Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn Tin học 6

doc 24 trang sklop6 22/07/2024 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn Tin học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn Tin học 6

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn Tin học 6
 Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm 
 đối với môn tin học 6”
 MỤC LỤC
 1. MỞ ĐẦU.....................................................................................Trang: 2
 1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................Trang: 2
 1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................Trang: 3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................Trang: 3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................Trang: 4
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...................................................Trang: 4
 2. NỘI DUNG .................................................................................Trang: 4
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề ..........................................................Trang: 4
 2.2. Thực trạng của vấn đề ..............................................................Trang: 5
 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề .....................Trang: 7
 2.4. Kết quả đạt được .....................................................................Trang: 20
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................Trang: 21
 3.1. Kết luận ...................................................................................Trang: 21
 3.2. Kiến nghị................................................................................Trang: 22
 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................Trang: 24
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 1 Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm 
 đối với môn tin học 6”
chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết 
quả sẽ không đạt được như mong muốn.
 Đối với bộ môn Tin hoc, Bộ giáo dục mới chỉ đưa vào là một trong 
những môn học tự chọn trong cấp học THCS nên bước đầu nó còn rất mới mẻ 
và nhiều bỡ ngỡ với các em học sinh. Bên cạnh đó nội dung và kiến thức của 
bộ môn có nhiều bài khó và trìu tượng, lại đòi hỏi các em phải có kĩ năng vận 
dụng thực hành thao tác được trên máy tính, trong khi đó số máy tính để các 
em thực hành lại rất khiêm tốn (4 học sinh/1 máy tính). Như vậy câu hỏi đặt 
ra cho người giáo viên là: Tổ chức các hoạt động dạy và học như thế nào? 
Vận dụng phương pháp nào? Cách thức hoạt động ra sao?... mà người giáo 
viên nào cũng đều nghĩ tới và đi tìm câu trả lời. Để góp phần nào giải quyết 
những khó khăn trên, tôi xin trình bày đề tài: “ giải pháp phát huy tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm đối với môn tin 
học 6”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
 - Giúp các em học sinh biết nêu và giải quyết vấn đề về khoa học, biết 
phân tích, đánh giá, nhận xét những nhận định của người khác và bảo vệ 
những ý kiến của mình. Tạo tâm lý học tập thoải mái cho các em học sinh.
 - Làm tăng khả năng về tư duy logic, phát huy tính tích cực, tự giác, 
chủ động, sáng tạo cho các em học sinh.
 - Hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, tinh thần 
hợp tác, trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập (kĩ năng sống) của các em học 
sinh để các em lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất, có đủ tự tin khi thực hành 
các thao tác trên máy tính trong các giờ thực hành. Giúp các em có cái nhìn 
trực quan sinh động hơn đối với môn Tin học, yêu thích môn học hơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
 - Nội dung chương trình môn tin học lớp 6 (Tin học dành cho trung học 
cơ sở quyển 1).
 - Học sinh khối 6, lớp 6A, 6B, 6C trường THCS Phạm Hồng Thái năm 
học 2016-2017.
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 3 Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm 
 đối với môn tin học 6”
học sinh, tự giác trong học tập, giúp các em đạt được độ bền kiến thức, có kĩ 
năng vận dụng, ứng dụng kiến thức trong quá trình thực hành và trong thực 
tiễn.
* Khái niệm mhóm và hoạt động nhóm:
 - Nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác lẫn nhau, để 
thực hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thoả mãn các nhu cầu cá nhân.
 - Hoạt động nhóm trong dạy học (hay còn gọi là dạy học hợp tác) là 
một hình thức tổ chức dạy học mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của 
giáo viên làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích 
học tập chung của nhóm đặt ra. Trong hoạt động nhóm có nhiều mối quan hệ 
giao tiếp: Giữa học sinh với nhau, giữa giáo viên với từng học sinh.
 - Hoạt động nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, 
cùng nhau xây dựng phương pháp nhận thức mới.
 - Trong hoạt động nhóm, quá trình học tập trở thành quá trình học hỏi 
lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập, kĩ năng giao tiếp và 
các kĩ năng xã hội khác.
 - Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh 
theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý 
tưởng, nguồn gốc kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá 
nhân. Từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập 
của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong 
nhóm. Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu việt, cho phép rèn luyện kĩ 
năng làm việc nhóm cho học sinh hiện đang được áp dụng rộng rãi cho nhiều 
môn học, cấp học.
2.2. Thực trạng của vấn đề
 ❖ Những thuận lợi
 - Thầy và trò chúng tôi được làm việc và học tập dưới mái trường 
tương đối khang trang và sạch đẹp, cơ sở vật chất của nhà trường dần dần 
được trang bị đầy đủ, trong đó có sự trang bị cho việc dạy và học môn tin học, 
cụ thể: đã có phòng học và thực hành riêng cho bộ môn, bảng từ, 2 bộ máy 
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 5 Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm 
 đối với môn tin học 6”
sinh của lớp (3 đến 4 em học tập và thực hành trên một máy tính, trong thực 
hành thì điện cung cấp cho phòng máy không đủ dẫn đến máy bị khởi động 
lại đột ngột làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em), dẫn đến giáo 
viên khó khăn trong việc quản lí và giám sát học sinh trong tiết học.
 - Trong quá trình giảng dạy tôi cảm nhận được có nhiều em học sinh 
còn nhút nhát, rụt rè, yếu về kĩ năng giao tiếp, không giám nói nên ý kiến hay 
quan điểm của mình; việc học tập của các em còn mang nhiều tính thụ động, 
chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo; kĩ năng hợp tác trong 
các giờ thực hành còn yếu.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 Hoạt động nhóm là hình thức dạy học có chiến lược giáo dục mạnh mẽ 
và linh hoạt, có những đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại, làm cho học 
sinh thích ứng với sự phát triển. Có rất nhiều cách thức khác nhau để giáo 
viên có thể nâng cao hiệu quả của những tiết thảo luận trong hoạt động nhóm, 
nếu như là người có tâm huyết, được đào tạo tốt, nắm chắc quy trình và có 
biện pháp tổ chức thảo luận hữu hiệu thì người dạy có thể phát huy tối đa mặt 
tích cực của phương pháp thảo luận nhóm, nó là phương pháp ưu việt, phát 
huy được tính tích cực, tự giác của học sinh hơn hẳn so với các phương pháp 
khác. Để vận dụng phương pháp này trong giảng dạy có hiệu qủa theo tôi 
chúng ta cần phải:
 - Nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình thảo luận 
nhóm, bao gồm:
 + Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
 + Nguyên tắc đảm bảo hài hoà giữa các hình thức dạy và học
 + Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
 + Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế
 + Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
 - Xây dựng được quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm
 - Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết để tiến hành thảo luận nhóm: 
Phương pháp thảo luận nhóm có thành công hay không còn tuỳ thuộc vào sự 
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 7 Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm 
 đối với môn tin học 6”
 ngẫu nhiên như theo sổ điểm danh, theo giới tính, theo tổ, theo vị trí chỗ 
 ngồi,
 - Như vậy có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có ưu và 
nhược điểm riêng. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà giáo viên có thể áp dụng cách 
 * Chia theo vị trí ngồi: Hai học sinh ngồi cạnh nhau, các học sinh ngồi 
cùng bàn, học sinh hai bàn quay mặt với nhau.
 * Chia theo danh sách lớp: Nhóm học sinh có thứ tự từ nhỏ đến lớn, 
nhóm học sinh theo thứ tự chẵn lẻ, nhóm học sinh theo thứ tự cách quãng của 
danh sách lớp.
 * Chia theo sở thích: Học sinh tự chọn nhóm theo hướng dẫn của giáo 
viên, học sinh dễ làm việc với nhau, có quan hệ tình cảm tốt với nhau. (Hạn 
chế cách chia nhóm kiểu này vì không rèn luyện được cho học sinh khả năng 
giao tiêp làm quen, hợp tác)
 * Chia theo nhóm địa bàn cư trú: Chia nhóm theo nơi ở của học sinh, 
các em sẽ tiện đến với nhau khi cần thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.
 * Chia theo năng lực của học sinh: Chia nhóm có đầy đủ các đối tương 
hoc sinh: Học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu (ưu điểm: Giảm sự chênh lệch về 
năng lực giữa các nhóm, tạo điều kiện để học sinh giúp đỡ lẫn nhau).
 * Chia theo theo cách ngẫu nhiên: Giáo viên đếm số thứ tự 1, 2, 3,  n 
rồi lặp lại cho đến học sinh cuối cùng (n là số nhóm cần chia). Phân chia sẵn 
vị trí ngồi cho các nhóm. Các học sinh mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1), 
tiếp theo đến nhóm n (ưu điểm của cách chia này là rèn cho các em học sinh 
khả năng làm quen, hợp tác).
 - Sau khi chia nhóm, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm 
trưởng có trách nhiệm điều hành nhóm trong suốt quá trình làm việc và bầu ra 
một thư kí để ghi chép những kiến thức thống nhất của nhóm. Sự điều hành 
và phân công hợp lý, dung hoà các mối quan hệ của các thành viên trong 
nhóm có ý nghĩa quan trong đối với kết quả hoạt động và tinh thần đoàn kết 
trong nhóm. Qua đó học sinh học được cách thức tổ chức, kĩ năng giao tiếp, 
tính tự giác, tự lập,là cơ hội rèn luyện khả năng cần thiết của nhà lãnh đạo 
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 9 Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm 
 đối với môn tin học 6”
Ví dụ 1 (Chia nhóm nhỏ để thảo luận): 
 Trong bài 3 SGK trang 9 “Em có thể làm gì nhờ máy tính”, ở mục 2: 
“Có thể dùng máy tính vào những việc gì?” giáo viên tổ chức cho học sinh 
hoạt động nhóm:
 - Giáo viên chia nhóm nhỏ cùng thảo luận (chia theo vị trí chỗ ngồi 2 
bàn gần nhau quay lại với nhau thành một nhóm để thảo luận), dự kiến thời 
gian thảo luận 7 phút.
 - Các nhóm cùng thảo luận nội dung: Liệt kê những công việc mà máy 
tính có thể làm việc? Lấy ví vụ minh hoạ cho mỗi công việc đó?
 - Các nhóm tiến hành thảo luận theo nhóm, giáo viên quan sát và giám 
sát các hoạt động của từng nhóm.
 - Kết thúc thời gian thảo luận, giáo viên chỉ định bất kỳ nhóm trình bày 
kết quả của mình, những nhóm sau nhận xét và bổ sung thêm ý kiến (các ý 
kiến của nhóm sau không được lặp lại ý kiến của nhóm trước đã trình bày). 
Sau đó giáo viên nhận xét và kết luận.
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 11 Đề tài: “Giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhóm 
 đối với môn tin học 6”
 (Ảnh các em hoạt động nhóm theo tổ)
Ví dụ 3 (chia nhóm đánh giá): 
 Trong bài 10 SGK trang 41 “Hệ điều hành làm việc những gì?” giáo 
viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung đồng thời ở mục 1 và mục 2.
 - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi dãy bàn chia làm 2 nhóm), giao 
nhiệm vụ cho mỗi nhóm, thời gian thảo luận cho mỗi nội dung là 15 phút.
 + Nhóm 1; 2 tìm hiểu nội dung 1: Hệ điều hành – phần mềm máy tính
 + Nhóm 3; 4 tìm hiểu nội dung 2: Các nhiệm vụ của hệ điều hành 
 - Giáo viên có thể định hướng cho những vấn đề cần thảo luận của từng 
nội dung cho các nhóm thực hiện bằng một số câu hỏi gợi ý:
 * Nội dung 1:
 + Em thử hình dung xem nếu máy tính không có hệ điều hành thì điều 
 gì sẽ xảy ra?
 + Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng?
 + Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng có gì khác nhau?
 + Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính? tại sao?
 + Thống kê một số hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay?
Người thực hiện: Trần Văn Tương – Đơn vị: Trường THCS Phạm Hồng Thái Trang: 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_d.doc