Sáng kiến Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm bài văn tả cảnh

doc 29 trang sklop6 25/06/2024 810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm bài văn tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm bài văn tả cảnh

Sáng kiến Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 6 làm bài văn tả cảnh
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 ––––––––––––––––––––––––
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 6 
 LÀM BÀI VĂN TẢ CẢNH”
 Môn: Ngữ văn
 Tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ
 Chức vụ: Giáo viên Văn
 NĂM HỌC: 2019-2020 MỤC LỤC
 Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ. 1
 1.Cơ sở lí luận. 1
 2.Cơ sở thực tiễn. 2
II. MỤC ĐÍCH VIẾT SKKN. 3
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG. 3
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. 4
I. KHẢO SÁT THỰC TẾ. 4
1.Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài. 4
2.Số liệu điều tra trước khi thực hiện. 5
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 5
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN . 33
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 35
1. Kết luận. 35
2. Đề xuất và khuyến nghị. 35
 2 cánh đồng, mái trường... và rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước trong tâm 
hồn các em nên tôi đã xây dựng đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 6 
làm bài văn tả cảnh”. Trong quá trình xây dựng đề tài này tôi đã nhận được sự 
giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cùng các đồng nghiệp 
trong nhóm.
 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và áp dụng.
 - Đối tượng: Học sinh lớp 6C, 6D Trường THCS Lương Thế Vinh.
 - Đề tài được áp dụng thực hiện trong năm 2019-2020
 4 II. Những biện pháp thực hiện.
 1. Về phía giáo viên
 Để thực hiện thành công đề tài nay theo tôi mỗi giáo viên cần phải tuân 
thủ đầy đủ tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học đó là:
 - Khởi động.
 - Hình thành kiến thức mới.
 - Luyện tập.
 - Vận dụng.
 - Tìm tòi, mở rộng.
 Ngoài ra trong giờ học giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học 
truyền thống kết hợp linh hoạt với các phương pháp giảng dạy mới. Giáo viên và 
học sinh đều cần phải chuẩn bị kỹ trước khi đến lớp.
 Trong mỗi giờ học, người giáo viên sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức 
bằng cách thông qua các hoạt động học tập. Đối với mỗi hoạt động thầy là người 
khởi xướng, tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh tự tìm hiểu bài mới để tự học, tự 
nghiên cứu. Điều đó không có nghĩa thầy là chủ thể giữ đặc quyền cung cấp kiến 
thức, đánh giá hoàn toàn dẫn tới học sinh là phụ chỉ thụ động ghi chép học thuộc 
bài, lặp lại những điều đã nghe, hoặc có trong sách giáo khoa. Theo yêu cầu đổi 
mới phương pháp, học sinh phải được chủ động lĩnh hội kiến thức, phải được 
hoạt động nhiều trong giờ học. Bằng những phương pháp phù hợp như đặt câu 
hỏi định hướng phát hiện, suy luận, liên hệ thực tế... để học sinh có thể chủ động 
học và hiểu biết, luyện tập, khắc sâu kiến thức cơ bản. Đồng thời phát huy tác 
dụng giáo dục về tri thức và đạo đức học sinh.
 Với trách nhiệm lớn lao của người thầy là đào tạo thế hệ trẻ tương lai tôi 
luôn suy nghĩ: Muốn có giờ dạy tốt thì người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ 
trước khi lên lớp như đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, lựa chọn câu hỏi để 
phát vấn có hiệu quả. Từ đó học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh hơn và lưu giữ lượng 
kiến thức bài học lâu hơn. Cụ thể trước mỗi tiết dạy người giáo viên phải có sự 
chuẩn bị như sau:
 - Soạn bài chu đáo, xác định rõ mục tiêu và trọng tâm bài học, nắm chắc 
nội dung, phương pháp bám chuẩn kiến thức, kỹ năng, tích hợp môi trường vận 
dụng vào trong bài dạy.
 - Dự kiến những vấn đề để hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức.
 6 3.1.Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh nhận biết đối tượng trong văn miêu 
tả: bao gồm cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt. Có thể coi đây là những bức 
tranh bằng ngôn ngữ, dừng lại một khung cảnh nào đó, một hoạt động nào đó, 
một hoạt động nào đó của thiên nhiên của con người (Một phiên chợ tết, một 
bến đò hoặc ga tàu đông khách, một cuộc thi thả diều, một cánh rừng,một dòng 
sông, một làng quê,yên tĩnh,). Nội dung của kiểu bài này không nghèo nàn, 
thậm chí rất phong phú nhưng do kinh nghiệm quan sát của học sinh còn yếu, 
kiến thức nghèo nàn, trình độ sắp xếp ý còn hạn chế nên bài làm thường có bố 
cục lộn xộn, thiếu cân đối.
 Khi làm kiểu bài này giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau
 - Đối với văn tả cảnh thiên nhiên, học sinh có thể chọn một trong số các trình 
tự tả : theo trình tự thời gian, không gian, số lượng cảnh,Bức tranh thiên nhiên 
không bao giờ ở dạng tĩnh mà luôn có sự thay đổi, vì vậy khi tả phải làm nổi bật 
được sự thay đổi này (Mùa này khác mùa kia, buổi này khác buổi kia, thời điểm 
này khác thời điểm kia)
- Ngoài việc tả bao quát toàn cảnh, học sinh cần tìm được một số hình ảnh tiêu 
biểu để tập trung tả chi tiết, cụ thể. Đặc biệt là khi tả cảnh thiên thiên nào thì 
cũng phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ thể, và phải có mối quan hệ 
mật thiết với các hiện tượng tự nhiên,như gió, nắng Các biện pháp nghệ thuật, 
so sánh, nhân hóa nên được vận dụng nhiều để góp phần làm cho bài văn tả sinh 
động hơn.
 - Đối với văn tả cảnh sinh hoạt thì cần chú trọng chọn tả theo trình tự thời 
gian và trình tự hoạt động của các đối tượng. Ngoài việc tả chung, nhìn bao quát 
toàn cảnh và liệt kê các hoạt động, người viết phải tập trung vào một số cảnh 
chính, tiêu biểu. ưu tiên dùng nhiều những từ láy tượng hình,tượng thanh, nghệ 
thuật so dài, câu đặc biệt hay câu bình thường, câu đảo ngữ hay câu đảo lược 
Đặc biệt cần chú ý làm nổi bật mối quan hệ tình cảm giữa các đối tượng xuất 
hiện trong bức tranh này. Nếu cần thiết vẫn có thể đưa một số mẩu đối thoại, 
một số câu văn tự sự, một số câu văn nêu nhận xét cảm nghĩ vào văn tả cảnh 
sinh hoạt
Ví dụ : Một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của Phạm Đức:
“Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh 
sáng trắng nhợt cuối cùng.”
=>Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà 
lẫn” với “ánh sáng trắng nhợt”.
Tác giả cũng đã dùng thị giác để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối, 
đã dùng thính giác để nghe tiếng dế và dùng khứu giác để cảm nhận hương vườn 
 8 ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối -thứ âm thanh đơn điệu triền 
miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt 
của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”.
 Ví dụ 2: Cũng trong văn bản “ Sông nước Cà Mau”- Ngữ văn 6 tập II, nhà 
văn Đoàn Giỏi đã miêu tả cảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn theo trình tự 
từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể:
“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi 
về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày 
đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi 
ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn 
thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành 
vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, 
lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu 
xanh rêu, màu xanh chai lọ lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban 
mai”.
*Tả theo trình tự thời gian
 Ví dụ : “Biển đẹp”- Vũ Tú Nam
“Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào 
hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió 
mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng 
những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.Rồi một ngày mưa rào. 
Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ 
màu:xanh lá mạ,tím phớt,hồng xanh biếcCó quãng thâm sì, nặng trịch. Những 
cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo 
bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt”
 * Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm 
xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. 
Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả 
những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối 
tượng.
Ví dụ : Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả chợ Năm Căn theo mạch cảm xúc riêng của 
mình, qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả về vùng đất trù phú, giàu có nơi 
tận cùng phía Nam Tổ quốc:
 “Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” 
đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ 
quốc. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ 
 10 So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng và tưởng tượng. Khi quan sát một đối 
tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy (từ màu sắc tới hình dáng, từ kích 
thước tới trạng thái) thường gợi cho người quan sát nghĩ đến hình ảnh tương 
đồng nào đó. Chính sự so sánh liên tưởng này giúp cho trang văn miêu tả của 
các em hay hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn.
 Vì vậy, tôi đã hướng dẫn cho các em một số cách so sánh như sau:
– Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh: “Cây gạo như treo rung rinh hàng 
ngàn nồi cơm gạo mới”( Vũ Tú Nam); “Vầng trăng non giữa bầu trời đầy sao 
hệt như một cái liềm vào ai bỏ quên giưa cánh đồng lúa chín” (Theo Vích – to 
Huy gô); “ Măng chồi lên nhon hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất 
lũy mà trỗi dậy” (Ngô Văn Phú)
– Có thể so sánh vật với con người: Cây bàng già sừng sững, uy nghi như một 
người lính gác canh giữ cho khu vườn được bình yên.”; “ Cây bưởi như một 
người mẹ đang cần mẫn cõng trên mình lũ con đầu tròn trọc lóc...
 Nếu xét về cách thức so sánh thì có những hiện tượng so sánh sau:
– So sánh theo hướng thu nhỏ lại: “ Trái đất như một giọt nước màu xanh lơ 
lửng giữa không trung” ; “Xa xa, những cánh buồm nâu như những cánh bướm 
rập rờn trên mặt biển”
– So sánh theo hướng phóng đại lên: “Chiếc lá tre thả xuống dòng nước, chòng 
chành, xoay xoay, rồi trôi đi như một con thuyền, chở theo ước mơ của chúng 
tôi”
– So sánh theo hướng cụ thể hóa: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. 
Tròn trĩnh phúc hậu như long đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” (Nguyễn 
Tuân)
– So sánh theo hướng trừu tượng hóa: “ Nước biển chiều nay xanh như một 
trang sử của loài người, lúc con người phải viết vào than tre” (Nguyễn Tuân)
 Tuy nhiên khi sử dụng kĩ năng so sánh, cần lưu lưu ý là phải biết sáng tạo, 
biết tìm điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so sánh 
đã quá cũ, quá sáo mòn theo kiểu: “Miệng cười tươi như hoa”, “Những hạt 
sương long lanh như những hạt ngọc đính trên cành hoa hồng” ; “ Cánh đồng lúa 
chín trông như tấm thảm vàng trải rộng đến chân trời”...
d.Rèn kĩ năng nhận xét trong văn miêu tả
Viết văn miêu tả, bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan của mình.
 12 Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng , 
quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô 
Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và 
lớn lên theo mùa sóng ở đây”.
3.3. Sau đó giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu đề, xác định đúng yêu cầu 
của đề bài để xây dựng hướng làm bài.
 Ở bước này tôi sẽ hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài, gạch chân những từ 
ngữ then chốt của đề bài, xác định thể loại, nội dung, phạm vi của đề bài. Việc 
xác định đúng yêu cầu của đề bài (về thể loại, nội dung và phạm vi) sẽ giúp học 
sinh không bị lạc đề, xa đề.
 * Ví dụ:
 - Đề bài miêu tả cảnh như sau: “Em hãy tả quê hương em vào một buổi 
nắng đẹp”.
 Giáo viên cho học sinh thấy: 
+Thể loại: Miêu tả
+ Nội dung: tả quê hương em 
+ Phạm vi: buổi nắng đẹp
 Đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là tả cảnh tổng 
hợp? Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy là xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ 
ngữ nào?
- Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, 
quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở...” 
- Cảnh tổng hợp là như thế nào? Là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những 
cảnh nhỏ của quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con 
đường làng, cây đa, giếng nước ,sân đình, khu vườn nhà... 
 Sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào 
(mùa nào) ở không gian nào (cảnh đó như thế nào)... Việc xác định được đúng 
yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình 
được đối tượng miêu tả.
3.4. Hướng dẫn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh.
 Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng 
miêu tả nhưng chắc chắn chưa định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp 
 14

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_6_lam_bai_van_t.doc