Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học "Tiết 41: Danh từ" trong chương trình Ngữ văn 6
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học "Tiết 41: Danh từ" trong chương trình Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học "Tiết 41: Danh từ" trong chương trình Ngữ văn 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN 6 – TIẾT 41 – BÀI DANH TỪ từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước trong đó danh từ chỉ đơn vị quy ước gồm có danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác và danh từ chỉ đơn vị quy ước, ước chừng. Cũng như Động từ, Tính từ, Đại từ, Danh từ thuộc nhóm thực từ nó giữ vai trò quan trọng trong nòng cốt câu. Danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ trong câu. Khi đặt câu hết đoạn từ ngữ xuất hiện đầu tiên là Danh từ. Vì vậy nắm chắc kiến thức về Danh từ giúp các em khi đặt câu viết đoạn tốt hơn. Đối với tiết dạy danh từ chỉ sự vật không chỉ giúp học sinh hiểu và phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng mà còn phải giúp học sinh biết cách viết hoa danh từ riêng. Học tốt và nắm chắc kiến thức phần này giúp ích rất nhiều trong việc viết Văn và tìm hiểu văn bản cũng như trong khi nói và viết. Nếu các em nắm chắc kiến thức về danh từ chung và danh từ riêng, cách viết hoa danh từ riêng, sẽ giúp các em tránh được lỗi chính tả thường mắc phải khi viết bài tập làm văn đó là lỗi viết hoa tùy tiện không đúng chỗ. 2. Thực trạng giảng dạy Năm học 2010-2011 bản thân tôi được phân công dạy bộ môn Ngữ văn 6 gồm hai lớp 6A và 6B do kế hoạch dạy học của nhà trường nên lớp 6A học trước lớp 6B một ngày. Dạy tiết 41 này bản thân tôi xác định yêu cầu của giờ dạy như sau: - Giúp học sinh phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng. - Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng. - Rèn luyện kỹ năng nhận biết Danh từ chung và Danh từ riêng, cách viết hoa Danh từ riêng. Từ những yêu cầu trên tôi đã thiết kế bài dạy cho giờ học theo trình tự hai mục lớn trong sách giáo khoa. Cũng như một số giáo viên khác tôi nghĩ rằng sách giáo khoa là cơ sở pháp lý khi dạy giáo viên phải tuân theo không được tự ý thay đổi. Vì thế khi dạy tiết học này tôi cũng bám theo trình tự hai mục lớn trong sách giáo khoa. Ở mục I. Danh từ chung và danh từ riêng tôi dựa vào ngữ liệu trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh phân tích rút ra danh từ chung và danh từ riêng. Tìm hiểu quy tắt viết hoa của danh từ riêng tôi chủ yếu hướng dẫn học sinh dựa (2) Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sang thăm và làm việc tại nước ta. (3) Man-di-ni là cầu thủ đá bóng giỏi của nước I-ta-ly-a (4) Tổ chức Liên hợp quốc quan tâm nhiều nhất đến nạn thất học của trẻ em. (5) Bức tranh của em gái tôi vẽ được trao giải Nhất. (6) Trong năm học vừa qua cô ấy đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp huyện. (7) Bạn ấy đạt Huy chương vàng môn toán quốc tế. Đưa ra bảy ngữ liệu trên tôi yêu cầu học sinh xác định danh từ riêng có trong bảy ngữ liệu và cho biết đó là tên riêng của ai, nêu cách viết hoa của các danh từ riêng đó. Ở ngữ liệu (1) phân tích rút ra quy tắc viết hoa của tên người tên địa lý Việt Nam. Ngữ liệu (2) phân tích rút ra quy tắc viết hoa của tên người tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt. Ở ngữ liệu (3) phân tích rút ra quy tắc viết hoa của tên người tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp không qua âm Hán Việt. Ngữ liệu (4), (5), (6), (7) phân tích rút ra quy tắc viết hoa tên một tổ chức, một giải thưởng, một danh hiệu, một huân huy chương. Ở mục II. Luyện tập tôi cũng hướng dẫn học sinh lần lượt làm ba bài tập 1, 2, 3 trong sách giáo khoa. Với giải pháp trên bản thân tôi trình bày các bước lên lớp bài này thành một giáo án cụ thể như sau: III. Giáo án minh họa A. Mục tiêu cần đạt: Như tôi đã xác định ở phần giải pháp. B. Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi các ngữ liệu trong sách giáo khoa và một số tài liệu về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt. - Học snh soạn bài theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa. C. Tiến trình các bước: 1. Bài cũ (5 phút) (?) Nêu đặc điểm của danh từ, cho biết danh từ được chia thành mấy loại lớp ? Lấy ví dụ minh họa ? 2. Bài mới 2. Quy tắc viết hoa danh từ riêng Gv chuẩn bị ví dụ ở bảng phụ * Xét ví dụ: Gv phát phiếu học tập yêu cầu các Ví dụ 1: nhóm thảo luận: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến ? Xác định danh từ riêng ở trong các ví thăm đồng bào bị thiên tai ở Nghệ An. dụ trên? Đó là tên riêng của ai? Ví dụ 2: Chủ tịch nước Trung Quốc ? Cách viết hoa các danh từ riêng đó ? Hồ Cẩm Đào sang thăm và làm việc tại nước ta. Ví dụ 3: Man- đi- ni là cầu thủ đá bóng giỏi của nước I- ta- li- a Ví dụ 4: Tổ chức Liên hợp quốc quan tâm nhiều nhất đến nạ thất học của trẻ em. Ví dụ 5: Bức tranh của em gái tôi vẽ được trao giải Nhất Ví dụ 6: Trong năm học vừa qua cô ấy đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp huyện Ví dụ 7: Bạn ấy đạt Huy chương vàng môn toán quốc tế. - Đáp án: HS thảo luận, trình bày kết quả. Ví dụ 1: Nguyễn Minh Triết, Nghệ An Tên người, tên địa lý Việt Nam => Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng. Ví dụ 2: Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt => Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng. Ví dụ 3: Man- đi- ni, nước I- ta- li-a -> tên để đặt tên người, tên địa lý thì phải viết hoa II. Luyện tập: ? Nêu yêu cầu của bài tập 1? Bài tập 1: Gv kẻ bảng gọi HS lên xác định và - Xác định danh từ chung và danh từ điền vào đúng cột riêng - Đáp án: Danh từ chung Danh từ riêng Ngày xưa, miền, Lạc Việt, Bắc Bộ, đất, nước, thần, Long Nữ, Lạc nòi, rồng, con Long Quân. trai, tên ? Nêu yêu cầu của bài tập 2? Bài tập 2: - Cho biết các từ in đậm Gv gọi HS làm , nhận xét, chữa. trong các câu có phải là danh từ riêng không? Vì sao ? - Đáp án: Các từ in đậm: a. Chim, Nước, Hoa, Họa Mi danh từ chỉ tên riêng được viết hoa được nhà văn nhân hóa như người, như tên riêng của mỗi nhân vật b. Út danh từ riêng, tên người của nhân vật. c. Cháy danh từ riêng, tên riêng của một làng ? Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì ? Bài tập 3: Chỉ ra các danh từ riêng Gv gọi 1 HS đọc đoạn thơ. không được viết hoa trong đoạn thơ và - Hs liệt kê các danh từ riêng có trong viết lại cho đúng đoạn thơ và viết lại cho đúng các danh 3. Hiệu quả của sáng kiến. Trên đây là cách dạy của bản thân tôi về bài danh từ tiết 41 học kì I - Ngữ Văn 6. Tôi đã dựa trên trình độ học sinh của trường tôi tư duy chưa cao, sáng tạo không nhiều và mục tiêu phương pháp dạy học mới để thiết kế. Tôi thấy giờ học sôi nổi nhẹ nhàng, các em học nhiệt tình hăng hái, tích cực và tiếp thu bài tốt hơn. Sau tiết dạy tôi cảm thấy rất thoải mái, không còn gì băn khoăn vướng mắc. Cũng như ở lớp 6A sau khi dạy tiết này ở lớp 6B tôi cũng cho học sinh làm một bài kiểm tra cùng với đề kiểm tra ở lớp 6A để biết được mức độ khả năng tiếp thu bài của các em, bài kiểm tra với thời gian làm bài khoảng 10 phút, đề bài cụ thể như sau: Có bạn phân loại danh từ như sau: a. Danh từ chung: Miền tây Bắc, Việt bắc, nam trung bộ, sách giáo khoa, lạc long Quân, đất nước. b. Danh từ riêng: dàu khí, Chúa Trịnh, đặc công, lợn bột, nam Cực, bắc Cực, đảng cộng sản Việt Nam, bộ giáo dục và đào tạo. ? Theo em cách phân loại trên đúng hay sai? Viết hoa lại cho đúng quy tắc viết hoa các danh từ riêng? Đáp án: Cách phân loại trên chưa chính xác và viết hoa danh từ riêng chưa đúng quy tắc. Phân loại đúng là: a. Danh từ chung sách giáo khoa, dầu khí, đặc công, lợn bột b. Danh từ riêng là: miền Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Trung Bộ, chúa Trịnh; Nam Cực, Bắc Cực, Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào Tạo. Bài kiểm tra cho thấy kết quả số em nắm được bài, hiểu sâu bài đạt trên 80%. So sánh kết quả hai lớp qua bài kiểm tra trong bảng sau (hai lớp này có lực học ngang nhau) Kết quả lớp 6A - Tổng số 24 Kết quả lớp 6B - Tổng số 25 Loại Số bài Tỷ lệ % Số bài Tỷ lệ % Giỏi 1 4,2% 4 16%
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tiet_41_danh_tu_trong_chuong_t.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Tiết 41 Danh từ trong chương trình Ngữ văn 6.pdf