Sáng kiến kinh nghiệm Cải thiện khả năng đọc tên nốt nhạc cho học sinh Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cải thiện khả năng đọc tên nốt nhạc cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cải thiện khả năng đọc tên nốt nhạc cho học sinh Lớp 6
UBND HUYỆN BA VÌ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “CẢI THỆN KHẢ NĂNG ĐỌC TÊN NỐT NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 6” Lĩnh vực/ Môn: Âm nhạc Cấp học: Trung học cơ sở Tên tác giả: Trần Văn Ly Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Thái Chức vụ: Giáo viên Năm học 2022 - 2023 3/ 16 môn đồng thời cuốn hút, tạo hứng thú cho học sinh khi học môn âm nhạc trong nhà trường để từ đó học sinh có thể áp dụng trong cuộc sống của các em. Nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy môn âm nhạc tôi đã những nghiên cứu và viết lại kinh nghiệm về đề tài "Cải thiện khả năng đọc tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6” II. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích là tìm ra phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất để dạy học bộ môn nghệ thuật - nội dung âm nhạc cho học sinh THCS . Với phương châm “ Học vui - Vui học ”, chương trình Âm nhạc ở trường THCS có nhiều nội dung đa dạng, phong phú với các phân môn như : Học hát, Nhạc cụ, Nhạc lí, Nghe nhạc, Đọc nhạc và Âm nhạc thường thức, qua đó mang lại cho các em nhiều niềm vui và sự hứng thú đối với môn học. Riêng đối với dạy Đọc nhạc ở trường THCS chỉ nhằm bước đầu tập luyện “ giải mã ” các kí hiệu ghi chép nhạc và học các bài đọc nhạc để cho các em có ý thức hát đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu, làm quen với các loại hình tiết tấu...để giúp học sinh hát lời ca chính xác hơn. Qua những bài đọc nhạc đồng thời cũng giáo dục nhạc cảm và giúp các em phát huy khả năng sáng tạo Âm nhạc của mình. Với thực trạng về kĩ năng và hứng thú học, tìm hiểu về âm nhạc của học sinh trường THCS Đồng Thái nơi trực tiếp giảng dạy, qua đề tài này tôi muốn tìm ra phương pháp tối ưu nhất để phục vụ, hỗ trợ cho công việc giảng dạy của mình, nhằm giúp cho học sinh có được những kĩ năng cơ bản thuộc tính của âm thanh: Cao độ, trường độ và đặc biệt là có hứng thú với những nốt nhạc và học âm nhạc nói chung. III. Đối tượng nghiên cứu Đây là đề tài "Cải thiện khả năng đọc tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 " vì vậy đối tượng nghiên cứu là học sinh từ lớp 6 IV. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2024. - Trường THCS Đồng Thái V. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin về các em thuộc các lớp từ khối 6 bằng cách tri giác trực tiếp các nhân tố có liên quan. 2. Phương pháp điều tra: Thu thập các thông tin trên cơ sở các câu trả lời về hứng thú và khả năng nhận thức đọc nhạc của các em học sinh về môn âm nhạc. 3. Phương pháp tổng hợp tài liệu: 5/ 16 Tổng số học sinh Kết quả Lớp Đạt % Chưa Đạt % 6A 39 25 64,1 14 35,9 6B 42 27 64,3 15 35,7 6C 37 24 64,9 13 35,1 6D 37 23 62,2 14 37,8 6E 39 26 66,7 13 33,3 6G 35 23 65,7 12 34,3 Qua bảng thống kê cho thấy số HS có kết quả học của phân môn đọc nhạc chưa cao. Để học tốt được phân môn đọc nhạc yêu cầu các em phải nắm vững phần nhạc lí căn bản đặc biệt là hình nốt và 7 tên nốt nhạc, các em phải nhớ và nhận biết một cách thành thạo. Tuy nhiên trong qua trình áp dụng cho HS thực hành còn nhiều hạn chế do thói quen của các em còn trông chờ giáo viên dạy theo hình thức truyền khẩu như trong phân môn học hát, đợi giáo viên đọc mẫu trước rồi đọc theo chứ các em không tự “vỡ” bài trước được, hay là các em phải viết tên nốt ra sẵn rồi nhìn vào cho dễ đọc. Trước những thực trạng trên, việc giúp học sinh tự học, tự rèn luyện và cải thiện kĩ năng đọc nhạc cho bản thân là điều hết sức cần thiết. Qua đó giúp các em có thể tự xử lí được các bài Tập đọc nhạc một cách tốt nhất đạt được mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng bộ môn và chất lượng giáo dục. Nguyên nhân: Qua quá trình dạy học và theo dõi, tôi thấy có một số nguyên nhân sau: - HS không nắm vững nhạc lí nên các em thường ghi tên nốt vào bài và tập đọc nhạc rồi đọc chứ không nhìn nốt nhạc tự đọc. - HS trông chờ vào giáo viên bộ môn là chờ giáo viên đọc bài tập đọc nhạc trước rồi mới đọc theo sau. - HS học thuộc lòng bài tập đọc nhạc thì mới đọc được. - Tiết học chưa sinh động và sáng tạo. * Thuận lợi: Trường THCS Đồng Thái luôn tích cực tìm hiểu học tập và áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy. Các em học sinh chăm học, hiếu học bên cạnh đó còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của địa phương cũng như của phòng giáo dục. 7/ 16 - Trước tiên tôi đưa ra một số câu hỏi phù hợp, nhằm củng cố lại cho các em các kiến thức về nhạc lí căn bản, giúp các em ghi nhớ và tăng thêm khả năng vận dụng kiến thức lí thuyết vào đọc nhạc ở các tiết học sau. - Cho học sinh ghi tên nốt: có 7 tên nốt là Đồ Rê Mi Fa Son La Si ( Kí hiệu âm nhạc ghi như sau: C D E F G A B ) và đọc lên xuống nhiều lần, đọc xuôi rồi đọc ngược để các em nhớ tại lớp và cũng nhớ rằng từ 7 nốt nhạc này người ta có thể sáng tác bất kì bài hát nào. Âm thanh lên càng cao hoặc càng thấp cũng từ 7 tên nốt nhạc này. Để minh họa cho học sinh thấy như sau. CDEFGAB - Yêu cầu học sinh thuộc 7 tên nốt theo thứ tự đi lên và đi xuống - Khi đã nhớ được tên nốt nhạc, bây giờ cần nhớ vị trí của từng nốt trên khuông nhạc. Khuông nhạc gồm có năm dòng kẻ, năm dòng này sẽ tạo thành 4 khe, ngoài ra còn có các dòng và khe phụ trên, dòng và khe phụ dưới Dòng và khe kẻ phụ trên Dòng và khe kẻ phụ dưới - Để cho dễ nhớ ta lấy dòng thứ 2 làm trụ là vị trí của nốt Son (vì khóa Son được mở từ dòng thứ 2 nên tên nốt ở dòng 2 cũng là tên của khóa).Từ dòng 2 ta có thể xác định được vị trí các nốt khác, hết dòng đến khe Gv vẽ khóa son và yêu cầu hs lên bảng tìm vị trí của các nốt - Giáo viên minh họa cách xác định vị trí các nốt theo thứ tự như sau: + Theo thứ tự cao dần GABCDEFG + Theo thứ tự thấp dần 9/ 16 a. Đố vui - Đây là bảng quan hệ của các nốt. Hình nốt Độ ngân dài Nhịp 2/4 , 3/4, Độ ngân 4/4 Hình nốt dài - Tròn: = 2 nốt trắng (4 đen, 8 đơn, 16 - Tròn: 4 phách kép ) 2 phách -Trắng: - Trắng: = Nửa nốt tròn ( 2 đen, 4 đơn, 8 -Đen: kép ) -Đen: 1phách - Móc đơn: = Nửa nốt trắng ( 2 đơn, 4 kép ) - Móc đơn: 1/2 phách = Nửa nốt đen ( 2 kép ) - Móc kép: 1/4 phách - Móc kép: = Nửa nốt móc đơn. Tôi chia lớp thành 4 nhóm, sau khi tôi đặt câu hỏi thì các nhóm giơ tay giành quyền ưu tiên, nhóm nào có nhiều đáp án đúng nhất sẽ có điểm tích luỹ để cộng vào cột kiểm tra miệng cho tháng điểm hiện tại. Câu hỏi: - Một nốt tròn bằng mấy nốt trắng (bằng 2 nốt trắng) - Một nốt tròn bằng mấy nốt móc kép (bằng 8 nốt móc kép) tương tự giáo viên hỏi các hình nốt khác - Trong nhịp 2/4: + Một nốt tròn bằng mấy phách (4 phách) + Một nốt đen bằng mấy phách (1 phách) tương tự hỏi các hình nốt khác - Cũng với hình thức chơi như vậy: các em có thể tham gia với khái niệm nhịp, phách, vạch nhịp, nhằm giúp ghi nhớ kiến thức sâu hơn. b. Trò chơi: Gọi tên nốt nhạc - Dùng những trò chơi vận động giúp HS ghi nhớ 7 tên nốt ĐÔ, RÊ, MI, PHA, SON, LA, SI được viết trên khuông nhạc. Ví dụ: Chọn 2 đội, mỗi đội chọn 7 em, mỗi em cầm một hình nốt tròn được mang tên theo thứ tự 7 nốt nhạc: ĐÔ, RÊ, MI, PHA, SON, LA, SI. Điều kiện là kẻ sẵn khuông nhạc và khóa nhạc trên bảng. Thể lệ trò chơi 11/ 16 Câu1 La đen mi đơn đồ đơn si trắng sol tròn pha kép rê kép si đơn đố đen Câu 2 La đơn Đố đơn La đen đố đơnsol đơn la đen mi đơn sol đơn si đơn đố đơn đố trắng Do thời lượng không nhiều nên giáo viên có thể yêu cầu HS về làm bài tập tại nhà, tiết tiếp theo giáo viên sửa bài cho HS. Tô đúng màu của nốt nhạc vào bài đọc nhạc. 13/ 16 - Học sinh ý thức được rằng môn âm nhạc góp phần bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho chính bản thân mình giúp học tốt các phân môn khác. - Mặt khác các em cũng biết được rằng, âm nhạc giúp các em thêm yêu cuộc sống, yêu bạn bè, yêu thầy cô, trường lớp. - Chất lượng đạt được sau khi áp dụng phương pháp đã xếp loại Đạt yêu cầu 100% học sinh so với đầu năm khảo sát, cụ thể như sau: * Kết quả bài kiểm tra giữa kì II năm học 2022-2023 (phần lí thuyết): Kết quả Lớp Sĩ số Đạt Chưa đạt Ghi chú SL % SL % 6A 39 39 100 0 0 Áp dụng 6B 42 41 97.6 1 2.4 Áp dụng 6C 37 36 97.3 1 2.7 Áp dụng 6D 36 35 97.2 1 2.8 Áp dụng 6E 39 38 97.4 1 2.6 Áp dụng 6G 35 34 97.1 1 2.9 Áp dụng C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Trên đây tôi đã trình bày xong sáng kiến kinh nghiệm “ Cải thiện khả năng đọc tên nốt nhạc cho học sinh lớp 6 ” trong các lớp mình giảng dạy. Mặc dù đã thu được kết quả khá khả quan, các tiết dạy với tôi đã nhẹ nhàng hơn, hứng thú hơn đặc biệt là học sinh đã thích thú hơn với việc học môn học âm nhạc, hầu hết các em đã thực hiện khá tốt các yêu cầu của bộ môn đặc biệt là nội dung lý thuyết âm nhạc và âm nhạc thường thức. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các cấp và bạn đồng nghiệp. II. Kiến nghị 1. Về phía nhà trường -Trang bị bổ sung thêm một số thiết bị dạy học tối thiểu cho bộ môn âm nhạc theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 như: Kèn phím, song loan, sáo recoder, trống con, tài liệu tham khảo để phục vụ cho bộ môn. 2. Về phía Phòng giáo dục - Tổ chức nhiều hơn các đợt tập huấn, chuyên đề về bộ môn để giáo viên Âm nhạc có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. 3. Đối với giáo viên (âm nhạc): - Luôn chau rồi kiến thức, chuẩn bị tốt và áp dụng linh hoạt các phương pháp mới, những ứng dụng mới vào giảng dạy. 15/ 16 MỤC LỤC STT Nội dung Số trang 01 A. Đặt vấn đề 1 02 Lý do chọn đề tài 1 03 Mục đích nghiên cứu đề tài 2 04 Đối tượng nghiên cứu 2 05 Phạm vi nghiên cứu 3 06 Phương pháp nghiên cứu 3 07 B. Giải quyết vấn đề 4 08 Cơ sở lí luận 5 09 Cơ sở thực tiễn 5 10 Nội dung 6 11 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: 7 12 Phương pháp vừa học vừa chơi 8 13 Phương pháp hỏi – đáp 10 14 Phương pháp luyện tập 10 15 Kết quả thực hiện 13 16 C. Kết luận và kiến nghị 14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cai_thien_kha_nang_doc_ten_not_nhac_ch.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Cải thiện khả năng đọc tên nốt nhạc cho học sinh Lớp 6.pdf