Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử Lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử Lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử Lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
CHUYÊN ĐỀ: “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn Lịch sử có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định và làm tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Với tầm quan trọng đó thì việc nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng - chất lượng giáo dục nói chung, luôn là mối quan tâm lớn nhất của Đảng, của Chính phủ, ngành giáo dục và nỗi trăn trở của chính những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ giảng dạy. Trong việc nâng cao chất lượng nói chung - môn Lịch sử nói riêng thì việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng. Năm học 2021 – 2022, HS khối lớp 5 vẫn thực hiện chương trình SGK hiện hành. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học đều được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng. Các nhà trường đều hướng tới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Song thực tế thì hầu hết giáo viên chưa nắm rõ dạy như thế nào là phát triển năng lực học sinh, phát triển được năng lực gì? Cách soạn giảng bài dạy theo định hướng phát triển năng lực là như thế nào? Đặc biệt HS lớp 5 chuyển từ bậc tiểu học lên bậc trung học cơ sở sẽ có nhiều điểm bỡ ngỡ khi phải làm quen với cách học mới: Sự thay đổi về vị trí, sự ngỡ ngàng khi tiếp cận các môn học, sự bất ngờ về ghi chép. Với lí do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “Đồi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử 6 theo định hướng phát triển năng lực” nhằm trao đổi, chia sẻ về những vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực và giúp học sinh từng bước tiếp cận với phương pháp học của học sinh lớp 6 nói chung và môn lịch sử nói riêng. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH LỚP 6 HIỆN NAY: Khi lên lớp 6 học sinh được học nhiều thầy cô giáo với nhiều môn học khác nhau (Mỗi thầy cô phụ trách một môn), mỗi thầy cô lại có phong cách cũng như phương pháp dạy học riêng và thời lượng quy định là 45 phút/1tiết học nên việc thực hiện chương trình của từng môn/tiết là không thay đổi vì hết 45 phút học sinh phải a. Năng lực tự học: Để hình thành năng lực tự học cho học sinh, cần xây dựng hệ thống nội dung học tập logic, chặt chẽ và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nội dung đó bằng các việc làm cụ thể sao cho đạt được kết quả chắc chắn, qua đó nhằm khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá ra kiến thức mới gần giống như kiến thức mà các em đã được học. Với những nội dung vừa phân tích ta có thể thấy “Năng lực tự học là cốt lõi trong thời đại mới”. b. Năng lực hợp tác: Thông qua hợp tác trong học tập người học rèn luyện được nhiều kĩ năng như tổ chức nhóm, kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực, kĩ năng đánh giá, tự đánh giá, ... Học sinh lớp 6 phát triển năng lực hợp tác sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn, biết phối kết hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm để nâng cao hiệu quả của các hoạt động học tập. Điều này giúp các em tiếp cận được dễ dàng hơn với môi trường học tập của lớp 6, của bậc trung học cơ sở. c. Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh rất cần thiết để phát triển năng lực giải quyết vấn đề bởi nó giúp học sinh nắm vững kiến thức, liên hệ giữa các kiến thức; có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống, công việc; có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; ý thức nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực là điều rất cần thiết đối với học sinh tiểu học, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn và tích cực tham gia vào hoạt động của nhà trường, được bày tỏ ý kiến, tăng cường vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn; đồng thời cũng góp phần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong các nhà trường. 2. Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực thì phương pháp học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu. Phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó các hoạt động học tập được tổ chức, - Tài liệu trực quan quy ước gồm các loại bản đồ, đồ thị 2.2. Hướng dẫn học sinh tự học trên lớp: 2.2.1.Tự học theo nhóm: Với hình thức này học sinh được lôi cuốn vào hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tự học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực của học sinh mà tinh thần cơ bản là tập trung vào học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn, tạo cơ hội để các em tham gia tích cực, chủ động trong quá trình học tập. Việc trước tiên giáo viên phải làm là biết cách chia nhóm, tạo kiểu nhóm, mỗi nhóm 2- 6 em, các nhóm có thể chia ngẫu nhiên hoặc chủ định, thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao thảo luận cùng nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ, các em có cơ hội để thể hiện ý kiến của nhóm mình. Và cùng với đó là ý kiến của cá nhân mình. Để nâng cao tính tích cực trong thảo luận nhóm giáo viên nên có sự điều khiển sao để tất cả các thành viên trong một nhóm có thể được trình bày ý kiến không phải chỉ nhóm trưởng mới là người trình bày ý kiến. Thay vì gọi nhóm trưởng lên trình bày ý kiến thì ai dơ tay nhanh nhất trong nhóm sẽ được trả lời trước ai trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được ghi điểm cao nhất rồi ai nhanh thứ hai, đúng thứ hai sẽ được điểm cao thứ nhì Giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp làm việc nhóm tích cực phù hợp với học sinh vùng khó như vùng của chúng ta, đó là sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, tạo nhóm chuyên gia để làm việc nhóm Ví dụ: bài 13: NƯỚC ÂU LẠC (Sách Cánh diều) Ở phần 1. Sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc Cho học sinh đọc mục 1 và quan sát hình 13.2, 13.3 sgk và quan sát các tranh ảnh về thành Cổ Loa, các loại vũ khí của Âu Lạc trên Slide Sau đó chia cả lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm 2 bàn (tùy theo số lượng học sinh). * Nhóm 1; 2 - Tóm tắt quá trình hình thành nước Âu Lạc. *Nhóm 3; 4 - An Dương Vương đã cho xây dựng thành Cổ Loa như thế nào? - Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa? Trước tình huống như vậy giáo viên có thể tổ chức cho các em thảo luận nhóm, hoặc học sinh làm việc cá nhân, giáo viên nên để cho học sinh tự do trình bày suy nghĩ của mình và có thể để các học sinh khác trong lớp đưa ra ý kiến phản đối hoặc đồng tình với ý kiến của bạn mình. Nếu em không đồng tình với ý kiến của bạn thì em sẽ làm như thế nào ? Giáo viên chỉ nên định hướng, gợi mở cho các em ví như : Nếu chúng ta không đồng ý hòa thì tình hình sẽ thế nào ? Hoặc: Nếu đồng ý hòa thì chúng ta nên cảnh giác thế nào ? Khi tổ chức cho học sinh giáo viên cần lưu ý vấn đề thời gian, nếu học sinh trả lời quá lan man, dài dòng hoặc không ăn nhập chủ đề giáo viên có thể ngắt lời để tránh mất quá nhiều thời gian . Với cách đặt vấn đề như vậy học sinh vừa được đặt mình vào nhân vật lịch sử, vừa tự đưa ra cách giải quyết riêng và vừa tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm lịch sử. Với cách làm việc như vậy giáo viên không cần làm việc nhiều, học sinh làm việc là chính không những vậy còn tạo hứng thú cho học sinh rất nhiều . Khi tổ chức cho học sinh giáo viên cần dẫn dắt để học sinh có thể hiểu rõ vấn đề. Phương pháp tự học bằng cách giải quyết vấn đề là phương pháp học sinh phải tiến hành hoạt động trí tuệ, tự lĩnh hội tri thức mới bằng cách giải quyết vấn đề học tập dưới sự giúp đỡ của giáo viên, góp phần phát triển tư duy cho học sinh. 2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp các em tự học : Ngày nay có một phương tiện dạy học hiện đại có tác dụng lớn trong việc tạo hứng thú cho các em trong dạy học đó là sử dụng giáo án trình chiếu được thiết kế trên các phần mềm như powerpoint, Violet, , đối với môn Lịch sử giáo viên khéo léo sử dụng giáo án trình chiếu sẽ giúp các em tự học tốt hơn rất nhiều. Ví dụ như Lịch Sử lớp 6 bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (Từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X), mục 3. khởi nghĩa Lí Bí và nước Vạn Xuân (542- 602) giáo viên có thể lồng ghép đoạn phim hoạt hình nói về khởi nghĩa Lí Bí là đoạn phim “Vạn Xuân Chiến Quốc” sẽ tạo hứng thú cho học sinh rất nhiều và xem phim học sinh có thể khắc sâu kiến thức không chỉ những kiến thức có trong sách giáo khoa mà còn có thể bổ sung thêm kiến thức bên ngoài . Những đoạn phim hoạt hình này trên mạng in tơ nét rất dễ tìm kiếm. Hay dạy bài 17, mục 3. Ngô Quyền và Chiến Thắng Bạch Đằng (năm 938) giáo viên có thể đưa đoạn phim hoạt hình “ Đại chiến em phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo, trong quá trình học tập nhằm vươn tới nắm bắt kiến thức, biến kiến thức trong sách vở, kiến thức của thầy cô thành kiến thức của mình . Những câu chuyện lịch sử nhìn chung thường có nội dung về những sự kiện, hiện tượng lịch sử, những nhân vật lịch sử Thông qua những câu chuyện ấy bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn ngây thơ, trong trắng của các em, những mẩu chuyện hay sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc, khó quên giúp các em có thể nhớ rất lâu về một sự kiện lịch sử nổi bật, về một nhân vật anh hùng Có nhiều cách để đưa những câu chuyện lịch sử đó đến với các em như giáo viên có thể sưu tầm về kể cho các em, lồng ghép trong các tiết dạy nhưng với một tiết hoạt động ngoại khóa thì nên để cho các em tự kể bằng cách tổ chức cho các em thi giữa các nhóm. Trong chương trình lịch sử lớp 6 có rất nhiều câu chuyện liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử rất quen thuộc với các em có thể các em đã được biết đến từ cấp 1 hoặc thông qua các môn học khác như môn văn học như : truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Mị Châu – Trọng Thủy, Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Thục An Dương Vương bãi chức tướng quân Cao Lỗ – Giáo viên có thể tổ chức cho các em thi bằng cách chia lớp làm 4 đội, giáo viên tự đặt tên cho mỗi đội, phân cho mỗi đội kể chuyện về một nhân vật lịch sử hoặc một thời kì lịch sử. – Giáo viên hướng dẫn các em sưu tầm tài liệu để học sinh có thể kể tốt hơn. Hoặc giáo viên có thể chuẩn bị sẵn nội dung và yêu cầu học sinh kể chuyện. – Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh của tổ mình phải sưu tầm tài liệu và khi kể chuyện gọi bất kì học sinh nào lên kể. Sau tiết học giáo viên có thể ra thêm câu hỏi thu hoạch cho học sinh – Hình thức thi: Mỗi đội sẽ kể 1 đến 2 câu chuyện về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. – Cách chấm điểm dựa vào nội dung, giọng kể, điệu bộ, cử chỉ. Nếu tốt sẽ đạt điểm tối đa là 10 điểm. – Đội nào thắng nhất : được thưởng 4 gói kẹo, nhì: 3 gói, ba: 2 gói, tư : 1 gói. Làm như vậy học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức, tạo lòng ham học cho học sinh. thêm nếu quá ỷ lại vào sách sẽ dẫn đến tình trạng lười suy nghĩ ở các em Mỗi học sinh cần chuẩn bị một cuốn sổ tay cá nhân để viết những sự kiện đáng nhớ vào sổ, tiện cho việc nhớ sự kiện. Ví dụ: Học đến bài 12: Nước Văn Lang và bài 13: Nước Âu Lạc. Học sinh có thể ghi lại một số kiến thức đáng nhớ: Hùng Vương lên ngôi vua đặt tên nước là Văn Lang đóng đô ở Bạch Hạc ( Việt Trì – Phú Thọ ). Tướng văn là Lạc Hầu – Tướng võ là Lạc Tướng ( đứng đầu bộ ), Bồ chính đứng đầu Chiềng chạ. Thục Phán lên ngôi vua xưng là An Dương Vương đóng đô ở Phong khê (nay là vùng Đông Anh – Hà Nội ). An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa ở đây, thành Cổ Loa còn được coi là “quân thành”. Đây là những kiến thức cơ bản đáng nhớ với cách ghi chép vắn tắt như vậy học sinh có thể ghi nhớ những kiến thức cơ bản quan trọng, khi cần thiết có thể lấy ra xem lại hoặc khi gặp các câu hỏi như : “Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc ?” thì học sinh dễ hệ thống hóa kiến thức để trả lời. Đối với học sinh trung học cơ sở, không có nhiều điều kiện để các em có thể đi thực tế, bảo tàng Do đó, việc sử dụng Internet để phục vụ cho việc học tập nói chung và việc học tập lịch sử nói riêng là rất cần thiết. Ngày nay công nghệ thông tin đã rất phổ biến học sinh ở cấp trung học cơ sở cũng đã có thể tự tìm hiểu được thông tin trên mạng. Nhưng muốn khai thác tốt thông tin trên mạng thì đòi hỏi giáo viên phải có sự định hướng và từng bước rèn luyện cho các em kĩ năng khai thác tài liệu từ phương tiện hiện đại này. Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học qua việc khai thác tài liệu trên mạng internet được hiệu quả, đỡ mất thời gian tìm kiếm, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những địa chỉ như sau: google.com (trang công cụ tìm kiếm phổ biến nhất) wikipedia.org (trang công cụ tìm kiếm Bách khoa toàn thư) (trang web của BGD-ĐT) youtube.com (trang công cụ tìm kiếm video clip) Bên cạnh đó để định hướng cho học sinh khai thác những thông tin đáng tin cậy, độ xác thực cao, không bị xuyên tạc, giáo viên phải hướng dẫn nên truy cập vào những trang web có kí hiệu đuôi: edu, org, vn, gov.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_lich_s.docx