Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Vật lí 6 Chủ đề Chưng cất nước

doc 19 trang sklop6 10/06/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Vật lí 6 Chủ đề Chưng cất nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Vật lí 6 Chủ đề Chưng cất nước

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Vật lí 6 Chủ đề Chưng cất nước
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Hướng dẫn học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Vật lí 6; 
 Chủ đề: “Chưng cất nước”.
 Lĩnh vực: Vật lý
 Họ và tên: Đinh Thị Thơm.
 Chức vụ: Giáo viên.
 Chức vụ, đơn vị: Trường THCS Đại Nài
 Tháng 3 năm 2021
 1 A. MỞ ĐẦU
 I. Bối cảnh của đề tài
 Từ thời kì đầu của nền giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch 
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người tài đức là: 
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn 
liền với xã hội!”.
 Triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo chính là thực hiện quan 
điểm, định hướng “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, 
nhà trường gắn liền với xã hội”.
 Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong chương trình giáo dục 
của nhà trường góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục 
hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụ
 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự 
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia 
trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà 
trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát 
triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo 
của cá nhân mình. 
 Bên cạnh đó, chúng ta có hoạt động giáo dục, là hoạt động nhằm phát triển 
những phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp 
con người có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống 
tích cực và hạnh phúc... Đây là những mặt vô cùng quan trọng để tạo nên cuộc 
sống có ý nghĩa của mỗi cá nhân.
 Khi giảng dạy bài học trải ngiệm của chương trình vật lý 6, học sinh gặp 
nhiều khó khăn như: không đưa ra được ý tưởng thực nghiệm, không biết sử 
dụng các dụng cụ thí nghiệm, không biết lắp ráp, kĩ năng làm thí nghiệm thực 
hành còn chậm, chưa chính xác, chưa biết xử lí kết quả để hình thành kiến thức 
và mất nhiều thời gian. Do đó, tôi muốn tìm ra những kinh nghiệm giảng dạy 
 3 Xuất phát từ thực tiễn trên đã thôi thúc bản thân tìm ra đề tài: Hướng 
dẫn học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Vật í 6; Chủ đề: “Chưng 
cất nước”.
 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài:
 1. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Đối tượng nghiên cứu là học sinh cấp trung học cơ sở, cụ thể là học sinh 
khối 6 . 
 - Tìm hiểu về sự bay hơi và sự ngưng tụ bài 26, 27 SGK Vật lí 6 để tìm 
kiếm thông tin về Chưng cất nước.
 2. Phạm vi nghiên cứu
 Với thực trạng và ý nghĩa đã nêu trên, tôi đã nghiên cứu và tham khảo dưa 
trên phạm vi:
 - Phương pháp giảng dạy vật lí THCS.
 - Sách giáo viên vật lí 6.
 - Sách giáo khoa vật lí 6.
 - Sách bài tập vật lí 6.
 - Thiết kế bài giảng vật lí 6.
 - Hướng dẫn trải nghiệm nghiệm thực hành vật lí 6.
 - Tài liệu, trang mạng intenet.
 - Kinh nghiệm dạy học của bản thân.
 - Tham khảo và rút kinh nghiệm qua các tiết dự giờ, thao giảng ở trường.
 - Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển 
năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 6.
 IV. Mục đích nghiên cứu
 Khi giảng dạy bài học trải ngiệm của chương trình vật lý 6, học sinh gặp 
nhiều khó khăn như: không biết sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, không biết lắp 
ráp, kĩ năng làm thí nghiệm thực hành còn chậm, chưa chính xác, chưa biết xử lí 
kết quả để hình thành kiến thức và mất nhiều thời gian. Do đó, tôi muốn tìm ra 
những kinh nghiệm giảng dạy phù hợp hơn để học sinh có thể làm được thực 
nghiệm thực hành tốt nhất, hiệu quả nhất.
 5 - Hầu hết các giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có kiến 
thức vững vàng, luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và luôn 
có ý chí vươn lên.
 - Nhà trường có cơ sở vật chất tốt khan trang, có phòng học dành cho bộ 
môn tốt, thuận lợi cho việc triển khai giảng dạy môn học theo đúng yêu cầu và 
đặc thù của bộ môn.
 2. Khó khăn
 - Đại đa số các em xuất phát từ gia đình làm nông nghiệp nên gặp rất nhiều 
khó khăn về mặt thời gian học tập, nghiên cứu bài vở của các em. Trình độ dân 
trí thấp nên việc tự rèn luyện bản thân, tìm tòi các kiến thức mới trong các tài 
liệu để tham khảo còn hạn chế, đặc biệt là đi sâu vào việc nghiên cứu chế tạo ra 
các sản phẩm khoa học sáng tạo 
 Mặt khác đề tài này cần sự quan tâm đúng mức của giáo viên và học sinh vì 
trong đề tài xuất hiện nhiều tình huống tương đối khó và lắt léo, nhằm thúc đẩy 
sức làm việc của giáo viên và kích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh.
 III. Các biện pháp tiến hành
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 CHỦ ĐỀ: CHƯNG CẤT NƯỚC
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 Chế tạo được thiết bị chưng cất nước từ các nguyên vật liệu đơn giản, dễ 
tìm kiếm, gần gũi trong cuộc sống.
 2. Năng lực
 - Năng lực khoa học: nhận thức,tìm hiểu về các ứng dụng của sự bay hơi và 
ngưng tụ;
 - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế 
tạo thiết bị một cách sáng tạo;
 - Giao tiếp và hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản 
thiết kế và phân công thực hiện; 
 - Năng lực tự chủ và tự học;
 7 c. Sản phẩm học tập của học sinh
 - Mô tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí chế tạo thiết bị 
chưng cất nước
 - Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo thiết bị theo các 
tiêu chí đã cho.
 d. Cách tiến hành
 - Chia lớp làm 6 nhóm
 - Giao nhiệm vụ cho HS: Các nhóm cùng tìm hiểu về sự bay hơi và sự 
ngưng tụ.
 - Thông tin từ SGK cá nhân đọc bài 26, 27 SGK Vật lí 6 để tìm kiếm thông 
tin về Chưng cất nước.
 - Thông tin từ nguồn khác: nhóm trưởng phân công mỗi cá nhân tìm kiếm 
thông tin từ:
 + sách, báotheo các từ/cụm từ khóa sau: “Chưng cất”, “Thí nghiệm 
chưng cất nước”, “ Chưng cất nước bằng các dụng cụ đơn giản”.
 + Sưu tầm tranh ảnh từ tạp chí, sách báo, internet
 Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên trong nhóm lựa chọn và tìm kiếm 
thông tin từ sách, báotheo các từ/cụm từ khóa sau: “Chưng cất”, “Thí nghiệm 
chưng cất nước”, “ Chưng cất nước bằng các dụng cụ đơn giản”.
 *Kết luận về hoạt động: HS tìm kiếm thông tin theo nhóm.
 Hoạt động 2: Xử lí thông tin
 a. Mục đích:
 - Học sinh hình thành kiến thức mới về Sự bay hơi và ngưng tụ; đề xuất 
được giải pháp và xây dựng bản thiết kế mô hình.
 - Từ những thông tin thu thập được tiến hành sắp xếp,lựa chọn.
 b. Nội dung hoạt động
 - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến 
thức trọng tâm: Sự bay hơi và ngưng tụ (Vật lí 6- Bài 26, 27);
 9 - Thư kí ghi lại tất cả các ý kiến.
 - Các thành viên đóng góp ý kiến trên cơ sở những thông tin đã thu thập 
được về sơ đồ chưng cất nước.
 - Cuối cùng nhóm trưởng điều khiển thảo luận, phân tích ý kiến của các 
thành viên để thống nhất phương án lựa chọn dụng cụ và cử 1- 2 bạn tronh nhóm 
thiết kế phương án bố trí các dụng cụ trên giấy A3, các bạn khác đóng góp ý 
kiến chỉnh sửa, bổ sung trên hình vẽ.
 Bước 3: 
 2 bạn vẽ trên giấy A3 sơ đồ bố trí các dụng cụ của thiết bị chưng cất nước. 
Các thành viên khác trợ giúp, nhận xét và chỉnh sửa nếu có vấn đề không hợp lí.
 Hoạt động 4: Chuẩn bị dụng cụ và lắp ráp thí nghiệm.
 a. Mục đích: Lắp ráp được bộ chưng cất nước.
 b. Nội dung: Chuẩn bị dụng cụ và lắp ráp thí nghiệm theo phương án thiết kế.
 c. Sản phẩm:Lắp ráp song thí nghiệm.
 d. Cách tiến hành
 Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
 Nhóm trưởng phân công mỗi bạn trong nhóm chuẩn bị 1- 2 loại dụng cụ 
theo bảng dụng cụ, vật liệu đã thống nhất ở hoạt động 3.
 1. Nguồn cấp nhiệt: Đèn cồn.
 2. Lưới tản nhiệt
 3. Bình tam giác (Bình đun)
 4. Giá thí nghiệm và kẹp đa năng
 5. Nút cao su
 6. Khăn ẩm
 7. Cốc uống nước để thu nước sạch
 8. Ống nhôm
 Bước 2: Lắp ráp thiết bị theo phương án đã thiết kế trên giấy
 Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lắp ráp thiết bị theo sơ đồ bố 
trí các dụng cụ chưng cất nước nhóm đã thống nhất theo trình tự sau:
 + Lắp bình chứa chất lỏng lên giá
 11 a. Mục đích của hoạt động
 Các nhóm học sinh giới thiệu thiết bị chưng cất nước trước lớp, chia sẻ về 
kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phẩm. 
 b. Nội dung hoạt động
 - Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
 - Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra.
 - Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
 + Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các ý kiến phản 
biện từ các nhóm khác và góp ý, nhận xét từ giáo viên;
 + Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
 + Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình 
thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo.
 c. Sản phẩm của học sinh
 Thiết bị chưng cấtnước đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của 
các nhóm. 
 d. Cách tiến hành
 Bước 1: Cả nhóm bàn bạc thống nhất lựa chọn một loại hình trình bày báo 
cáo:.
 Bước 2: Nhóm thống nhất cấu trúc, nội dung báo cáo.
 Báo cáo gồm các thông tin sau:
 + Nguyên tắc của việc chưng cất nước.
 + Các dụng cụ chính cần dùng
 + Bố trí lắp ráp thí nghiệm.
 + Sản phẩm thu được.
 + Hướng cải tiến thiết bị.
 Bước 3: Từng thành viên đưa ra đánh giá,nhận xét về hoạt động và cảm 
nhận của mình về ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân. Đánh giá về hoạt 
động nghiên cứu trong nhóm theo các góc độ: Những điều tâm đắc,những 
điềucần điều chỉnh, rút kinh nghiệm và những điều cần thay đổi về cách thức 
làm việc.
 13 V.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
 - Mức độ kiến thức đạt được.
 - Mức độ thái độ đạt được.
 - Mức độ kĩ năng đạt được.
 IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến
 Kết quả xếp loại phẩm chất và năng lực năm học 2019 - 2020 của lớp 6D 
như sau: 
 - Học kỳ I (chưa áp dụng sáng kiến); 
 - Học kỳ II (Đã áp dụng sáng kiến).
 ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC
 Tổng
 Giao Giải quyết 
 Thời số Trách Trung Tự chủ, 
 Nhân ái Chăm chỉ tiếp,hợp vấn đề và 
 gian học nhiệm thực tự học
 tác sáng tạo
 sinh
 T Đ C T Đ C T Đ C T Đ C T Đ C T Đ C T Đ C
 HKI 36 17 19 0 20 16 0 25 11 0 18 18 0 20 16 0 16 20 0 17 19 0
 HKII 36 26 10 0 22 14 0 27 9 0 28 8 0 22 14 0 26 10 0 20 16 0
 V. Khả năng áp dụng và triển khai
 Trên đây là biện pháp nâng cao năng lực hoạt động trải nghiệm sáng tạo với 
chủ đề: Chưng cất nước mà tôi đã thực hiện mang lại hiệu quả, có sức lan toả 
trong khối, tổ. Trong quá trình tổ chức hoạt động, tôi nhận thấy các em rất hào 
hứng trong việc tìm hiểu các điều bí ẩn về thế giới khoa học sáng tạo và kích 
thích sự tò mò, tìm hiểu về nội dung liên quan môn học. Đặc biệt là nâng cao 
được năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề 
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_hoat_dong_trai_nghi.doc