Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn

doc 26 trang sklop6 25/04/2024 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn
 Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết cuộc sống có biết bao nhiêu là điều kì diệu, nó luôn 
ban tặng cho ta nhiều điều hạnh phúc.Nhưng điều hạnh phúc hơn cả của cuộc 
sống là khi ta được cắp sách đến trường, được học tập, được thầy cô truyền đạt 
kiến thức, kỹ năng, đạo đức để sau này giúp ích cho bản thân, gia đình vàquê 
hương đất nước.Tri thức loài người mênh mông như biển cả, mỗi người chúng ta 
chỉ là một hạt cát nhỏ bé trong cái đại dương bao la ấy mà thôi. Dẫu chúng ta có 
miệt mài học tập suốt cả cuộc đời thì cũng chưa bao giờ khám phá hết kho tàng 
kiến thức của nhân loại.
 Lê-nin từng nói “Học, học nữa, học mãi”.Nhưng vì một lý do nào đó mà 
một số em không được đến trường đó là một thiệt thòi rất lớn, không gì bù đắp 
nổi cho bản thân các em nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Không được 
đến trường các em không được giáo dục một cách cơ bản, không có định hướng 
cho cuộc sống sau này, không có kiến thức để am hiểu pháp luật từ đó dễ sa ngã 
vào các tệ nạn xã hội và vướng vào vòng pháp luật. 
 Đặc biệt trong tình hình hiện nay chúng ta đang thực hiện công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước, lại càng đòi hỏi con người có tri thức, trình độ cao 
do đó việc giáo dục phổ thông là hết sức quan trọng. Luật giáo dục năm 2005 đã 
xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện 
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành 
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. 
 Trong những năm qua, tình hình học sinh bỏ học đang là một vấn đề cấp 
bách của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là của ngành giáo dục – đào 
tạo, làm ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai và kế hoạch 
xây dựng, phát triển kinh tế của địa phương.Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân 
cũng như có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học 
đã và đang là một việc làm cần thiết và cấp bách đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính 
GV: Bảo Long 1Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn.
nhiệm. Nhằm giúp học sinh, cha mẹ học sinh nhận thức rõ tác hại của việc bỏ 
học.
 Hy vọng với sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, của toàn xã hội, thì 
tình trạng học sinh bỏ học của trường THCS Lê Quý Đôn, của huyện Krông Ana 
ngày càng giảm, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà.
 2.2. Nhiệm vụ
 Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS.
 Tham khảo các tài liệu, công văn, chỉ thị liên quan đến tình hình bỏ học 
của học sinh THCS.
 Đề xuất các giải pháp và áp dụng các giải pháp trong thực tiễn tại trường 
THCSLê Quý Đôn.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu về thực trạng về tình hình bỏ học của học sinh trường THCS 
Lê Quý Đôn, cụ thể là lớp 6B (năm học 2015-2016) Và lớp 6B (năm học 2016-
2017) từ đó đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học 
trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn trong tình hình hiện 
nay. 
 4. Giới hạn đề tài
 Nghiên cứu thực trạng tình hình bỏ học của học sinh, các nguyên nhân 
dẫn đến bỏ học của học sinh lớp lớp 6B (năm học 2016-2017) Và lớp 6B (năm 
học 2016-2017) trường THCS Lê Quý Đôn
 5. Phương pháp nghiên cứu
 a)Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
 Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.
 Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Phương pháp điều tra nguyên nhân học sinh bỏ học.
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
 Phương pháp khảo nghiệm qua các bài kiểm tra.
 c) Phương pháp thống kê toán học
GV: Bảo Long 3Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn.
dục THCS, làm giảm niềm tin của xã hội vào nhà trường, ảnh hưởng đến chất 
lượng cuộc sống mai sau.
 Bác Hồ dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Đúng vậy, khi học sinh 
bỏ học tăng sẽ làm tăng thêm số lượng người thất học, mù chữ gây ra nhiều hậu 
quả cho nền kinh tế xã hội. Thanh niên là trụ cột của nước nhà, mặc dù ở tuổi 
THCS, các em chưa phải là thanh niên, nhưng các em sẽ lớn lên, sẽ trưởng 
thành, sẽ là chủ nước nhà. Vậy các em sẽ làm cho nước nhà thịnh hay suy với 
khối óc trống rỗng, không kiến thức, không kinh nghiệm; các em không hiểu 
rằng kiến thức tốt, kinh nghiệm phong phú sẽ là cơ hội cho người nghèo bứt 
phá, vượt lên phía trước tiếp cận với những cơ hộ có thu nhập cao, để cải thiện 
cuộc sống.
 1.2. Khái niệm về “biện pháp”:
 Theo cuốn sách đại từ điển tiếng Việt trang 161, nhà xuất bản Văn hóa 
thông tin, Hà Nội 1999 thì khái niệm biện pháp được hiểu như sau: Biện pháp là 
cách làm, cách tiến hành giải quyết vấn đề cụ thể.
 Hiện nay chưa có định nghĩa nào về biện pháp khắc phục học sinh bỏ học 
ngoài định nghĩa của thạc sĩ Võ Văn Nhân với luận văn nghiên cứu về tình trạng 
học sinh THPT bỏ học ở vùng sâu tỉnh Trà Vinh
 Theo thạc sĩ Võ Văn Nhân thì học sinh bỏ học là trách nhiệm của gia đình, 
nhà trường và xã hội; vì thế biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học bao 
hàm cả biện pháp giáo dục và quản lý đối với tất cả các đối tượng liên quan, tác 
động đến nguyên nhân bỏ học ở cấp vi mô và vĩ mô.
 2. Thực trạng.
 Mặc dù trong những năm gần đây Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên 
trường THCS Lê Quý Đôn đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình 
trạng bỏ học của học sinh như tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã, Ban Chỉ đạo 
giáo dục cấp xã để chỉ đạo các trưởng thôn, buôn, các đoàn thể trên địa bàn đến 
nhà học sinh để nắm bắt tâm tư, suy nghĩ của học sinh và cha mẹ các em, đặc 
biệt là những học sinh có dấu hiệu nghỉ học, muốnbỏ học; nắm được số học sinh 
đi làm ăn xa, học nghề hoặc gia đình không đồng ý cho con đi học để làm tốt 
GV: Bảo Long 5Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 Bảng theo dõi tình hình số lần vắng học của học sinh lớp 6B năm học 2015 
-2016 và lớp 6B năm học 2016-2017 trong học kì I:
 Năm học Số lần vắng có phép Số lần vắng không phép
 2015-2016 30 50
 2016-2017 25 45
 2.1. Về phía gia đình và học sinh:
 Nguyên nhân quan trọng nhất của hiện tượng bỏ học là từ phía gia đình và 
học sinh, cụ thể như sau:
 Học sinh có lực học yếu, không nắm được kiến thức căn bản, dẫn đến tình 
trạng lười học, chán học và lâu dần trở thành bỏ học.
 Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp 
theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. 
Học sinh thuộc gia đình nghèo, đông con, các em không có áo quần lành lặn để 
đến lớp như bao bạn khác. Những học sinh này thường hay mặc cảm, tự ti về 
hoàn cảnh, tự tách biệt khỏi tập thể, các em luôn cảm thấy lòng tự trọng bị tổn 
thương và chán nản dẫn đến bỏ học.
 Hình 1: Căn nhà tranh lụp xụp của hai bà cháu Bình Minh
GV: Bảo Long 7Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 Hình 3: Học sinh nghỉ học để đi chăn bò phụ giúp cha mẹ
 Một số em do nhà xa trường trên 10 km như học sinh ở Buôn Kuốp, Buôn 
Tuor B, thôn Đồng Tâm.Đoạn đường tới trường gồ gề, bụi vào mùa nắng và lầy 
lội vào mùa mưa. Các em muốn đi học phải thức dậy chuẩn bị từ 4h sáng. Chính 
vì vậy tạo nên cảm giác chán nản muốn bỏ học.
 Hình 4: Con đường đến trường đầy bụi bặm
GV: Bảo Long 9Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn.
 Kết quả thống kê cho thấy:
 Đáp án A Đáp án B Đáp án C
 Sĩ 
 Lớp Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ 
 số SL SL SL
 % % %
 6B
 26 19 73,1 4 15,4 3 11,5
 (2015 – 2016)
 6B
 27 19 70,4 5 18,5 3 11,1
 (2016 – 2017)
 Qua bảng kết quả thăm dò tôi thấy số lượng HS có nguy cơ bỏ học cao.
 Tôi xác định được rằng:
 • Học sinh chọn đáp án A: Là những học sinh có ý thức tốt, có lòng quyết 
 tâm đến trường. Những học sinh này mặc dù không thuộc đối tượng học 
 sinh có nguy cơ bỏ học, nhưng GVCN cũng cần theo dõi khích lệ để sự 
 quyết tâm của các em ngày càng cao.
 • Học sinh chọn đáp án B: Là những đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học 
 cao, GVCN cần đặc biệt chú ý.
 • Học sinh chọn đáp án C: Là những học sinh chưa có sự quyết tâm đi học 
 chuyên cần. Những em học sinh này cũng thuộc vào đối tượng học sinh 
 có nguy cơ bỏ học, GVCN cần phải quan tâm đặc biệt
 Câu hỏi 2: Lý do vì sao em không (hoặc chưa) quyết tâm đi học chuyên cần 
 và duy trì đến cuối năm? (Điều tra số HS có nguy cơ bỏ học)
 (Học sinh tự ghi ra lí do của mình ra giấy)
 • Đây là một câu hỏi khá tế nhị lại dành cho đối tượng học sinh có nguy cơ 
 bỏ học, có những học sinh không hợp tác trả lời nên để có đáp án chính 
 xác, tôi vừa tổng hợp từ giấy, vừa gặp riêng các em đểhỏi đồng thời tìm 
 hiểu thông qua bạn bè, gia đình của các em. Kết quả thu được như sau:
GV: Bảo Long 11Trường THCS Lê Quý Đôn Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lê Quý Đôn.
nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh lớp 
chủ nhiệm có hiệu quả hơn.
 3. Giải pháp, biện pháp.
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
 Với những giải pháp, biện pháp mà tôi đưa ra sau đây đã giúp học sinh của 
lớp chủ nhiệm đi học chuyên cần hơn nhằm giảm thiểu những nguy cơ bỏ học 
của học sinh góp phần nâng cao tỉ lệ duy trì sĩ số. Đồng thời tạo cho các em môi 
trường học tập, nghị lực vươn lên những khó khăn mà bản thân gặp phải, giúp 
các em có ước mơ hoài bão để các em không còn có tư tưởng nghỉ học giữa 
chừng
 Xuất phát từ kinh nghiệm của bản thân và công tác chủ nhiệm, bản thân 
tôi nhận thấy để giúp học sinh đang và sẽ có nguy cơ bỏ học từ bỏ ý định của 
mình thì vấn để then chốt ở đây là giúp bản thân các em tìm được niềm vui trong 
học tập, loại bỏ những yếu tố tiêu cực cả chủ quan và khách quan dẫn tới việc bỏ 
học.
 3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 3.2.1. Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp, từng 
học sinh.
 Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi đã tìm hiểu, nắm bắt thông tin về 
từng đối tượng học sinh của lớp mình chủ nhiệm, việc nắm bắt thông tin này 
được thu thập qua các kênh khác nhau như: Điều tra qua học bạ tiểu học của học 
sinh, lập phiếu điều tra thông tin cá nhân và nguyện vọng trong năm học, quan 
sát thực tiễn các giờ học, các giờ ra chơi. Ngoài ra tôi còn thu thập kết quả qua 
những bài kiểm tra đầu năm học của các môn học.
Việc nắm bắt các thông tin trên là căn cứ để lựa chọn học sinh có năng lực, nhiệt 
tình vào Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đội; học sinh có học lực yếu cần bổ 
trợ kiến thức, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời nắm 
bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em nhằm đưa ra một số biện pháp 
phù hợp nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh trong lớp mình chủ 
nhiệm.
GV: Bảo Long 13Trường THCS Lê Quý Đôn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giam_thieu_tinh_trang.doc