Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh kết nối kiến thức vào cuộc sống trong dạy Công nghệ 6

doc 19 trang sklop6 18/05/2024 1190
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh kết nối kiến thức vào cuộc sống trong dạy Công nghệ 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh kết nối kiến thức vào cuộc sống trong dạy Công nghệ 6

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh kết nối kiến thức vào cuộc sống trong dạy Công nghệ 6
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH
 ––––––––––––––––––––––––
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“GIÚP HỌC SINH KẾT NỐI KIẾN THỨC VÀO CUỘC SỐNG
 TRONG DẠY CÔNG NGHỆ 6”
 Môn: Công nghệ 
 Cấp học: Trung học cơ sở
 Tác giả: Tạ Thị Trinh
 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh
 Thị trấn Phùng - Đan Phượng
 Chức vụ: Giáo viên 
 NĂM HỌC: 2021 - 2022 2/15
 PHẦN II: NỘI DUNG 
 A.Cơ sở lí luận
 1.Thực trạng vấn đề: 
 Chương trình môn công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực 
công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ 
để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà 
trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật. Trong giáo 
dục công nghệ, năng lực tự chủ của HS được biểu hiện qua sự tự tin và sử dụng 
hiệu quả các sản phẩm công nghệ trong gia đình, cộng đồng, trong học tập và 
công việc, bình tĩnh , xử lí có hiệu quả những sự cố kỹ thuật, công nghệ,  năng 
lực tự chủ được hình thành và phát triển ở học sinh thông qua các hoạt động 
thực hành, làm dự án, thiết kế và chế tạo các sản phẩm công nghệ, sử dụng và 
đánh giá các sản phẩm. Vì vậy giáo viên cần coi trọng việc phát huy tính tích 
cực, tự lực chủ động của học sinh. Giáo dục công nghệ có nhiều ưu thế trong 
hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông 
qua các hoạt động tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới, giải quyết các vấn đề kỹ thuật 
công nghệ trong thực tiễn. Sách giáo khoa Công nghệ 6 với chủ đề Công nghệ 
trong gia đình, một nội dung quan trọng của giáo dục công nghệ phổ thông, 
phản ánh thế giới công nghệ đa dạng, phong phú và liên tục phát triển trong môi 
trường gia đình. Học Công nghệ 6, các em sẽ được tiếp cận, khám phá những 
điều lí thú và bổ ích về nơi chúng ta ở, về những thực phẩm chúng ta ăn, những 
trang phục mỗi người mặc hàng ngày, về những sản phẩm công nghệ phổ biến 
trong mỗi gia đình Việt. Cho nên việc giúp các em kết nối kiến thức đã học với 
thực tiễn đời sống là cần thiết . 
 Sách giáo khoa Công nghệ 6 được biên soạn theo định hướng phát triển 
phẩm chất và năng lực của học sinh, từ cách gắn kết kiến thức với thực tiễn đến 
cách tổ chức hoạt động học của các em học sinh, Nội dung các bài học trong 
sách tạo thuận lợi cho học sinh tự khám phá để tìm hiểu và vận dụng kiến thức. 
Các hoạt động luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, ở trên lớp khuyến 
khích học sinh tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo. Hệ thống câu hỏi, bài tập, 
hoạt động, trong các bài học tập trung vào đánh giá kĩ năng thực hành và vận 
dụng kiến thức và nhận thức vào thực tiễn của học sinh. 
 Để tăng hiệu quả học tập, nhằm rèn luyện kĩ năng, thái độ đúng đắn, khoa 
học trong lao động, làm việc theo quy trình rèn luyện tác phong công nghiệp thì 
trong dạy học cần áp dụng phương pháp nhằm giúp học sinh kết nối những kiến 
thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 4/15
 2.Thiết kế hoạt động dẫn nhập gắn với thực tiễn
 - Mục đích: 
 + Hoạt động dẫn nhập hay còn gọi là hoạt động khởi động nhằm tạo tâm 
thế học tập, giúp học sinh nhận thức đầy đủ vấn đề cần giải quyết và ý nghĩa của 
bài học.
 + Hoạt động dẫn nhập tự nhiên và gắn với thực tiễn để khai thác thác 
được những hiểu biết đã có của học sinh với bài học, tạo mối liên quan giữa kiến 
thức trong bài với đời sống thực tế, nêu bật được mối liên hệ giữa bài học với 
thực tế cuộc sống.
 - Cách tiến hành:
 + Sử dụng hình ảnh, video, tình huống thực tế.
 + Yêu cầu học sinh quan sát, tìm hiểu, vận dụng những hiểu biết đã trải 
nghiệm trong thực tế để trao đổi, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ học tập
 3. Đổi mới phương pháp dạy học
 * Mục đích: 
 - Nhằm phát huy các năng lực chung:
 +Năng lực tự học.
 + Năng lực giải quyết vấn đề.
 + Năng lực tư duy.
 + Năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
 - Năng lực chuyên biệt :
 + Năng lực khai thác thông tin.
 + Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể.
 + Năng lực quan sát, thực hành công nghệ.
 -Tạo hứng thú nghiên cứu, tìm hiểu tự kết nối kiến thức đã học với thực tế 
trong cuộc sống. 
 *Cách tiến hành
 - Có thể sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau để thiết kế hoạt 
động hình thành kiến thức mới. Cụ thể như:
 Phương pháp 1: Hoạt động nhóm: 6/15
Căn cứ vào sản phẩm học sinh làm ra hoặc kết quả công việc mà học sinh thực 
hiện. Giáo viên tổ chức cho học sinh kiểm tra chéo sản phẩm giữa các nhóm với 
nhau nhằm giúp học sinh có thể đánh giá, nhìn nhận khách quan kết quả của 
mình. Đây là cơ sở để giáo viên có thể đánh giá chính xác kết quả năng lực thao 
tác của học sinh và cũng góp phần giúp hs phấn đấu thi đua trong học tập.
Cách đánh giá này cần có một chuẩn mực đặt ra để học sinh có thể so sánh kết 
quả của mình so với chuẩn được quy định. Ngoài ra cũng cần phải đánh giá quy 
trình học sinh thực hiện so với quy trình hợp lí mà học sinh được học là đúng 
hay sai. Đây là yêu cầu đặt ra hết sức quan trọng song để đánh giá chính xác yêu 
cầu này là một vấn đề khó khăn vì quá trình thực hiện công việc theo thời gian 
cả tiết học nên để đánh giá được tiêu chí này giáo viên phải thường xuyên theo 
dõi học sinh thao tác để hướng dẫn và uốn nắn kịp thời nếu học sinh thao tác sai 
quy trình, làm việc tuỳ tiện.
 * Đánh giá thái độ:
 Đánh giá thái độ là một việc khó khăn, tuy nhiên cũng rất cần thiết nhằm 
rèn luyện cho học sinh tác phong công nghiệp, thói quen làm việc theo kế hoạch, 
đúng quy trình, ý thức tiết kiệm, tinh thần tập thể và tính say mê công việc... 
giáo viên đánh giá thái độ của học sinh qua việc theo dõi quá trình học tập và 
tiến hành các công việc thực hành.
 Để hoạt động thực hành có hiệu quả giáo viên có thể sử dụng phương pháp 
làm mẫu (Nếu dạy trực tuyến có thể làm mẫu trước rồi quay video hoặc sử dụng 
vi deo sưu tầm đúng nội dung bài học)
 4. Kết nối nghề nghiệp liên quan đến nội dung bài học
 * Mục đích:
 - Cho học sinh thấy mối liên quan kiến thức với nghề nghiệp thực tế.
 - Thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
 * Cách tiến hành:
 - Trình bày về tên nghề, đặc điểm của nghề, những yêu cầu về phẩm chất 
năng lực của người làm nghề. 
 - Nêu cơ hội việc làm của nghề, vị trí của nghề trong xã hội.
 5.Tổ chức hoạt động vận dụng:
 * Mục đích:
 - Kết nối bài học với thực tiễn ở cấp độ hành động. 8/15
 Sau khi phân tích có thể giúp các em tìm kiếm và chọn lọc được thông 
tin phù hợp, vận dụng được kiến thức, kĩ năng được học về các phương pháp 
bảo quản và chế biến thực phẩm để ứng dụng trong thực tế cuộc sống
 2.Thiết kế hoạt động dẫn nhập gắn với thực tiễn
Hoạt động của GV và HS Nội dung 
 cần đạt
 Chuyển giao nhiệm vụ
 GV đưa ra hình ảnh về một số món ăn Hoàn 
 thành 
 nhiệm vụ.
 GV yêu cầu HS suy nghĩ trong thời gian 2 phút và cho biết 
thực phẩm đã được bảo quản và chế biến thành món ăn ngon như 
thế nào?
 HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
 Thực hiện nhiệm vụ
 HS quan sát, nêu tên đúng loại thực phẩm.
 Báo cáo
 GV yêu cầu đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ 
sung.
 Kết luận và nhận định
 GV nhận xét trình bày của HS.
 GV chốt lại kiến thức.
 GV dẫn dắt vào bài mới: Thực phẩm phải bảo quản chu đáo, 
cẩn thận; chế biến đa dạng, phong phú; cung cấp đủ chất dinh 
dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Vậy cần tiến hành bảo quản và 
chế biến thực phẩm như thế nào thì chúng ta vào bài hôm nay.
 =>HS định hình nhiệm vụ học tập, sẽ liên hệ với việc bảo quản và chế 
biến thực phẩm trong thực tế. 10/15
 GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập.
 Báo cáo, thảo luận
 GV yêu cầu HS nhận xét bài làm nhóm bạn.
 Kết luận và nhận định
 GV nhận xét trình bày của HS.
 GV chốt lại kiến thức.
 HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
 => Như vậy các em chủ động hiểu được sự cần thiết của việc bảo quản 
thực phẩm trên thực tế, có ý thức bảo quản thực phẩm tại gia đình.
 4. Định hướng nghề nghiệp
 Giới thiệu nghề đầu bếp:
 Chuyển giao nhiệm vụ *Đầu bếp:
 GV chiếu một video về nghề đầu bếp cho HS - Đầu bếp là tên 
 GV yêu cầu HS xem và thảo luận trao đổi nhóm gọi dành cho những 
 cặp bàn và trả lời câu hỏi sau trong thời gian là 2 người chế biến món 
 phút. ăn ở các nhà hàng, 
 ? Đầu bếp thường là công việc ở địa điểm nào? quán ăn, khách sạn,...
 ? Nghề đầu bếp đòi hỏi những đặc tính nào? - Nghề đầu bếp 
 ? Theo em cơ hội việc làm của nghề này như đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên 
 thế nào. nhẫn và khéo léo.
 HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
 Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ 
sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GVbổ sung và chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ để hiểu vầ nghề đầu bếp.
 => Giúp các em hình dung công việc của nghề đầu bếp và hiểu được 
“Đầu bếp ” là nghề cần thiết để phát triển ngành dịch vụ như kinh doanh 
khách sạn, nhà hàng  12/15
 ? Làm thế nào để có món ăn như sau
 GV yêu cầu HS cùng trao đổi thảo luận nhóm với nhau. 
Thời gian 1 phút. Giải quyết tình huống.
 HS tiếp nhận tình huống
 Thực hiện nhiệm vụ
 HS trao đổi thảo luận với nhau.
 HS giải quyết tình huống.
 Báo cáo, thảo luận
 GV gọi đại diện trả lời. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 Kết luận và nhận định
 GV dẫn dắt nội dung : Để từ thực phẩm trên có món ăn trên thì chúng ta 
cần phải tiến hành trộn hỗn hợp tạo thành món sa-lát hoa quả. Vậy món sa-lát 
hoa quả được tiến hành như thế nào thì chúng ta sẽ cùng xem hướng dẫn nhé:.
 HS định hình nhiệm vụ học tập
 Giáo viên thực hiện thao tác mẫu hoặc cho học sinh theo dõi video 
với 2 nội dung sau:
 Nội dung 1. Lập danh mục vật liệu và dụng cụ cần thiết
 - Nguyên liệu: Táo: 2 quả, dứa: 1 quả; dưa chuột: 1 quả; thanh long: 1 quả; 
cà chua bi: 3 quả; chanh: 1 quả; sữa đặc: 40g; mật ong: 2 thìa canh; sốt mai-o-ne 
(mayonnaise): 50g; rau xà lách: 1 cây; đường: đủ dùng.
 - Dụng cụ: Dao thái, thớt, bát (tô) to, đĩa to.
 Nội dung 2: Thực hành quy trình làm món sa-lát hoa quả 
 Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 14/15
 - Bảng1: Kết quả kiểm tra nhận thức của học sinh ở các lớp thực 
nghiệm và lớp đối chứng:
 Giỏi Khá Trung bình Yếu - Kém
 Sĩ 
Lớp Số Số Số Số 
 số %
 lượng % lượng % lượng % lượng
6A 41 20 48,8 17 41,5 4 9,7 0
 6C 41 19 46,4 18 43,9 4 9,7 0
 6B 44 15 34 20 45,5 9 20,5 0
 6D 31 5 16,1 10 32,2 16 51,7 0
 - Bảng 2. So sánh kết quả trung bình của nhóm lớp thực nghiệm và 
nhóm lớp đối chứng
 Trung Yếu - 
 Tỉ lệ trung bình Tổng Giỏi Khá
 số bình kém
 hoc 
Nhóm lớp sinh SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm (6A, 6C) 82 39 47,6 35 42,7 8 9,7 0
 Đối chứng (6B,6D) 75 20 26,7 30 40 25 33,3 0
 Số liệu so sánh ở bảng 2 cho thấy có sự khác biệt lớn giữa tỉ lệ học sinh đạt 
điểm giỏi và tỉ lệ học sinh đạt diểm yếu kém ở nhóm lớp thực nghiệm và nhóm 
lớp đối chứng. Nhóm lớp thực nghiệm tỉ lệ điểm giỏi có được lên tới 47,6%, còn 
nhóm lớp đối chứng là 26,7%. Tương tự như vậy tỉ lệ chung điểm khá ở nhóm 
lớp thực nghiệm là 42,7% còn ở nhóm lớp đối chứng có giảm hơn là 40%; tỉ lệ 
chung điểm trung bình ở nhóm lớp thực nghiệm là 9,7% còn ở nhóm lớp đối 
chứng tăng hơn là 33,3%.
 Như vậy qua sự so sánh ở phần trên có thể nói kết quả vận dụng kiến thức 
vào thực tế của học sinh ở các lớp sử dụng các biện pháp để chú trọng việc kết 
nối kiến thức vào thực tế cuộc sống có sự khác biệt lớn so với các lớp không 
được sử dụng các biện pháp để chú trọng việc kết nối kiến thức vào thực tế cuộc 
sống trong quá trình dạy học. Điều này theo đánh giá của cá nhân tôi là phù hợp 
với logíc nhận thức. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_ket_noi_kien_thuc_vao_cu.doc