Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm

docx 30 trang sklop6 16/04/2024 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm
 Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm
 PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 
 Vật lí là một trong các môn khoa học cơ bản có đóng góp quan trọng vào sự 
phát triển của xã hội. Quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật đòi hỏi sự ra đời 
của các phát minh mới, bên cạnh những vai trò của vật lí với nền phát triển của 
khoa học kĩ thuật thì vật lí còn giúp học sinh giải thích được rất nhiều những hiện 
tượng thú vị trong cuộc sống hằng ngày : tại sao sau cơn mưa lại có cầu vồng?. Tại 
sao khi thả con dao chuôi gỗ vào nước thì lưỡi dao chìm mà phần cán dao bằng gỗ 
lại nổi ?...có rất nhiều câu hỏi dạng như vậy đang cần giải đáp. Do đó đòi hỏi con 
người phải có kiến thức về khoa học trong đó có bộ môn vật lí. Lĩnh vực khoa học 
kĩ thuật ngày càng được phát triển mạnh mẽ và ứng dụng sâu rộng trên phạm vi 
toàn cầu. Để có thể tiến kịp với sự phát triển trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật của 
các nước trên thế giới thì ngay ở những khâu mở đầu chúng ta phải tạo được nền 
tảng và trang bị một cách vững chắc , biết sử dụng kiến thức áp dụng đạt hiệu quả 
cao, muốn áp dụng có hiệu quả thì phải có sự luyện tập , thực hành nhiều, thường 
xuyên.
 Môn Vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nói 
chung, của trường THCS nói riêng. Môn Vật lí ở trường THCS có những đặc trưng 
riêng. Nội dung kiến thức của môn họ này luôn gắn liền với sự vật và hiện tượng 
xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, nó là môn khoa học thực nghiệm, lấy quan sát 
và thí nghiệm làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu. Vì vậy, trong giảng dạy môn 
Vật lí hì tiết thực hành quan sát thí nghiệm có ý nghĩa to lớn. Việc thực hành giúp 
các em học sinh khám phá, tiếp thu kiến thức, đồng thời cũng góp phần giúp các 
em học sinh củng cố, phát triển các khái niệm vật lí học.
 Khi các em học sinh được tự mình làm các thí nghiệm và quan sát các hiện 
xảy ra sẽ giúp cho việc phát triển nhận thức của học sinh, phù hợp với nguyên lí 
giáo dục, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó 
các em được tập quan sát, tư duy, biện chứng, rèn luyện được tính cẩn thận, kiên 
trì, tăng cường chú ý, góp phần giáo dục kĩ năng sống , chuẩn bị cho học sinh tham 
gia hoạt động thực tế. Do được tự mình tiến hành thí nghiệm, thực hiện các thao tác 
thí nghiệmcác em học sinh sẽ nhanh chóng làm quen với những dụng cụ, thiết bị 
 1/29 Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm
 Tuy nhiên trong thực tế trong quá trình làm thí nghiệm, các em học sinh khối 
 6 do mới tiếp xúc với môn vật lí, học sinh khối 6 còn nhiều bỡ ngỡ trong quá 
 trình làm thí nghiệm, nhiều thí nghiệm học sinh làm không đúng quy trình, các 
 thao tác thí nghiệm còn vụng về,có nhiều trường hợp học sinh làm đổ vỡ dụng 
 cụ thí nghiệm, làm học sinh mất tự tin trong quá trình làm các thí nghiệm 
 sau,hơn nữa việc thực hiện thí nghiệm không đúng quy trình còn có thể dẫn đến 
 kết quả sai so với sách giáo khoa, làm cho các em không tin tưởng vào khoa 
 học.
 Vì vậy tôi thấy việc rèn kĩ năng làm thực hành thí nghiệm cho học sinh là hết 
 sức quan trọng, đặc biệt là học sinh khối 6 khi các em mới làm quen với môn 
 học này. Đó là lí do tôi chọn đề tài này.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Đề tài cứu nhằm phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo và năng lực tự 
học, tự làm của học sinh.
 Mục đích cơ bản của đề tài là rèn kĩ năng lắp ráp đồ dùng thí nghiệm và làm 
thí nghiệm thực hành đúng thao tác dưới sự hướng dẫn của học sinh, học sinh tự 
tìm tòi, nghiên cứu nhằm giúp học sinh hình thành và củng cố vững kiến thức,yêu 
thích bộ môn để nâng cao chất lượng học tập.
 Thiết lập hệ thống thí nghiệm , qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến 
thức, giúp học sinh vận dụng kiến thức thường xuyên, liên tục để các em nhớ kĩ và 
hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn.
 Hình thành và củng cố tư duy vật lí về các hiện tượng vật lí tự nhiên, dự 
đoán các hiện tượng thí nghiệm,..
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Căn cứ vào đặc điểm tình hình và điều kiện cho phép tập trung nghiên cứu là 
học sinh lớp 6A, 6B.
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
 Ngay đầu năm học, sau khi hướng dẫn học sinh các bước làm thí nghiệm đơn 
giản và quan sát học sinh làm thí nghiệm, kết quả thu được như sau :
 3/29 Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm
 Một số đò dùng dạy học còn thiếu, một số bị hỏng và thiếu chính xác.
 Một số học sinh hiện nay có xu thế lười học nên chất lượng của các em 
chưa cao, một số học sinh còn tiếp thu bài chậm nên còn ngại và chưa có hứng thú.
 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Nghị quyết trung ương 2 ( khóa VII ) của Đảng khẳng định “ Phải đổi mới 
phương pháp dạy học , khắc phục lối truyền đạt kiến thức một chiều, rèn luyện nếp 
tư duy sáng tạo của người học “. Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chính 
là việc dạy tốt và học tốt theo hướng lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy 
học, chống dạy chay, dạy thụ động .
 Thí nghiệm thực hành vật lí là nguồn gốc, xuất xứ của nhiều kiến thức,là một 
trong những phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn, có tác dụng rèn luyện, 
tập dượt cho học sinh làm quan dần với phương pháp nghiên cứu của khoa học thực 
nghiệm, qua quan sát thí nghiệm học sinh thấy được hiện tượng, từ đó có nhận xét 
và rút ra kết luận.
 Qua thí nghiệm tạo cho học sinh hứng thú, phát huy được khả năng sáng tạo, 
tính tích cực chủ động của học sinh.
 Thí nghiệm vật lí giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, hiện 
tượng trong tự nhiên, đời sống và sản xuất của con người. Giúp học sinh vận dụng 
vào thực tế các lĩnh vực hoạt động của con người.
 Thí nghiệm vật lí có tác dụng phát triển tư duy, củng cố niềm tin vào khoa học 
của học sinh, giúp học sinh làm việc khoa học, thận trọng, gọn gang. Vì vậy việc 
hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm vật lí khi các em mới bước đầu 
làm quen là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
 III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Học sinh khối 6 mới vừa làm quen với bộ môn vật lí, các em còn chưa biết 
làm thí nghiệm, còn lúng túng khi tiến hành, làm không đúng trình tự các bước làm 
thí nghiệm, chưa biết cách quan sát thí nghiệm dẫn đến kết quả thí nghiệm chưa 
chính xác, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng tiết dạy.
 5/29 Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm
 Thí nghiệm của bài thuộc loại thí nghiệm nào : thí nghiệm chứng minh hay 
thí nghiệm khảo sát, thí nghiệm do học sinh thực hiện, mô tả hay thí nghiệm do 
giáo viên thực hiện, mô tả
 Báo chuẩn bị đồ dùng
 Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho đủ các nhóm
 Làm thử thí nghiệm để đảm bảo độ chính xác và thành công của thí nghiệm
 Sưu tầm thêm các thí nghiệm ngoài, tranh ảnh và những kiến thức liên quan 
đến các kiến thức bài học nếu cần.
 +) Đối với học sinh :
 Cần chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, Vở ghi, vở bài tập, dụng cụ học tập..
 Đọc và tìm hiểu thật kĩ nội dung bài học trước khi đến lớp.
 Kẻ sẵn các bảng tổng hợp kết quả.
 2.2 Khi lên lớp
 +) Đối với giáo viên.
 Chia nhóm học sinh đảm bảo các nhóm đủ các đối tượng học sinh giỏi, khá, 
trung bình, yếu của lớp và phù hợp với đặc thù thí nghiệm bộ môn.
 Phân công công việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh, từng đối 
tượng trong các nhóm khi làm thí nghiệm thực hành.
 7/29 Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm
 Thảo luận nhóm, thảo luận chung cả lớp cùng với giáo viên thống nhất kết 
quả sau khi các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. 
 9/29 Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm
 - Tổng kết, củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh.
 Một trong những yếu tố quyết định thành công trong các giờ thực hành thí 
 nghiệm vật lí đó chính là vai trò của người học sinh.Vì dưới sự tổ chức, dẫn dắt 
 của giáo viên học sinh :
 - Nắm được mục đích thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, lắp đặt và tiến hành thí 
 nghiệm.
 - Quan sát hiện tượng xảy ra khi làm thí nghiệm.
 - Rút ra được nhận xét,kết lận sau khi làm thí nghiệm
 Biện pháp 5. Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
 Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng, nó giúp cho học sinh phát huy 
được sự tích cực, chủ động, sáng tạo, kĩ năng thực hành sử dụng các thí nghiệm, 
nắm được kiến thức và vận dụng vào cuộc sống. Các thí nghiệm trong chương 
trình Vật lí 6 được chia làm hai loai chính :
 - Thí nghiệm chứng minh
 - Thí nghiệm khảo sát
 Các thí nghiệm này do học sinh thực hiện, học sinh mô tả hoặc do giáo viên 
biểu diễn, giáo viên mô tả. Vì vậy giáo viên cần xác định rõ mục tiêu từng thí 
nghiệm thuộc loại thí nghiệm nào, để co thể tổ chức hợp lí giờ học giúp giờ học 
mang lại hiệu quả cao, phù hợp với từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, 
yếu hay học sinh sôi nổi, học sinh còn trầm tiếp thu kiến thức còn chậm của lớp.
 Đồng thời để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các thí nghiệm, khi thực 
hiện cần đảm bảo : thí nghiệm phải thành công,ngắn gọn một cách hợp lí, đảm bảo 
tất cả các học sinh đều được quan sát thí nghiệm, đảm bảo an toàn cho người sử 
dụng và dụng cụ thí nghiệm.
 Sau đây là một số thí nghiệm mà tôi đã áp dụng trong năm học 2016 – 2017
 A. THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH : Là loại thí nghiệm mà học sinh đã biết 
 trước được kết luận, chỉ làm thí nghiệm để kiểm tra lại kết quả. 
 • Thí nghiệm do học sinh thực hiện Với thí nghiệm mà các em đã biết trước 
 kết quả thì khi các em làm thí nghiệm sẽ dễ dàng hơn vì chỉ cần làm theo 
 11/29 Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm
 + Trong khi các nhóm làm thí nghiệm thì giáo viên quan sát các nhóm, giúp 
đỡ các nhóm kịp thời khi còn lung túng.
 + Sauk hi hoàn thành thí nghiệm các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
 + Giáo viên thu kết quả, nhận xét nhưng ưu và nhược của các nhóm để các 
nhóm có thể rút kinh nghiệm cho nhóm mình.
 Qua thí nghiệm giáo viên củng cố cho học sinh bằng những câu hỏi sau : 
 ? Mục đích của thí nghiệm là gì? ( đo thể tích của chất lỏng )
 ? Đo thể tích chất lỏng dùng dụng cụ gì ? ( Bình chia độ )
 ? Trên thực tế ở gia đình em, khi em đi mua nước mắm,rượu mà không có 
bình chia độ thì em thấy người ta hay dùng những dụng cụ nào ? ( Chai, lo, ca 
đong..đã biết trước dung tích)
 ? Trong y học các bác sĩ dùng dụng cụ nào để lấy chính xác được các loại 
thuốc cần dùng ? ( bơm kim tiêm)
 Ví dụ 2 : Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
 Mục đích thí nghiệm : kiểm tra các kết quả tác dụng của lực
 Dụng cụ thí nghiệm : Hình 6.1, mặt phẳng nghiêng, kệ đỡ, giá đỡ, lò xo lá 
 tròn,lò xo mềm, hòn bi, xe lăn có buộc sợi dây
 Tiến hành thí nghiệm
 + Giáo viên giới thiệu thí nghiệm,dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí 
nghiệm
 + Học sinh nghe kĩ sự hướng dẫn của giáo viên
 + Chia nhóm,phát dụng cụ cho từng nhóm, chú ý các nhóm khi làm thí 
nghiệm cần quan sát kĩ hiện tượng xảy ra.
 + Các nhóm phân công thành viên lên nhận dụng cụ thí nghiệm,phân công 
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm
 + Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm
 13/29 Hướng dẫn học sinh làm thực hành thí nghiệm
 + Hướng dẫn học sinh : Cách lắp thí nghiệm với các hình 16.3, 16.4, 16.5, 
quan sát lực kế và ghi kết quả vào bảng 16.1
 + Chia nhóm học sinh, phân công nhiệm vụ cho các nhóm giao dụng cụ thí 
nghiệm cho các nhóm học sinh. Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.
 + Chú ý khi dùng lực kế phải kéo từ từ, các trục ròng rọc phải trơn nhẵn
 + Các nhóm học sinh nhận dụng cụ, lắp đặt thí nghiệm, làm thực hành theo 
sự phân công của giáo viên
 +Giáo viên theo dõi, trợ giúp các nhóm còn lúng túng khi lắp và làm thí 
nghiệm
 + Sau 5 phút kết thúc thực hành các nhóm báo cáo kết quả vào bảng 16.1
 Nhóm 1 : báo cáo kết quả hình 16.3
 Nhóm 2 : báo cáo kết quả hình 16.4
 Nhóm 3 : báo cáo kết quả hình 16.5
 Lực kéo vật lên trong Chiều của lực kéo Cường độ của lực 
 trường hợp kéo
 Không dùng ròng rọc Từ dưới lên ..N
 Dùng ròng rọc cố định ..N
 Dùng ròng rọc động N
 15/29

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lam_thuc_hanh_thi_n.docx