hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặc lãnh đạo nhà trường quản lý 
điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học 
sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội.
 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày 
công của người giáo viên. Hơn nữa, bởi trong một xã hội phát triển, mặt trái của 
kinh tế thị trường có tác động đến việc hình thành nhân cách của học sinh, bên 
cạnh đó để mưu sinh nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho 
nhà trường. Vì vậy, thầy cô giáo chủ nhiệm giống như người cha, người mẹ thứ hai 
của các em. Chính vì thế mà công tác chủ nhiệm ở các thầy, cô phải có nhiều kinh 
nghiệm và sự hy sinh cao cả.
 Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà 
người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những 
nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội đưa ra.
 Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người thì mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ 
đào tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội. Bởi thế nhiệm vụ của mỗi 
người không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn 
phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao 
ngay từ nhỏ Nói cách khác, giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy cách làm người cho 
các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
 Thực trạng là nhiều năm chủ nhiệm lớp 5 bản thân tôi gặp không ít những 
khó khăn cơ bản đó là phần lớn gia đình thiếu sự quan tâm, học sinh cá biệt về đạo 
đức, thậm chí có cả học sinh chậm phát triển trí tuệ, có nhiều gia đình nghèo do 
mưu sinh cuộc sống nên khoán trắng việc học tập của con cái cho giáo viên chủ 
nhiệm và nhà trường. Nhưng bằng sự kinh nghiệm và nhiệt tình nên trong nhiều 
năm qua tôi đã có nhiều giải pháp tích cực tối ưu trong công tác chủ nhiệm nâng 
cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Đi đôi với chất lượng, kết quả học tập, 
công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu 
hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo 
dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Nhưng trong thực tế việc hình 
thành cho các em ý thức tự quản tốt ở các mặt là một điều khó thực hiện đối với 
Người thực hiện : Võ Thị Bích – Trường TH Trần Phú. Trang 3 
 SKKN: “Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao ý thức tự quản trong công tác 
chủ nhiệm lớp”
 B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục 
hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi 
người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân 
cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh 
đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông 
tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ 
trương, hướng đi định sẵn nào.
 Vì sự nghiệp đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp giáo dục, 
đào tạo của nền giáo dục Việt Nam. Thấm nhuần nguyên lí của Đảng về việc giáo 
dục, về đào tạo cho thế hệ tương lai của chủ nhân của đất nước. Hiểu rõ mục đích 
của nhà trường Tiểu học là tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, 
phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất và trí tuệ. Muốn đạt được thành công 
đó. Ngay từ ban đầu phải xây dựng cho các em thành một khối thống nhất, nhất trí, 
thân ái, đoàn kết thương yêu nhau, có tác phong đúng đắn, mang bản sắc truyền 
thống ngàn đời, toả hương thơm ngát của dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp giáo dục đã được Bác Hồ chỉ ra từ lâu:
 “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài 
xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. 
Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và 
ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn ” ( Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ 
Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957 ).
 Giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm là tổng hoà các kỹ năng, là cả 
một nghệ thuật giáo dục, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm không ngừng phấn đấu, tìm 
tòi các biện pháp tối ưu nhất để giáo dục học sinh đáp ứng yêu cầu nâng cao chất 
lượng giáo dục.
 Nói đến việc giáo dục học sinh là một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến chất 
lượng công tác “Dạy và học”; đó là sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa 
giáo viên và học sinh. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò như là chiếc cầu 
nối. Công tác chủ nhiệm không đơn thuần là việc thực hiện công việc bình thương 
trong giáo dục đào tạo mà còn là nghệ thuật trong quản lý, điều hành một tập thể. 
Để một lớp học vận hành suôn sẻ, học sinh yên tâm học tập và rèn luyện, giáo viên 
chủ nhiệm phải là người tận tâm, nhiệt tình, chu đáo trong quản lý, tổ chức lớp học 
ngay từ buổi đầu khi nhận lớp. 
Người thực hiện : Võ Thị Bích – Trường TH Trần Phú. Trang 5 
 SKKN: “Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao ý thức tự quản trong công tác 
chủ nhiệm lớp”
sinh. Nên dẫn đến học sinh tham gia các hoạt động ở trường, ở lớp không đem lại 
kết quả. Nhiều học sinh vi phạm nội quy trường lớp như gây gổ đánh nhau, bè 
cánh gây mất đoàn kết. Chất lượng học tập và rèn luyện sa sút ảnh hưởng đến các 
phong trào của lớp. tôi thống kê được kết quả thực trạng đề tài như sau:
 KẾT QUẢ THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
 Thời LỚP TIÊN TIẾN LỚP THÂN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỘI
 gian
 Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt HTNV Xuất sắc
 5/2012 X X X
1. Thuận lợi – khó khăn
a) Thuận lợi
- Đa số học sinh thuộc một địa bàn gần trường
- Hầu hết học tính kỷ luật cao, ngoan hiền lể phép với thầy cô, biết vâng lời cha 
mẹ. Tích cực tham gia phong trào do đoàn, đội, trường tổ chức. 
- Cơ sở vật chất nhà trường khá đầy đủ: số lượng phòng học, trang thiết bị phòng 
học khá tốt.
- Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thường xuyên vfa kịp thời 
- Kinh tế ở địa phương nhìn chung có sự tăng trưởng đáng kể. 
- Luôn giữ được mối quan hệ chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường – 
gia đình – xã hội.
b) Khó khăn:
- Là một trường nằm trên địa bàn xã, cha mẹ học sinh chủ yếu xuất làm nghề 
nông.Vẫn còn những học simh cá biệt chưa có ý thúc trong học tập và rèn luyện 
đạo đức chủ yếu do tác động từ hoàn cảnh gia đình (Phụ huynh còn chưa quan tâm
 do bận làm kinh tế)
- Một số học sinh yếu không có hứng thú học tập, rụt rè, không tự tin trong các 
hoạt động.
2. Thành công - hạn chế.
 a) Thành công 
 Thực chất của xây dựng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển 
hóa tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác đầy 
Người thực hiện : Võ Thị Bích – Trường TH Trần Phú. Trang 7 
 SKKN: “Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao ý thức tự quản trong công tác 
chủ nhiệm lớp”
chủ nhiệm chỉ có con đường ngắn nhất là xây dựng thành công mô hình ý 
thức tự quản.
2.4. Thỏa mãn nhu cầu tâm lý của tuổi mới lớn.
 Học trò của chúng ta đang trong lứa tuổi rất ưa hoạt động, ham hiểu 
biết. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật của thế giới xung quanh, 
mà còn rất muốn khám phá ra chính mình. Trong mọi hoạt động hàng 
ngày, không em nào không nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình và 
tìm cách hòa mình với tập thể. Các em rất cần tự biết mình là ai. Xây 
dựng mô hình lớp tự quản không những thỏa mãn được nét tâm lý phổ 
biến ấy của các em, mà còn giúp các em có cơ hội để nó được nuôi 
dưỡng, rèn luyện và phát triển theo hướng tích cực.
b) Hạn chế.
 Đã biết, thế hệ trẻ luôn luôn hiếu động, nhạy bén trước cái lạ, cái mới ... Thế 
nhưng, không ít giáo viên làm công tác chủ nhiệm vẫn còn thụ động, chạy theo sau 
các vụ việc. Phần lớn các công việc của giáo viên lệ thuộc quá nhiều ở sự nhắc 
nhở, chỉ bảo của Ban giám hiệu nhà trường. Họ còn trông chờ, ỷ lại, chưa thể hiện 
sự chủ động của mình trong công tác chủ nhiệm. 
 Thực trạng đó đã dẫn đến một số tồn tại, khuyết điểm phổ biến như:
 - Giáo viên chủ nhiêm không kịp thời ngăn chặn các biểu hiện xấu của học 
sinh khi vụ việc còn trong “bọc”.
 - Cách thức xử lý học sinh vi phạm cũng khá “ngẫu hứng”, đôi khi không 
đúng phương pháp sư phạm và thiếu tính chuyên nghiệp, dễ vi phạm đạo đức nhà 
giáo, xúc phạm nhân phẩm học sinh, đồng thời gây bực dọc đối với phụ huynh.
 - Việc vận dụng yếu tố tâm lý trong giáo dục hành vi học sinh của giáo viên 
còn khập khểnh, khô khan, nghèo nàn, đơn điệu, không hài hòa giữa tình và lý, 
thậm chí mang nặng tính áp lực, răn đe buộc học sinh vâng lời tức thời, không làm 
cho học sinh tâm phục, khẩu phục.
 - Không kịp thời, còn nóng vội và thiếu kinh nghiệm khi xử lý các vụ việc, 
thiếu bao dung khi cần thiết mà thiên về xử phạt. 
 - Chưa cùng các em chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, bế tắc, vướng mắc một 
cách chân tình, thực sự. Chưa tin tưởng, mạnh dạn bố trí, giao việc cho học sinh 
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát huy hết ưu điểm của mình. 
 - Trong quá trình chủ nhiệm, khả năng dự báo của một số một số giáo viên chủ 
nhiệm chưa tốt. 
3. Mặt mạnh - mặt yếu.
a) Mặt mạnh: 
Người thực hiện : Võ Thị Bích – Trường TH Trần Phú. Trang 9 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_nang_ca.doc