Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tự tin trình bày trước lớp kể về một trải nghiệm của bản thân
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tự tin trình bày trước lớp kể về một trải nghiệm của bản thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tự tin trình bày trước lớp kể về một trải nghiệm của bản thân
1/25 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA SÁNG KIẾN Năm học 2021-2022 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình cải cách chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Đây là năm đầu tiên cấp THCS thực hiện thay đổi sách giáo khoa lớp 6 theo lộ trình cải cách của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đề ra từ năm 2018. Theo đó, chương trình được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại góp phần tạo ra những chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông: kết hợp dạy chữ, dạy người, định hướng nghề nghiệp, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Chương trình mới coi trọng tính thực tiễn, coi trọng những hoạt động trải nghiệm của người học. Như vậy, nền giáo dục nước nhà đang hướng đến mục tiêu góp phần đào tạo ra những con người tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức, là những con người học để làm, học để sống hòa nhập, học để chung sống theo mục tiêu chung của UNESCO. Một trong những phẩm chất và năng lực rất cần thiết của con người thời đại mới chính là sự tự tin. Sự tự tin được ví như một chiếc chìa khóa vô cùng quan trọng làm nên thành công cho mỗi người. Do đó, đây là điều quan trọng cần hình thành và phát triển ngay từ khi còn nhỏ. Với học sinh lớp 6, đây cũng là thời điểm thích hợp để rèn luyện đức tính tự tin để các em có đủ khả năng tiếp nhận nội dung chương trình mới theo phương pháp dạy học mới hiện nay. II. LÝ DO CHỌN VÀ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: Đối với môn Ngữ văn lớp 6 mới, mỗi bài học trong chương trình được thiết kế đủ 4 kĩ năng: Đọc, viết, nói và nghe. Mục đích của chương trình là không chỉ phát triển năng lực văn học cho học sinh mà còn phát triển năng lực ngôn ngữ và nhiều phẩm chất khác nữa, trong đó có sự tự tin. Đây là điểm khác biệt căn bản trong cách xây dựng chương trình Ngữ văn hiện hành so với chương trình trước đây. Vì các tiết học hiện nay được tổ chức dưới sự dẫn dắt của giáo viên, còn học sinh đóng vai trò là chủ động tiếp nhận bài học thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong các phương pháp đó, không thể không kể đến các hoạt động nhóm, trạm học tập, thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ...yêu cầu học sinh phải tự bộc lộ ý kiến, quan điểm hay tự báo cáo các nội dung của bài học. Do đó các em cần có phong cách thuyết trình tự tin, thoải mái trước lớp. Nói đến 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, sự tự tin thể hiện qua hoạt động nói và nghe rõ rệt nhất. Chương trình Ngữ văn 6 có 10 bài học trong 1 năm. Tương ứng với số bài đó là có ít nhất 10 tiết nói và nghe. Trong tiết học 3/25 1. Cơ sở lí luận Theo nghĩa rộng, tự tin là tin tưởng vào bản thân, tin vào khả năng và hành động của chính mình. Vì vậỵ, biểu hiện của người tự tin thể hiện qua thái độ điềm tĩnh, khônglo lắng trước hành động sắp thực hiện, không sợ mình sẽ thất bại. Ngược lại, trái với tự tin là sự rụt rè, nhút nhát, thiếu bản lĩnh, không dám thực hiện hành động hoặc lo sợ mình không thành công.Trong cuộc sống, sự tự tin là thành tố quan trọng quyết định sự thành công của mỗi con người. Do đó, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình sự tự tin ngay tự khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong giao tiếp tự tin thể hiện qua cách nói năng, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi giao tiếp với người khác. Người tự tin trong giao tiếp luôn luôn có trạng thái thoải mái khi trò chuyện, khiến người nghe dễ dàng bị thuyết phục trước điều họ trình bày và đem lại sự hài lòng trong cuộc giao tiếp đó. Đối với học sinh, môi trường học tập là môi trường lí tưởng nhất để rèn luyện sự tự tin cho các em, bởi ở đó các em có nhiều cơ hội để học hỏi thầy cô và bạn bè về phong thái tự tin khi giao tiếp. Các em cần có sự tự tin khi các em trả lời câu hỏi, khi thuyết trình nội dung bài học và nhất là trong các tiết “Nói và nghe”, sự tự tin là vô cùng cần thiết, nó quyết định kết quả của phần trình bày của học sinh. Để thực hiện hành động nói trước lớp, học sinh cần có đủ tự tin để nói dõng dạc, mạch lạc thì các học sinh khác mới cảm thấy có sức thuyết phục. Thêm nữa, khi nói năng tự tin, học sinh mới có thể kết hợp với các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt (Yếu tố phi ngôn ngữ, ngôn ngữ cơ thể) để tăng sự hấp dẫn cho bài nói. Để có được điều đó, giáo viên cần có giải pháp để học sinh rèn luyện, thực hành, rút kinh nghiệm thì mới có kết quả khả quan. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu để rèn luyện sự tự tin trong giao tiếp nói chung. Các ý kiến đều tập trung vào việc giảm bớt áp lực từ các yếu tố chi phối sự tự tin của người nói như: Giọng nói (Giọng khàn, giọng quá cao, lạc giọng ...); hoặc cách phát âm (Phát âm lẫn lộn hai phụ âm L và N), cách ăm mặc v.v... Hay họ cũng bàn về cách lấy lại sự tự tin trong giao tiếp bằng cách luôn suy nghĩ và hành động tích cực. Những ý kiến đó chính là một trong những gợi ý để giáo viên có thể tham khảo và vận dụng vào việc giúp học sinh của mình rèn luyện sự tự tin trong học tập. 2. Cơ sở thực tiễn Học sinh lớp 6 trường tôi đa số là học sinh ngoại thành, nên các em thường dè dặt trong giao tiếp, chưa phát huy được năng lực của bản thân. Để tiến hành nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã khảo sát về những hạn chế của học sinh lớp 6 qua thực tế giảng dạy tiết nói và nghe ở Bài 1,3,qua đó 5/25 Như vậy có thể thấy vấn đề tâm lí ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả bài nói. Và đó cũng là nguyên nhân chính của việc thiếu tự tin. Với số lượng 34,6 % số học sinh thiếu tự tin và không tự tin để trình bày bài nói, đó sẽ là một khó khăn cho giáo viên khi tổ chức hoạt động trong giờ học nói và nghe. Một nguyên nhân khác nữa là do các em học sinh lớp 6 năm nay tiếp cận với chương trình và sách giáo khoa mới với tâm lí hết sức bỡ ngỡ. Ở lớp 5, các em học môn Tiếng Việt, trong đó cũng có Văn bản, có Tiếng Việt, có Tập làm văn nhưng yêu cầu và cách thức học hoàn toàn khác so với môn Ngữ văn cấp THCS. Gần như khi làm văn ở cấp tiểu học, các em mới tập tạo lập văn bản viết với những bài Tập làm văn ngắn theo kiểu trả lời câu hỏi gợi ý. Tiết nói và nghe trong chương trình là hoàn toàn mới mẻ với học sinh. Do đó, các em mới đang dần làm quen với các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh nên có nhiều em chưa bắt nhịp được ngay, vì thế mới có những tồn tại, hạn chế như trên. Riêng về lỗi phát âm sai hai phụ âm “ L và N”, đây là hạn chế chung của học sinh thuộc khu vục tôi đang giảng dạy. Điều này cũng có tác động khá lớn đối với sự tự tin. Bởi khi các em phát âm sai, các em dễ bị bạn cười nhạo khiến các em có tâm lí ngại trình bày vấn đề. Nếu sau này ra hòa nhập vào môi trường giao tiếp với người ở địa phương khác cũng sẽ thành rào cản lớn trong giao tiếp, khiến các em không được thoải mái, tự nhiên. Có thể nói, với các nguyên nhân đã trình bày ở trên nên giờ nói và nghe dù ở bất kì chủ đề nào cũng cần được cải thiện để giờ học trở nên sôi nổi, học sinh tích cực và tự tin trong khi trình bày bài nói. Chính vì vậy, tôi dã nghiên cứu các giải pháp và thực hiện áp dụng ở một số tiết nói và nghe theo các chủ đề ở từng bài, trong đó có tiết: Nói và nghe “ Kể về một trải nghiệm của bản thân”. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề 1.1. Khuyến khích học sinh xem và học hỏi kĩ năng nói từ các bài nói mẫu Đối với các học sinh còn thiếu tự tin khi trình bày trước lớp, giáo viên nên khuyến khích học sinh thường xuyên xem các video của những người có cách nói, cách hùng biện hay, thu hút được sự chú ý của người nghe. Gần gũi với các em học sinh lớp 6 và kểu bài kể lại một trải nghiệm của em nhất là các video học sinh thi tuyên truyền sách hoặc thi kể chuyện. Ở các video này, học sinh thường có phong cách nói tự tin, truyền cảm, hấp dẫn người nghe. Cho nên giáo viên cũng có thể dùng các video đó làm tư liệu để khởi động giờ nói và nghe hoặc mở 7/25 học sinh không biết chọn chuyện gì để kể, chuyện đó có đúng là “một trải nghiệm” mà đề yêu cầu hay không. Vậy, giải pháp đầu tiên ở đây là giáo viên cho học sinh lấy ví dụ cụ thể về những trải nghiệm đó bằng cách cho học sinh hoạt động nhóm. Các thành viên trong nhóm nói cho nhau biết mình có trải nghiệm gì. Qua mỗi ý kiến của các thành viên trong nhóm học sinh sẽ được mở rộng khái niệm về “trải nghiệm” và giáo viên cần củng cố bằng cách nhấn mạnh: Trải nghiệm được chọn kể là những hoạt động mà bản thân em tham gia thực hiện hoặc được chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày để lại cho em nhiều ấn tượng, cảm xúc, hoặc có ý nghĩa với em, với cuộc sống. Đó có thể là những hoạt động ở trường, lớp với bạn bè hoặc ở trong gia đình với người thân. Do đó, trong câu chuyện em vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật chính (hoặc là người chứng kiến). Yêu cầu ở bài 3 là kể lại trải nghiệm đáng nhớ là muốn nhấn mạnh ấn tượng và cảm xúc của người tham gia trải nghiệm nên giáo viên cũng cần nhắc nhở học sinh chú ý yêu cầu này để bài kể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra (Thực tế nhiều học sinh “bỏ quên” yêu cầu này). 1.4. Chuẩn bị kĩ càng cho bài kể Trước hết, để học sinh tự tin khi trình bày bài kể lại một trải nghiệm trước lớp, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu bài học. Như đã nói ở trên, phần nói và nghe ở bài 1 có chủ đề trùng với phần nói và nghe ở bài 3. Với mục đích yêu cầu học sinh tiếp tục sử dụng kĩ năng đã có ở bài 1 để kể lại một trải nghiệm có ý nghĩa đối với đời sống tâm hồn mình và có thêm cách thể thể hiện cảm xúc đối với sự việc được kể. Như vậy, bài học vừa có tính kế thừa, vừa có yêu cầu mới cần phải phát huy. Thêm nữa, ở bài kể này, học sinh cần khắc phục được những nhược điểm đã nêu ở giờ trước để thực hiện tốt hơn. Đó cũng chính là mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này. Vì vậy trước khi dạy và học cần cho học sinh nắm được các yêu cầu cụ thể của bài nói một cách chi tiết như sau: Phần Yêu cầu Nội dung thể hiện Xác định đề tài Chia sẻ với mọi người về một trải nghiệm của bản thân Chuẩn bị Mục đích nói Rèn luyện khả năng diễn đạt khả năng nói trước nội dung đám đông. Người nghe Thầy /cô giáo và các bạn cùng lớp. Thời gian Vào tiết học Ngữ văn (phần trình bày từ 07ph-10ph) Không gian nói Nói trên lớp Tập luyện Tập luyện bằng - Tự tập trình bày trước gương trước khi những cách nào? - Tập trình bày trước một nhóm bạn, người thân để nói họ nhận xét, góp ý hoàn thiện bài nói hơn. 9/25 Bảng 3: Phiếu đánh giá tiêu chí nói Với mỗi bài nói trong từng chủ đề, phiếu đánh giá tiêu chí này sẽ cụ thể hóa theo nội dung của bài nói trong chủ đề đó thành điểm số cụ thể để học sinh tự đánh giá mức độ thực hiện phần trình bày bài nói trước lớp. Do đây là sáng kiến nghiên cứu về sự tự tin của học sinh nên phiếu đánh giá này có thêm khảo sát về việc đánh giá tiêu chí “tự tin” của người trình bày bài kể lại một trải nghiệm của bản thân như sau: Yêu cầu Tiêu chí kiểm tra Đạt Chưa đạt Bài trình bày có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về các nhân vật, không gian, thời gian xảy ra Các sự việc được kể theo trình tự hợp lí Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất và nhất quán Nội dung trong cách xưng hô từ đầu đến cuối bài nói. Thể hiện rõ cảm xúc về sự việc đã xảy ra. Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân. Giọng nói to, rõ, mạch lạc Hình Giọng điệu kể linh hoạt phù hợp với nội dung và cảm thức xúc của người nói. Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể, nét mặt cử chỉ hợp lí. Thông qua phiếu này học sinh được làm quen với việc đánh giá đồng đẳng (học sinh tự đánh giá lẫn nhau) để tự hoàn thiện bản thân. Đó là một trong những điểm mới trong dạy học phát triển năng lực hiện nay. 1.5. Kích thích học sinh tích cực tương tác để rèn luyện sự tự tin Với các em học sinh còn thiếu tự tin, việc tương tác với giáo viên, với học sinh sẽ giúp các em có cơ hội được trình bày trước tập thể để rèn luyện sự tự tin. Bằng cách thực hành nói nhiều lần, học sinh sẽ có kĩ năng nói tốt hơn, chủ động hơn. Muốn học sinh tích cực phát biểu hoặc xin trình bày ý kiến một cách chủ động, giáo viên cần tăng cường cho học sinh thảo luận nhóm, tập nói trong nhóm trước khi tập nói trước lớp. Khi đó, các thành viên sẽ có sự bổ sung góp ý cho nhau để học sinh lên trình bày trước lớp sẽ tự tin thực hiện tốt phần trình bày của mình.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_tu_tin_trinh_bay_truoc_l.doc