Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian học sinh học trực tuyến

doc 11 trang sklop6 06/08/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian học sinh học trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian học sinh học trực tuyến

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian học sinh học trực tuyến
 A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục, đào tạo vốn luôn là vấn đề quan trọng cấp bách của mọi quốc 
gia trong mọi thời đại. “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” là quan điểm 
của Đảng ta được đưa ra lần đầu tiên trong Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần 
thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào 
tạo, ngày 14/01/1993. Ngày 04-11-2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành 
Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn 
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết là: “Chuyển mạnh 
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực 
và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục 
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”, “Đổi mới hệ thống 
giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa 
các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”. 
Đây được coi là yêu cầu bắt buộc và tự thân của mỗi cơ sở đào tạo, nếu không 
muốn bị người học và xã hội đào thải.
 Đặc biệt cuối năm 2019 với sự xuất hiện của Covid -19 - một thuật ngữ mà 
nhiều người nghĩ đến với nỗi sợ hãi kinh hoàng trong hai năm gần đây. Đại dịch 
virus corona, là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-
2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Giãn cách xã hội và tiêm vắc xin là hai 
biện pháp phòng chống Covid -19 hiệu quả nhất hiện nay. Với chỉ thị 16/CT-TTg, 
15/CT-TTg, 19/CT-TTg của Chính phủ Việt Nam đã thực hiện giãn cách xã hội và 
khống chế Covid khá hiệu quả. Nhiều hoạt động của đời sống kinh tế xã hội đất 
nước trong tình trạng “tạm dừng - tạm nghỉ” hoặc thực hiện giãn cách với số lượng 
tập trung không quá 20 người, 10 người thậm chí không quá 5 người nhằm đảm 
bảo an sinh, tính mạng, sức khỏe của người dân cũng như các hoạt động sản xuất 
xã hội thiết yếu trong nước. Không chỉ có nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mà 
hệ thống trường học, sinh viên, học sinh các cấp cũng phải tạm dừng việc đến 
trường và các trường học đều phải thay đổi phương phức hoạt động phù hợp với 
bối cảnh hiện nay.
 Bối cảnh mới trên đây đã ảnh hưởng sâu sắc đối với hình thức đào tạo truyền 
thống trong hệ thống trường đào tạo thuộc tất cả các cấp bậc ở nước ta. Thực tế 
này là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để các nhà trường đổi mới, thích ứng 
và hình thức đào tạo trực tuyến trở thành một yêu cầu bắt buộc đòi hỏi nhà trường 
phải tiếp cận, vận dụng, vận hành trong hoạt động đào tạo hiện nay. 
 Tuy nhiên, mô hình đào tạo trực tuyến có một số hạn chế nhất định như sự 
đơn độc bởi hạn chế tiếp xúc, giao lưu của người học; sự đơn độc của người dạy 
khi người học thiếu đi sự hợp tác; quản lý người học khó (nếu lớp đông); hạn chế 
 1/10 Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể 
hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho đội viên được tiếp cận 
tự giáo dục, tính tự giác, tự quản, ... thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên 
lớp.
 Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc tổ chức cho 
học sinh tham gia các hoạt động Đội, đặc biệt là hoạt động ngoài giờ lên lớp để 
nhằm làm giảm áp lực cho học sinh khi học trực tuyến là một việc làm hết sức cần 
thiết và cấp bách.
 II. Cơ sở thực tiễn:
 1. Thuận lợi:
 - Các hoạt động Đội, đặc biệt là hoạt động ngoài giờ lên lớp luôn nhận được 
sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo cô giáo trong 
Ban giám hiệu cũng như các thầy giáo, cô giáo trong HĐSP nhà trường.
 - Đội ngũ các thầy cô giáo chủ nhiệm, phụ trách chi đội luôn nhiệt tình, yêu 
nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng, hưởng ứng tích cực các hoạt 
động Đội.
 - Cơ sở vật chất phục vụ công tác Đội được trang bị tương đối dồng bộ và 
đầy đủ.
 - Các em đội viên trong liên đội đa số rất tích cực tham gia các hoạt động Đội, 
đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 - GV – Tổng phụ trách nhiệt tình, sáng tạo, có kinh nghiệm trong công tác 
Đội.
 2. Khó khăn:
 - Năm học 2021-2022, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, học sinh không 
được đến trường, chính vì vậy mà các em không được tham gia các hoạt động 
ngoài giờ lên lớp trực tiếp, dẫn đến tình trạng bất ổn tâm lí, ít giao tiếp, làm việc 
nhóm bị hạn chế, lí thuyết nhiều hơn thực hành, tạo cảm giác cô lập....
 - Kết quả điều tra tháng 9/ 2021 khi chưa áp dụng sáng kiến:
 Nội dung Tổng số Số 
 Tỉ lệ %
 lượng
Học sinh mất động lực học tập 100 53 53
 3/10 - Phần 5: Lời nhắn gửi của cô giáo Hiệu trưởng Trần Thị Ngọc Yến.
 - Phần 6: Quà tặng yêu thương.
 + Phân công thực hiện:
 - Kịch bản và dàn dựng: Cô giáo Phùng Thư.
 - Quay phim – Hậu kì: Thầy giáo Tuấn Dũng.
 - Phục trang – Đạo cụ: Chi đoàn
 - Dẫn chương trình: Cô giáo Phùng Thư
 + Link chương trình: https://www.youtube.com/watch?v=65zPv27S-XE
 * Chương trình “Chào năm học mới”:
 + Nội dung:
 - Phần 1: THCS Thượng Thanh – 55 mùa khai trường. Ở phần này, các em 
học sinh sẽ được xem video về quá trình 55 năm xây dựng và trưởng thành của nhà 
trường.
 - Phần 2: Nhắn gửi tin yêu. Các thầy giáo, cô giáo và các bạn học sinh gửi 
lời chúc mừng năm học mới, một năm học thật đặc biệt đối với các con học sinh.
 - Phần 3: Quà tặng mùa thu. Đây là món quà đặc biệt mà các thầy giáo, cô 
giáo gửi tới các con nhân dịp năm học mới. Các thầy giáo, cô giáo nhà trường hoá 
thân làm các cô, các cậu học trò để tái hiện lại thời học sinh tinh nghịch, hồn nhiên, 
đáng yêu với hi vọng các con vơi đi nỗi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô và bạn 
bè.
 + Phân công thực hiện:
 - Kịch bản và dàn dựng: Cô giáo Phùng Thư- Thanh Bình – Thanh Mai
 - Đạo diễn - Quay phim – Hậu kì: Thầy giáo Tuấn Dũng.
 - Phục trang – Đạo cụ: Cô giáo Hải Anh – Dương Linh – Lê Trang
 - Diễn viên: Cô giáo Phùng Thư – Thanh Bình – Thanh Mai – Thu Thuỷ - 
Trí Công – Văn Đạo – Đặng Thắng – Hồng Khuyên – Hồng Vân – Nguyễn Thuỳ - 
Thu Hằng – Tân Lụa.
 + Link chương trình: https://www.youtube.com/watch?v=Hca6unWRhH
 Các chương trình không chỉ là hoạt động ngoài giờ đơn thuần mà đã trở 
thành món ăn tinh thần giúp các thầy giáo cô giáo cũng như các em học sinh có 
thêm năng lượng, động lực bước vào một năm học đầy khó khăn, thử thách.
 5/10 Link cuộc thi “Sức sống từ rác thải nhựa”: 
https://www.facebook.com/167259923849527/posts/1043291439579700/?d=n
 2.3. Cuộc thi “Trao gửi yêu thương” và “Tôn vinh thầy cô”
 Trong đợt thi đua chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam, để các em học sinh 
được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo tôi đã tổ chức hai cuộc thi: Cuộc thi 
làm bưu thiếp, làm văn, sáng tác thơ “Trao gửi yêu thương” và Cuộc thi làm video, 
chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp của thầy cô, bạn bè. Cuộc thi đã để lại ấn 
tượng sâu đậm, những phút giây ý nghĩa với thầy trò nhà trường. Mặc dù không 
được đến trường học trực tiếp để gặp thầy cô, bạn bè nhưng các em học sinh cũng 
như các thầy cô giáo đã thực sự có những kỉ niệm thật đặc biệt trong “Mùa tri ân 
2021”. 
*Trao gửi yêu thương
* Khối 6 -7:
- Các lớp khối 6,7 sẽ tham gia cuộc thi “Trao gửi yêu thương” với hình thức làm 
bưu thiếp tặng thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Số lượng: Mỗi lớp tham gia ít nhất 5 bưu thiếp.
- Mỗi lớp sẽ nộp Bưu thiếp vào ngày 15/11/2021 qua địa chỉ mail sau: 
anhtruongthcsthuongthanh@gmail.com, lưu ý mỗi lớp tạo một file ảnh để gửi, 
không gửi riêng lẻ.
*Khối 8-9:
- Các lớp khối 8-9 sẽ tham gia cuộc thi Trao gửi yêu thương với hình thức viết văn, 
làm thơ, sáng tác nhạc Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Mỗi lớp tham gia tối thiểu 2 tác phẩm
- Thời gian nộp: 15/11/2021
- Địa chỉ mail: anhtruongthcsthuongthanh@gmail.com
* Tôn vinh thầy cô
* Khối 6 -7:
- Khối 6-7 tham gia cuộc thi Tôn vinh thầy cô với hình thức ghi lại những khoảnh 
khắc đẹp của thầy cô hoặc khoảnh khắc đẹp của thầy cô với học sinh qua ảnh.
- Số lượng: Mỗi lớp tham gia 5 ảnh
- Thời gian: 12/11/2021
- Hình thức: Nộp qua địa chỉ mail: anhtruongthcsthuongthanh@gmail.com
*Khối 8:
- Khối 8 tham gia cuộc thi Tôn vinh thầy cô với hình thức ghi lại những khoảnh 
khắc đẹp của thầy cô hoặc khoảnh khắc đẹp của thầy cô với học sinh qua video.
- Số lượng: Mỗi lớp tham gia 1 video
- Thời gian: 12/11/2021
- Hình thức: Nộp qua địa chỉ mail: anhtruongthcsthuongthanh@gmail.com
*Khối 9: Lựa chọn 1 trong 2 hình thức trên để tham gia.
- Nhà trường sẽ đăng Video dự thi lên facebook của trường và sẽ có hai giải:
 + Giải do khán giả bình chọn (Chia sẻ: 2 điểm, like, comment: 1 điểm)
 + Giải của BGK.
 7/10 Học sinh ít giao tiếp 100 7 7
Học sinh dễ nổi nóng 100 11 11
Học sinh tham gia các hoạt động tại cụm dân cư 100 78 78
Học sinh có cảm giác bị cô lập 100 5 5
 Căn cứ bảng số liệu, có thể thấy sau thời gian áp dụng sáng kiến, số học sinh 
hứng thú trong học tập, tích cực tham gia tương tác, giúp đỡ bố mẹ công việc gia 
đình và tham gia các hoạt động tại cụm dân cư ngày càng tăng. Trong khi số học 
sinh ít giao tiếp, dễ nổi nóng cũng như có cảm giác bị cô lập giảm xuống rõ rệt. 
Điều này cho thấy hiệu quả từ việc áp dụng sáng kiến đã giải tỏa áp lực, căng 
thẳng cho học sinh trong quá trình học trực tuyến kéo dài. Chính vì vậy, trong học 
kỳ I vừa qua, học sinh trường THCS Thượng Thanh dù không được trực tiếp đến 
trường nhưng vẫn có những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn và thật ý nghĩa.
Trên đây là một số biện pháp cũng như bài học từ kinh nghiệm thực tiễn tôi đã áp 
dụng, hi vọng trong thời gian tới, với các hoạt động đa dạng phong phú hơn nữa, 
các em học sinh sẽ thực sự tìm thấy niềm vui trong học trực tuyến.
 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 I. Kết luận:
 Công tác Đội vẫn luôn là một trong những hoạt động không thể thiếu trong 
nhà trường, đặc biệt trong trường THCS. Chính vì vậy, việc mạnh dạn đổi mới việc 
tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phần nào giúp các em giảm tải áp lực, có 
thêm nguồn năng lượng mới để học tập tốt hơn. Tuy rằng, khi áp dụng cách thức 
mới còn nhiều khó khăn nhưng tôi hi vọng rằng, với tình yêu nghề, mến trẻ và sự 
giúp đỡ của Ban giám hiệu cùng HĐSP nhà trường hoạt động Đội của trường 
THCS Thượng Thanh sẽ ngày một vững mạnh hơn nữa.
 II. Khuyến nghị, đề xuất:
 - Đối với Ban giám hiệu: Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao và đưa ra những 
định hướng thiết thực, phù hợp cho hoạt động Đội của nhà trường.
 - Đối với Giáo viên phụ trách chi đội: Cẩn tích cực, chủ động đề xuất các 
hoạt động thiết thực, phù hợp với học sinh khi học trực tuyến.
 9/10 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ Trường THCS, Trường THPT, Trường phổ thông có nhiều cấp học 
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết 
Vượng.
3. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên).
4. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
5. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh.
6. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2023.
 11/10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_doi_moi_cac_hoat_dong.doc