Sáng kiến kinh nghiệm Dạy văn học dân gian ở Lớp 6 THCS

doc 11 trang sklop6 24/06/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy văn học dân gian ở Lớp 6 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy văn học dân gian ở Lớp 6 THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy văn học dân gian ở Lớp 6 THCS
 1
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Dân tộc nào cũng vậy, trước khi văn học viết ra đời đã có một bộ phận 
văn học của quần chúng nhân dân được sáng tác tập thể, lưu truyền bằng miệng 
và gắn bó với sinh hoạt xã hội: đó là văn học dân gian. Là sáng tác của quần 
chúng, văn học dân gian mang tư tưởng tình cảm tiến bộ, lành mạnh, với lời văn 
tiếng nói cách phô diễn của nhân dân và rất tiêu biểu cho hồn dân tộc.
 Văn học dân gian Việt Nam cũng nằm trong quy luật ấy nó có những đặc 
điểm và ưu điểm ấy và đồng thời nó có thêm những đặc điểm ưu điểm khác nữa. 
Vậy thì cần nhìn nhận đánh giá văn học dân gian Việt Nam thế nào cho đúng 
đắn khoa học, khách quan.
 Chúng ta đặt văn học dân gian trong nền văn học dân tộc để nhìn nhận 
đúng vai trò và những ảnh hưởng qua lại của nó đối với nền văn học dân tộc. Ở 
nước ta văn học dân gian có vị trí và vai trò rất quan trọng - vai trò làm nên cho 
văn học dân tộc, nó là ngọn nguồn, là cơ sở kết tinh của văn học dân tộc. Từ đó 
mà có ảnh hưởng sâu rộng và tác động tích cực đến nền văn học dân tộc.
 Tuy nhiên trong quá trình dạy văn học dân gian trong các trường THCS 
đôi lúc còn xem nhẹ thậm chí đề cao việc phân tích các tác phẩm văn học viết 
hơn.
I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Là bộ phận làm nền cho văn học dân tộc, văn học dân gian giữ một vị trí 
quan trọng trong chương trình văn học ở THCS. Nó có ưu thế và sức mạnh riêng 
trong việc bồi dưỡng vẻ đẹp dân gian và bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ của đất 
nước. Phát huy được sức mạnh đó trong giảng dạy và học tập văn học dân gian ở 
nhà trường là mong muốn của các giáo viên đứng trên bục giảng. Nhưng từ 
mong muốn đến hiện thực còn là một khoảng cách lớn cho nên tôi muốn mạnh 
dạn đề cập đến vấn đề này.
 Hà Thị Thanh Mai – Trường THCS Mạo Khê II 3
đó mà văn học dân gian có tác dụng sâu sắc đối với thế hệ trẻ trong nhà trường. 
Tác dụng ấy có nhiều mặt nhưng chủ yếu và cốt lõi nhất là “Bồi đắp tâm hồn 
cho thế hệ trẻ” đó chính là lòng tự hào dân tộc, biểu tượng đẹp về nhân, trí, 
dũng; về cái đẹp (thẩm mỹ) của nghệ thuật.
 Nói tóm lại việc bồi đắp tâm hồn cho thế hệ trẻ lại càng cần thiết trong xu 
thế hội nhập thế giới hiện nay, như lời căn dặn của đồng chí Đỗ Mười, nguyên 
Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng: “Một dân tộc trên con đường 
phát triển phải luôn gắn với cội nguồn, với truyền thống và bản sắc của mình”.
II.2. CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 II.2.1. Bồi đắp tâm hồn dân tộc trước hết là bồi đắp lòng tự hào dân tộc
 II.2.1.1. Truyền thuyết
 Truyền thuyết bao giờ cũng phải có lõi sự thật lịch sử điều này đã làm nên 
đặc điểm nổi bật của nó. Đặc điểm này tạo nên chức năng “làm sử” của truyền 
thuyết là: và biểu thị thái độ và cách đánh giá riêng của nhân dân đối với một số 
sự kiện và nhân vật lịch sử. Âm điệu chủ đạo của nó là ngợi ca.
 . Truyện “Con Rồng cháu Tiên” đã đi vào lòng người và biến thành sức 
mạnh tâm linh kỳ diệu. Trong quá trình dạy văn bản này ta có thể đặt câu hỏi:
 ? Nguồn gốc và hình dáng của hai vị thần được giới thiệu như thế nào? 
 Em có suy nghĩ gì về nguồn gốc đó?
 - Học sinh sẽ phát hiện và đưa ra nhận xét về nguồn gốc cao quý, đẹp đẽ.
 Khi nói về cuộc hôn nhân của Lạc Long Quân và Âu Cơ có thể hỏi:
 ? Cảm nhận của em về cuộc hôn nhân?
 ? Ý nghĩa của cuộc hôn nhân đó?
 ? Truyện giải thích điều gì?
 Hà Thị Thanh Mai – Trường THCS Mạo Khê II 5
bổng đến thế “Nước dâng đến đâu, núi cao đến đấy” đồng thời cũng nói lên ý 
chí quyết tâm chiến thắng lũ lụt của nhân dân ta.
 Đó còn là những trang sử chói ngời của người anh hùng đất Lam Sơn đuổi 
giặc Minh. Sức mạnh chính nghĩa được thể hiện ở thanh gươm:
 ? Lưỡi gươm ba lần vào lưới chứng tỏ điều gi?
 ? Hình ảnh lưỡi gươm sáng rực lên mang ý nghĩa gì?
 ? Lưỡi gươm dưới nước, chuỗi gươm trên rừng tra với nhau vừa như in 
mang ý nghĩa gì?
 Học sinh sẽ có rất nhiều ý kiến :
 - Thần linh giúp đỡ.
 - Ý nguyện đánh giặc đồng lòng.
 Tự hào về dân tộc mình được khẳng định trong cốt lõi bởi đó là truyền 
thống nhân, trí, dũng.
 II.2.1.2. Cổ tích
 Thế giới “cổ tích” với chất thơ bay bổng sức cuốn hút diệu kỳ làm say mê 
các thế hệ bạn đọc. Vậy nên khi đưa truyện cổ tích vào quá trình giảng dạy cần 
khai thác truyền thống nhân, trí, dũng có trong thể loại này.
 Nhân chính là lòng thương người, là đạo đức căn bản của con người Việt 
Nam. Từ điểm xuất phát đặc thù Việt Nam “Thương người như thể thương thân” 
mà có tình thương giai cấp.
  Văn bản “Sọ Dừa”
 Hình ảnh chàng Sọ Dừa xấu xí bị hắt hủi, coi khinh. Khi chàng chỉ là con 
của một người nghèo hèn, ở đây sự phân chia giai cấp rất rõ ràng nhưng lòng 
thương yêu con người được làm rõ ở tình cảm của (con gái Phú Ông) với Sọ 
Dừa một người khác biệt, về giai cấp và tầng lớp xã hội. Cô sẵn sàng lấy người 
 Hà Thị Thanh Mai – Trường THCS Mạo Khê II 7
 Hai thử thách trên đã bộc lộ phẩm chất: thật thà, dũng cảm không sợ khó 
khăn nguy hiểm quyết tâm vượt qua gian nan thử thách bằng công lý. Sáng ngời 
hơn là cái Dũng còn vì lợi ích chung - lợi ích dân tộc.
 ? Hình ảnh niêu cơm thần lỳ và tiếng đàn Thạch Sanh trước 18 nước chư 
hầu mang ý nghĩa gì?
 - Lòng nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của Thạch Sanh nói riêng và của 
nhân dân ta nói chung.
 Giáo dục đạo đức trong truyện cổ tích cho các em học sinh (lớp 6) thì 
không nên mớm ngay cho chúng bằng những bài học giáo huấn khô khan, được 
rút ra một cách dễ dãi từ câu chuyện kể mà hãy để các em xâm nhập vào cái thế 
giới cổ tích ấy, sống với thế giới cổ tích ấy và nói ra những cảm nghĩ của mình 
khi từ cái thế giới ấy bước ra.
 II.2.1.3. Truyện ngụ ngôn
 Nếu “Cổ tích” và “Truyền thuyết” là bức tranh về xã hội và một phần của 
các yếu tố lịch sử thì truyện ngụ ngôn chính là những lời khuyên nhủ, lời răn 
dạy của con người.
  Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”
 Qua quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu một cách thấu đáo về kết quả 
và nguyên nhân sâu xa của việc con ếch bị giẫm bẹp thì cần có những câu hỏi:
 ? Cách sống và suy nghĩ của ếch khi ở trong giếng? Nhận xét?
 ? Vì sao ếch lại có suy nghĩ như vậy?
 Liên hệ thực tế: ngày nay có nhất định là phải đi thật nhiều chúng ta mới 
mở mang được kiến thức hay không?
 ? Nguyên nhân sâu xa nào làm cho con ếch bị giẫm bẹp?
 ? Bài học được rút ra ?
 - Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huênh hoang.
 Hà Thị Thanh Mai – Trường THCS Mạo Khê II 9
 - Tất cả những vẻ đẹp như thế rất cần bồi đắp cho tâm hồn con người (đặc 
biệt là lớp ta) khi bước vào thiên niên kỷ mới?
II.3. CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 II.3.1. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện được nội dung các vấn đề nghiên cứu tôi đã sử dụng các 
phương pháp sau:
 + Đọc - kể diễn cảm trong đó có đóng vai nhân vật, kể chuyện theo tranh 
minh hoạ (Truyện Thạch Sanh)
 + Tích hợp văn học và lịch sử: thường có trong các truyện truyền thuyết
 VD1: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh vào thời kì lịch sử Hùng Vương thứ 18
 VD2: Truyền thuyết Hồ Gươm: có sự kiện và nhân vật lịch sử quân Minh 
sang xâm lược, anh hùng Lê Lợi và Hồ Gươm...
 + Tìm hiểu nhân vật và nội dung văn bản
 + Bình các đoạn văn bản
 VD: Chuôi gươm và lưỡi gươm khi tra vào nhàu vừa như in thể hiện ý 
nguyện muôn dân, ý nguyện dân tộc. Tất cả đã trao cho Lê Lợi và nghĩa quân 
trách nhiệm đánh giặc. Gươm chờ người mà trao, người nhận gươm nhận trách 
nhiệm trước đất nước à sẽ làm toả sáng tinh thần dân tộc như gươm thần toả 
sáng
 II.3.1. Kết quả nghiên cứu
 Trong quá trình thực hiện thường xuyên liên tục khi dạy văn học dân gian 
lớp 6 tôi đã đạt được kết quả nhất định khi giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học 
sinh.
 Giờ học đạt kết quả cao hơn học sinh có hứng thú học văn bản văn học 
dân gian.
 Các em đã tự mình rút ra những hiểu biết sơ bộ về tác phẩm và đồng thời 
lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc: truyền thuyết yêu thương con 
người, truyền thống chiến thắng ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên....
 Hà Thị Thanh Mai – Trường THCS Mạo Khê II 11
 IV.1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Giảng văn văn học Việt Nam
 - Văn học dân gian Việt Nam
 - Việc dạy văn học trong nhà trường phổ thông
 PHỤ LỤC
 I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
 I.1 Lý do chọn đề 
tài.................................................................................1
 I.2 Mục đích nghiên cứu 
..........................................................................2
 I.3 Thời gian địa điểm..............................................................................2
 I.4 Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn...................................2
 II. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................3
 II.1 Chương 1: Tổng quan........................................................................3
 II.2 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu............................................4
 I.3 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên 
cứu...................8
 III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...........................................................................9
 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................9
 Hà Thị Thanh Mai – Trường THCS Mạo Khê II

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_van_hoc_dan_gian_o_lop_6_thcs.doc