Sáng kiến Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP TÊN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Họ và tên: Trương Thị Lan Anh Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp Trình độ: Đại học sư phạm Môn đào tạo: Lịch sử. Kinh nghiệm lồng ghépKrông văn họcAna, trong tháng dạy học03/2016 Lịch sử ở trường THCS .. Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 1 Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: "Môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử càng cần coi trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân". Đó là lời trích dẫn trong bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi tới Hội thảo khoa học về "Thực trạng việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do Hội khoa học Lịch sử, Bộ GD&ĐT, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, trường Đại học KHXH&NV(ĐHQGTPHCM),đại học Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27.3.2008 Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn là, do quan niệm môn lịch sử và một số môn khác như Địa lí, Giáo dục công dân chỉ là "môn phụ" nên không được phụ huynh và học sinh (ngay cả một số nhà quản lí) coi trọng, trong các giờ học trên lớp cũng như ở nhà, các em học sinh không ưa thích với môn sử. Điều này đã chi phối rất nhiều đến nhiệt tình giảng dạy của giáo viên, kết quả là nhiều giờ học trở nên khô khan, tẻ nhạt. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử? Có rất nhiều biện pháp như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, dạy học ngoại khoá.... Nhưng việc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp có nhiều ưu thế để phát triển tư duy của học sinh, làm cho giờ học lịch sử thêm hấp dẫn hơn. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đồng thời để nâng cao chất lượng bộ môn và tạo ra hứng thú học tập cho học sinh khi học tập lịch sử ở trường THCS, mỗi giáo viên lịch sử có những phương pháp và kỹ năng truyền đạt khác nhau. Sau nhiều năm giảng dạy mặc dù kinh nghiệm chưa nhiều tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một vài “Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS” I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Nghiên cứu và xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung và phương pháp, cách thức lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử. Nhiệm vụ của đề tài này là giúp giáo viên định hình một cách rõ ràng các bước, các khâu cần thiết để sử dụng kiến thức văn học trong mỗi tiết dạy nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học lịch sử. Khôi phục bức tranh quá khứ một cách chính xác, đồng thời qua đó làm cho thế hệ trẻ thêm tự hào về truyền thống dân tộc. Lĩnh hội nền văn minh nhân loại cũng như lịch sử các nước trên thế giới. .. Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 3 Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS Do cơ chế thị trường, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, vì thế mà một số em chú trọng môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử ít được quan tâm. Nhưng không vì lẽ đó mà chúng ta xem nhẹ bộ môn lịch sử, vì từ lâu bộ môn lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bản thân môn lịch sử rất hấp dẫn đối với học sinh. Hiện nay nhiều nước trên thế giới lấy môn lịch sử làm môn học hàng đầu trong chương trình giáo dục cùng với một số môn khác như Toán, Văn, Đia lý bởi vì con người tương lai cần phải nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới để sống một cách có ý thức trên hành tinh. Có nghĩa là họ hiểu rằng sống và lao động để làm gì? Để chống lại mọi sự bất bình đẳng và đánh giá đúng từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại. Vì lẽ đó, ở Việt Nam, tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ III. Tổng bí thư Đỗ Mười đã phát biểu: “ Cùng với quá trình quôc tế hoá ngày càng mở rộng. Thì trở về nguồn là xu thế chung của các dân tộc trên thế giới, với chúng ta đó là sự tìm tòi phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Vì thế, đối với chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn sâu sắc ý nghĩa bộ môn lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay ở trường phổ thông, phấn đấu làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình và kiên quyết đấu tranh chống những quan niệm sai lệch về bộ môn lịch sử. Từ năm 1986 cùng với trào lưu đổi mới chung, giáo dục cũng có nhiều đổi mới. Đặc biệt tại Nghị quyết TƯ lần thứ IV, khoá VII vào tháng 1 năm 1993 cho rằng tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ : “ Phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình kế hoạch nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo” Khái niệm phổ biến hiện nay là: “ lấy học sinh làm trung tâm” là chủ trương lớn của bộ giáo dục và đào tạo đòi hỏi thực hiện nhiều khâu trong suốt quá trình đào tạo. Đây là quan niệm dạy học của nhà trường hiện đại, đòi hỏi phải quán triệt tất cả các yếu tố tạo nên phương pháp dạy học, đây là quá trình chuyển biến dần dần cách suy nghĩ, việc làm của phong cách thầy và trò. Điểm cốt lõi là thay đổi mối tương tác giữa thầy và trò tạo cho học sinh hứng thú, tạo thói quen, năng lực tự hình thành kiến thức kỹ năng. Đây thực chất là phát triển tối ưu hoạt động nhận thức độc lập của học sinh là yếu tố quan trọng nhất để tạo biểu tượng hình thành khái niệm gắn tri thức với cuộc sống. Tư tưởng tôn trọng tất cả những gì về học sinh. Tư tưởng đề cao tính tích cực, tự lực của học sinh. Vì thế mà nhà giáo dục Mỹ J.Dewey cho rằng : “ Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục” .. Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 5 Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS Môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một số hiểu biết cơ bản cần thiết về sự phát triển của xã hội loài người, lịch sử của dân tộc Việt Nam phù hợp với tâm lí và trình độ nhận thức của các em. Với một dung lượng kiến thức hợp lý, cách trình bày dễ hiểu, chính xác trên cơ sở các sự kiện khoa học, môn lịch sử đã góp phần hình thành cho các em lòng yêu thương, kính trọng nhân dân, kính yêu Bác Hồ và các anh hùng dân tộc; tin tưởng vào sự phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước. Qúy trọng những giá trị lịch sử lưu truyền suốt 4 nghìn năm của dân tộc. Những tri thức thu nhận được từ môn lịch sử gắn chặt với kí ức, tâm trí học sinh Thế nhưng thực trạng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS chưa được quan tâm; chất lượng, hiệu quả còn hạn chế. Điều này do nhiều nguyên nhân đó là: Quan niệm chưa đúng về vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử; các phương tiện dạy học lịch sử còn thiếu thốn, nghèo nàn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút chất lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS là do phương pháp dạy học chưa được chú trọng đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi về nội dung, cấu trúc chương trình. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đứng lớp ở cấp THCS vẫn còn hạn chế. Những lý do trên phần nào lý giải vì sao giờ lên lớp môn lịch sử của giáo viên đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Nhiều người cho rằng, do thời gian, điều kiện và cũng là yêu cầu của nội dung bài giảng nên họ chỉ có thể truyền đạt lại cho học sinh những nội dung cơ bản của sách là đủ. Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên có tư tưởng cho rằng lịch sử là môn học “phụ”, không thích dạy nên không có sự đầu tư, chuẩn bị bài dạy sơ sài. Và ít sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh vì thế giờ học lịch sử diễn ra rất nặng nề, thụ động. Tình trạng học sinh không nhớ sự kiện, nhầm lẫn kiến thức, không hiểu lịch sử là hiện tượng phổ biến . Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, lồng ghép kiến thức của nhiều môn học vào giảng dạy để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng phương pháp dạy học này. Số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức văn học để phục cho giờ học lịch sử ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc vân dụng phương pháp dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho mỗi tiết học thì ít; đời sống của giáo viên còn thấp. Học sinh ít hứng thú với các môn xã hội. 2.2. Thành công, hạn chế Việc lồng ghép kiến thức văn học trong tiết dạy lịch sử không phải là mới đối với một giáo viên giảng dạy lịch sử nhưng để nâng nó lên thành một kỹ năng và gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập là một vấn đề không hề đơn giản. .. Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 7 Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS Trong thực tế không ít giáo viên đang còn quá rập khuôn trong bài giảng nên dẫn đến sự khô khan và thiếu sinh động. Mặc khác, việc tích cực chủ động và tìm tòi tài liệu ở học sinh còn hạn chế. Như vậy, về chủ quan mà nói trong thực tiễn giảng dạy, sự đầu tư tìm tòi các nguồn tài liệu để phục vụ cho bài giảng của người giáo viên còn hạn chế và thường cho rằng trách nhiệm môn nào thì đào sâu môn đó với nguyên tắc chủ quan. Tuy nhiên, những năm gần đây quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, thực hiện nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá IX, lối dạy truyền thụ một chiều đang được khắc phục, việc rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của học sinh đã và đang được quan tâm. Bộ môn lịch sử đã và đang được các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, xã hội quan tâm nhìn nhận tích cực hơn. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. Là một giáo viên dạy lịch sử, tôi luôn muốn tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là học sinh, phụ huynh học sinh, các nhà quản lý giáo dục có cách nhìn nhận đúng đắn giá trị của môn học lịch sử trong trường phổ thông để những giáo viên lịch sử chúng tôi không bị coi là “những thầy, cô phụ của những môn học “phụ” có như vậy chúng tôi mới dồn hết tâm huyết cho môn lịch sử nói riêng và sự nghiệp trồng người nói chung. Góp phần đào tạo ra một lớp người “vừa hồng vừa chuyên” và đáp ứng mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời là làm sao cho “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Trong trường phổ thông hiện nay, hầu hết các thầy cô giáo đều được đào tạo trình độ cao đẳng và có nhiều thầy cô có trình độ đại học nhưng qua dự giờ của các giáo viên trên địa bàn toàn huyện trong các hội thi giáo viên giỏi, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên tôi thấy rằng có không ít giáo viên chưa thực sự quan tâm nhiều đến phương pháp “lấy người học làm trung tâm” nên trong các giờ học, học sinh còn tiếp thu bài học một cách thu động, không hăng say tìm tòi, tự nghiên cứu. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên không chịu hoặc chưa biết cách lồng ghép kiến thức văn học để tăng tính hấp, sinh động cho môn học, như vậy thì thử hỏi chất lượng của môn học này sẽ ra sao? Học sinh làm sao có thể yêu thích và hứng thú với một môn học vốn đã bị coi là khô khan, khó nhớ chứa đựng quá nhiều sự kiện, niên đại? Trong những năm gần đây, do sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học ngày càng phong phú, đa dạng hơn về loại hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp nhưng ở không ít trường đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo trong thư viện nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dạy và người học. Qua kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được trong quá trình giảng dạy và qua các giờ dạy của đồng nghiệp, thông điệp mà tôi muốn gửi tới tất cả mọi người .. Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_van_hoc_trong_day_hoc_lich_s.doc