Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6
Đề tài : Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Vật lý là một môn khoa học kỷ thuật, ứng dụng rộng rãi trong đời sống thực tiễn. Nên trong xã hội luôn cần có một đội ngũ trẻ am hiểu vận dụng và phát huy các kiến thức đó một cách sâu rộng, nhằm kế thừa lớp người đi trước góp phần xây dựng và phát triển nền văn minh nhân loại . - Như chúng ta đã biết chương trình học của Học sinh tiểu học đã bước đầu phân hóa các nhóm KHTN và KHXH. Tuy nhiên khi lên khi lên bậc THCS sự phân hóa đó biểu hiện cụ thể và rõ ràng hơn. Các em được học những bộ môn như: Toán, Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, Giáo Dục Công Dân....Và trong số các môn học đó có môn Vật Lý. Một môn học mà ngay từ cái tên có lẽ nhiều học sinh rất ít lần nghe đến nó giờ lại lại là một môn học chính thức của các trường phổ thông. Trong nhiều năm giảng dạy bộ môn này, đặc biệt đối với chương trình vật lý lớp 6, tôi nhận thấy một điều là: Học sinh lớp 6 khi bắt đầu tiếp cận với bộ môn này đã gặp khá nhiều khó khăn như : các em không biết Vật lý là môn học nghiên cứu những vấn đề gì? Các em thường lúng túng khi đưa ra cơ sở để giải thích một hiện tượng, rất nhiều em cảm thấy rất khó khăn khi trình bày một bài toán định lượng và đa phần các em chưa có nhiều kỹ năng làm thí nghiệm, xử lí kết quả thí nghiệm để rút ra nội dung bài học ... - Hơn nữa do cuộc sống xã hội ngày nay có rất nhiều trò chơi quyến rũ trước mắt làm cho học sinh mê chơi lười học. Do sự quan tâm chưa đúng mức của một số phụ huynh đến việc học tập của con em mình làm cho học sinh có thói quen không tư duy trong học tập. Nên khi bước đầu làm quen và học tập môn Vật lý , học sinh tỏ ra thái độ lúng túng khi tiếp cận. Do vật lý là một bộ môn khoa học kỷ thuật. Áp dụng ngay trong thực tiễn nên có tính trừu tượng. Đa số là những hiện tượng thực tế trong cuộc sống, đòi hỏi học sinh phải có đầu óc tưởng tượng, dự đoán rồi mới thực hiện một bài thực hành chính xác được. Hay nói cách khác hơn học sinh phải nổ lực suy nghĩ mới thực hành tốt nhất . Nhận thức được vai trò của bộ môn và những khó khăn cần được giải quyết khi giảng dạy bộ môn, qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi cũng đúc rút được một số kinh nghiệm, nhằm giúp các em bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn này xin cùng chia sẽ với bạn bè đồng nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu - Giúp Học sinh biết được một cách khái quát : Vật lý nghiên cứu những vấn đề gì? Những yêu cầu cần có khi học bộ môn. - Bước đầu giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng làm thí nghiệm, xử lí kết quả thí nghiệm theo nhóm. - Giúp các em biết vận dụng lý thuyết làm một số bài tập định tính và định lượng. - Giúp các em hình thành kĩ năng trình bày một bài tập định lượng. b. Nhiệm vụ - Để thực hiện được các mục tiêu trên, bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi học sinh, tìm hiểu một cách khái quát những kiến thức - 1 - Đề tài : Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản, bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra. Môn vật lí THCS có vị trí cầu nối quan trọng, nó vừa phát triển, hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã được học ở Tiểu học vừa góp phần góp phần chuẩn bị cho các em những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để tiếp tục con đường học vấn hoặc đi vào lao động sản xuất đòi hỏi những hiểu biết nhất định về vật lí. Nhằm giúp cho bản thân có được những phuơng pháp giảng dạy phù hợp, tôi đã tìm hiểu về tâm sinh lý của học sinh ở độ tuổi 11 13, tìm hiểu vốn hiểu biết về thế giới tự nhiên mà các em đã lĩnh hội ở các lớp tiểu học Thông qua sách vở, qua tự quan sát bản thân rút ra đuợc nhiều điều bổ ích và cần thiết. 2. Thực trạng - Tôi về trường THCS Nguyễn Trãi năm 2006, dưới sự sắp xếp chuyên môn của trường tôi được phân công dạy Vật lí lớp 6 và Vật lí lớp 8. Nếu những tiết dạy vật lí lớp 8 luôn cho tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng vì những gì mình truyền đạt được các em tiếp nhận và vận dụng tốt thì những tiết dạy vật lí lớp 6 luôn cho tôi một cảm giác không hài lòng. Tôi nhận thấy: + Với các câu hỏi hoặc bài tập định tính đa số các em chưa biết đưa ra cơ sở (đặc điểm, tính chất, khái niệm, định nghĩa) để trả lời mà chỉ trả lời theo cảm tính. + Với các bài tập định lượng đa số các em cảm thấy rất khó khăn khi sử dụng các đại lượng khi tóm tắt. Và khi trình bày thì các em trình bày như một bài toán số học và không toát lên được "tính vật lí" trong đó. + Ở các em có sự tò mò khi quan sát các dụng cụ thí nghiệm nhưng lại rất lúng túng khi thực hiện thí nghiệm, khi thu thập thông tin và xử lí thông tin. + Đa phần các em chưa có nhiều kĩ năng khi hợp tác nhóm và tính kĩ luật khi làm thí nghiệm. + Các em chưa có sự tự giác khi học tập bộ môn, xem nhẹ việc làm bài tập ở nhà và đọc bài trước khi lên lớp. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vật lí 6, tôi xét thấy cũng có khá nhiều thuận lợi như sau: + Nội dung kiến thức môn vật lí 6 tương đối nhẹ. + Các kiến thức truyền đạt có thể gây nhiều hứng thú nếu biết sử dụng phương pháp dạy học hợp lí. + Đa phần các thí nghiệm tương đối đơn giản, phù hợp lứa tuổi các em. + Với đặc điểm lứa tuổi hiếu động, tò mò nhưng khá dễ " uốn". + Hầu hết các em đều được sự quan tâm từ phía gia đình, nhà trường và các tổ chức chính quyền địa phương. - 3 - Đề tài : Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6 + Hiện tượng que kem bị tan chảy gọi là hiện tượng gì? Đặc điểm của hiện tượng đó là gì? + Tại sao nước từ ao, hồ, sông, suối lại bay hơi? Phải có điều kiện gì lượng hơi nước đó mới tạo thành những giọt mưa? + Tại sao dùng chiếc thìa cán dài mở nắp hộp dễ hơn so với đồng xu? Từ những khúc mắc mà các em chưa giải quyết được, tôi bắt đầu giới thiệu một cách khái quát về bộ môn. Vật lý là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về vật chất và sự chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian. Một cách dễ hiểu hơn, khi học vật lí các em sẽ tìm được các câu trả lời liên quan đến thế giới tự nhiên, liên quan đến những hiện tự tự nhiên hoặc ứng dụng của nó trong đời sống kỹ thuật. Và qua chương trình vật lí lớp 6 các em không những sẽ trả lời được những câu hỏi trên mà còn biết thêm rất nhiều điều thú vị nữa như : Tại sao khi rơi mọi vật đều rơi theo phương thẳng đứng và đều hướng về phía trái đất, tại sao nhà sản xuất không đổ đầy các loại nước đóng chai ? Tại sao trên yên xe đạp lại có lò xo? Thổ dân Châu Úc làm gì để xác định hướng gió ... Sau phần giới thiệu đó, tôi bắt đầu đưa ra một số yêu cầu của mình khi học bộ môn này : + Đối với sách học và vở ghi: Cần có sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, vở làm bài tập và vở soạn bài. + Phải tuân thủ việc làm bài tập và soạn bài ( những nội dung có thể ) trước khi đến lớp. + Học phần ghi nhớ Sgk đồng thời học những phần quan trọng trong vở ghi ( có kí hiệu riêng ) Dành một phần thời gian giới thiệu cho các em biết được: khi học Vật lí các em sẽ được làm thí nghiệm kiểm chứng hoặc để rút ra chân lí, quán triệt các em tính kĩ luật khi làm thí nghiệm...Đồng thời không quên giới thiệu qua một số kí hiệu trong sách giáo khoa: + Kí hiệu : thu tập thông tin ( thông tin có được khi tự làm thí nghiệm, khi quan sát thí nghiệm của Giáo viên, khi quan sát các hiện tượng tự nhiên ...) + Kí hiệu : Xử lí thông tin ( căn cứ vào các thông tin đã thu thập được để rút ra những kết luận cần thiết) + Kí hiệu ▼: Vận dụng ( phần này được trình bày dưới dạng các câu hỏi và các bài tập giúp các em hiểu sâu hơn về bài học và để kiểm tra trình độ của mình ) + Kí hiệu C... : Là những hướng dẫn cụ thể khi thu thập thông tin, xử lí và vận dụng thông tin. + Phần ghi nhớ : Được in đậm trong nền khung màu và đây là nội dung các em phải học thuộc ❖ Bước đầu hình thành kỹ năng làm thí nghiệm và rèn luyện tính trung thực, kĩ luật khi làm thí nghiệm - Chỉ dẫn cho HS các bước cơ bản nhất khi làm một thí nghiệm đó là: + Xác định mục đích thí nghiệm. + Chỉ ra được các dụng cụ làm thí nghiệm. + Nêu và làm được các bước thí nghiệm. - 5 - Đề tài : Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6 VD 2: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ ấm thật đầy? + Đa số các em trả lời: vì khi đun nước tràn ra và làm tắt bếp. + Câu trả lời hoàn chỉnh phải là: Chất lỏng có đặc điểm là nở ra khi nóng lên do đó khi đun nước, nước sẽ nóng lên, nở ra thể tích của nó tăng và tràn ra làm tắt bếp. VD3: Khi nung nóng một vật rắn KLR của vật tăng hay giảm? Tại sao + Đa số các em trả lời: KLR tăng vì khi hơ nóng thể tích của vật tăng. + Câu trả lời phải là: Khi hơ nóng thể tích quả cầu tăng nhưng khối lượng của nó không đổi nên theo công thức D = m/V, ta thấy khối lượng riêng của nó sẽ giảm. - Với những lỗi các em hay mắc phải khi trả lời các câu hỏi định tính tôi đã đưa ra một "công thức" chung cho các câu hỏi và bài tập dạng này như sau: + Đọc kỹ câu hỏi. + Xác định câu hỏi này liên quan cụ thể đến kiến thức vật lí nào? + Phải đưa ra cơ sở vật lí để trả lời hiện tượng. VD với câu hỏi: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ ấm thật đầy? + Trước hết các em phải phải định được: Câu hỏi này liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất lỏng và sự nở vì nhiệt của chất lỏng có đặc điểm là : nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. + Khi trả lời các em phải đưa ra được cơ sở là : Chất lỏng có đặc điểm là nở ra khi nóng lên do đó khi đun nước, nước sẽ nóng lên, nở ra thể tích của nó tăng và tràn ra làm tắt bếp. VD với câu hỏi: Tại sao lá của cây sương rồng lại tiêu giảm thành gai? + Trước hết phải xác định được: Câu hỏi này liên quan đến sự bay hơi và sự bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng chất lỏng. + Do đó khi trả lời các em phải đưa ra được cơ sở là: Sự bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng, diện tích mặt thoáng càng lớn thì bay hơi diễn ra càng nhanh. Vì vậy để thích nghi với điều kiện khô hạn ở xa mạc, lá của xương rồng phải tiêu giảm thành gai để giảm diện tích mặt thoáng, hạn chế sự mất nước do bay hơi. ❖ Hướng dẫn cách trình bày một bài toán định lượng Vật lí 6 - Qua một số tiết ôn tập, khi cho các em làm một số bài tập định lượng tôi thấy : + Các em rất lúng túng khi tóm tắt. + Khi trình bày thường không ghi công thức. + Kết quả thường sai vì chưa chú ý đến đơn vị Ví dụ: Hãy tính thể tích của 3 tấn cát. Biết khối lượng riêng của nó là 1500 kg. + Các em thường làm như sau : Thể tích của 3 tấn cát là: 3 : 1500 = 0,002 m3 ĐS: 0,002 m3 - Vì lần đầu tiên tiếp cận một bài toán vật lí, do đó sự sai sót khi trình bày của các em là điều không thể tránh khỏi. Do đó, hãy đừng quát mắng : tại sao một bài dễ vậy mà không làm được mà hãy kiên nhẫn hướng dẫn các em. - 7 - Đề tài : Giúp Học sinh lớp 6 bước đầu làm quen và hình thành cách học bộ môn Vật lí 6 m 4500 D 1500kg / m3 V 3 b. Thể tích của 5 tấn cát m2 5000 3 V2 3,333 m D2 1500 c. Khối lương của 6 m3 cát là m3 V3.D3 6.1500 9000 kg ❖ Hướng dẫn học sinh học các tiết thực hành - Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng các tiết thực hành là một bài toán khó đối với tất cả Học sinh các khối đặc biệt là Học sinh lớp 6. Các em bối rối trước những yêu cầu của bài thực hành từ khâu xác định mục tiêu đến khâu làm thí nghiệm, khâu xử lí kết quả và khâu rút ra kết luận. Sau nhiều tiết trải nghiệm hướng dẫn thực hành, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và khi thực hiện tôi nhận thấy những bước này mang lại hiệu quả. Bước 1: Giáo viên : chuẩn bị dụng cụ, sắp xếp dụng cụ theo mỗi nhóm vào sọt, bên ngòai mỗi sọt có ghi tên nhóm và sọt của giáo viên cũng phải ghi tên để dễ phân biệt, dễ kiểm tra, phát phiếu giao dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm. Giáo viên : viết trước tiên các bảng phụ : - Bảng 1 : phân công các bước thực hành cho học sinh có phân bố thời gian cụ thể cho từng bước - Bảng 2 : Đánh giá điểm thực hành (10 điểm ) * Ý thức : 3 điểm * Kết quả thực hành : 6 điểm * Tiến hành đúng thời gian : 1 điểm Tuỳ theo bài thực hành mà phân ra theo từng thang điểm nhỏ - Sau khi chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm , giáo viên nên làm thực hành trước để dự đoán thời gian và kết quả thực hành . Có thể giáo viên làm bảng kết quả có số liệu cụ thể để sau khi lấy kết quả thực hành của học sinh đối chiếu lại kết quả đúng của giáo viên - Giáo viên phân công nhiệm vụ ở mỗi nhóm học sinh + Trưởng nhóm nhận dụng cụ thực hành , kiểm tra dung cụ và quản lí dụng cụ trước tiết thực hành + Thý kí ghi số liệu thực hành + Phân công nhiệm vụ khác tuỳ theo nội dung của mỗi bài thực hành . + Giáo viên : để dễ quan sát cách làm của mỗi nhóm nên ghi trước bàn“ nhóm 1 , nhóm 2 , Bước 2: Thực hiện các loại hoạt động cụ thể : + Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục tiêu và ôn lại lý thuyết : (5phút ) Giáo viên nên cho học sinh tìm hiểu mục tiêu của bài thực hành để nắm đýợc tiết dạy thực hành sẽ làm những công việc gì ? Đi đến kết luận gì ? Giáo viên ôn lại lí thuyết ở tiết học trýớc và kiến thức có liên quan đến quá trình học sinh làm bài thực hành tính toán số liệu . - 9 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_6_buoc_dau_lam_quen.doc