Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Khoa học tự nhiên 6

docx 10 trang sklop6 13/06/2024 990
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Khoa học tự nhiên 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Khoa học tự nhiên 6

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Khoa học tự nhiên 6
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI LỘC
 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG
   
 Tên chuyên đề:
 “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
 TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6.”
 Nhóm GV Hóa Học
 Tháng 3 năm 2023 HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ 
quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì 
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy 
học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn 
luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong 
nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan 
trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ 
năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp 
liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
 Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát 
triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), 
trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể 
chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của 
môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm 
bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm 
lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
 Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. 
Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học 
và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng CNTT trong dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể 
hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
 Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh 
tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được 
sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động Theo phương pháp truyền thống: Cho học sinh tìm hiểu sgk cộng kiến thức mà 
em đã học hãy cho biết phương pháp bảo vệ không khí tránh ô nhiễm.
Theo phương pháp phát triển năng lực: Cho học sinh xem tranh vẽ, xem các video 
về ô nhiễm môi trường và kiến thức thực tế, thảo luận nhóm trình bày các phương 
án bảo vệ không khí tránh ô nhiễm.
 2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
 Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ 
quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao 
chất lượng dạy học. Có thể sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương 
pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác có thể vận dụng dạy học 
giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.
Ví Dụ: Phần II.2: Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu - Bài 12: Một số vật liệu- 
khoa học tự nhiên lớp 6.
 Cho học sinh làm thí nghiêm, sau đó thảo luận nhóm rồi điền kết quả vào bảng 
ở trang 43, Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả, tự nhận xét lẫn nhau 
 Trong trường hợp này giáo viên điều hành để học sinh tự làm thí nghiệm. từ 
thí nghiệm thảo luận tự rút ra kết luận, giáo viên vừa sử dụng phương pháp thí 
nghiệm thực hành kết hợp thảo luận nhóm giúp học sinh tự tìm kiến thức, như vậy 
kiến thức sẽ được khắc sâu.
 3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
 Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải 
quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận 
biết và giải quyết vấn đề. Người học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là 
tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp 
học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết 
vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể 
áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học 
sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có 
thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học 
giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu các tình 
huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình 
huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh 
cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực 
hành.
 5. Vận dụng dạy học định hướng hành động
 Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn 
thành các sản phẩm, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay 
chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy 
học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo 
dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Dạy 
học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong 
đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với 
các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể 
công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm 
dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp 
tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy 
học định hướng hành động.
 Ví dụ: Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên- Phần III- khtn 6
Giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ: Các nhóm về nhà tự làm các thí nghiệm ở 
hình 1.1, khi lên lớp các nhóm chỉ điền vào bảng 1.1, sau đó nhận xét
 Ở đây giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ về nhà, các nhóm tự thực hiện 
nhiệm vụ, vận dụng kiến thức đã có tự xác định các kết quả thí nghiệm rồi phân loại 
điền vào bảng, giáo viên giao nhiệm vụ, Học sinh tự làm (có sự kết hợp sử dụng kiến 
thức lẫn hoạt động thí nghiệm, tự mình tìm ra câu trả lời)
 Ví dụ: Phần III- Bài 12: Một số vật liệu- KHTN 6
- Giáo viên đặt vấn đề: Em hãy cho biết tình trạng rác thải hiện nay? Vận dụng kiến 
thức bài vật liệu hãy thảo luận đưa ra phương án để giảm thiểu rác thải của gia đình 
em? học theo dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp 
“Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học các môn khoa học...
 9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
 Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích 
cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức 
chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức 
làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt 
của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các 
phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
 Nói chung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong môn khoa 
học tự nhiên phải hướng tới những đặc điểm chung cần đạt được: 
 Mục tiêu dạy học: Đặt trọng tâm vào việc giúp học sinh giải quyết vấn đề 
thực tế từ các tình huống, giúp học sinh phát huy phẩm chất cá nhân.
 Nội dung dạy học: Nội dung phụ thuộc vào mục tiêu đầu ra về năng lực. Chú 
trọng các yêu cầu để học sinh có thể linh hoạt vận dụng vào mọi tình huống.
 Phương pháp dạy học: Học sinh được đặt trong vai trò làm chủ buổi học. 
Thầy cô chỉ thể hiện vai trò cố vấn, hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn.
 Hình thức tổ chức dạy học: Đẩy mạnh hình thức hoạt động, đưa vào các tình 
huống cần giải quyết để giúp người học có cơ hội tìm tòi, khám phá.
 Đánh giá kết quả: Người học được tự đánh giá và đưa ra ý kiến dựa trên các 
tiêu chí rõ ràng cũng như đánh giá từ phía giáo viên.
 Một khi đã thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực nó mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng tác động đến quá trình phát triển 
của học sinh:
• Giúp khơi gợi hứng thú, nhu cầu, cá tính của mỗi học sinh.
• Mở rộng định hướng, nâng cao khả năng thực hành, hợp tác, phản biện, sáng tạo.
• Phát huy khả năng làm việc cá nhân và tính tự giác của mỗi học sinh.
• Thúc đẩy tiến độ học tập, rút ngắn các lộ trình học tập dàn trải.
• Tối ưu hóa thời gian dạy và học, tiết kiệm thời gian và công sức cho cả giáo viên 
 và học sinh.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_hoa_hoc_th.docx