Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh Lớp 6

docx 32 trang sklop6 24/06/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh Lớp 6
 Các dạng bài tập rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6
 MỤC LỤC
1.Lí do chọn đề tài. ..........................................................................................................................2
2. Mục đính nghiên cứu. ..................................................................................................................3
3, Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................................................3
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm..................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................................3
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. ................................................................................................3
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................4
I.Những vấn đề lí luận. ....................................................................................................................4
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.....................................................................................................6
III. Mô tả phân tích các giải pháp ....................................................................................................7
1. Khảo sát thực tế ...........................................................................................................................7
2. Nguyên nhân. ...............................................................................................................................8
3. Các giải pháp thực hiện................................................................................................................9
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. ..........................................................................................29
1. Về phía học sinh.........................................................................................................................29
2. Về phía giáo viên. ......................................................................................................................30
3. Kết quả cụ thể. ...........................................................................................................................30
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................32
1. Kết luận......................................................................................................................................32
2. Những khuyến nghị....................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................36
 1 Các dạng bài tập rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6
 b.Cơ sở thực tế.
 Qua quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS, tôi nhận thấy: học 
sinh đến lớp 7,8,9 muốn làm tốt được các bài làm văn nghị luận văn học hay nghị 
luận xã hội thì ngay từ lớp 6 các em phải làm tốt các bài tập cảm thụ văn học. Qua 
tìm hiểu, tôi nhận thấy ở chương trình Tiếng việt bậc Tiểu học có hướng dẫn các 
em làm bài tập cảm thụ văn học nhưng mới chỉ là những cảm nhận bước đầu, 
theo cảm tính. Vì vậy, khi dạy ở lớp 6, tôi thấy khả năng cảm thụ văn học của các 
em chưa tốt, các em rất lúng túng thậm chí không làm được bài tập cảm thụ văn 
học theo từng bước cụ thể là một việc đầy khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải 
công phu tìm tòi để hướng dẫn học sinh có được kỹ năng cần thiết, Đó là những 
trăn trở không chỉ của riêng tôi mà còn là của rất nhiều giáo viên nói chung. Chính 
vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài:
 “Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6”
 2. Mục đính nghiên cứu.
 Hệ thống được các dạng bài tập, chỉ ra những bước làm bài tập cụ thể để 
giúp học sinh rèn luyện kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn chương.
 3, Đối tượng nghiên cứu.
 - Các văn bản trong chương trình ngữ văn 6
 - Các bài tập về biện pháp tu từ, từ tượng hình, tượng thanh, từ láy
 - Nghiên cứu kỹ các tiết dạy về biện pháp tu từ trong chương trình ngữ văn 
6 tiết 78, 86, 91, 95, 101.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
 Lớp 6A3, 6A6 năm học 2015-2016
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 Tổng hợp phân tích, phân loại, hệ thống, so sánh, đối chiếu, thực hành.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 - Phạm vi: Phần luyện tập qua các tiết học về văn bản và Tiếng Việt trong 
chương trình Ngữ văn 6. Áp dụng đề tài trong năm học 2015-2016 tại Lớp 6A3, 
6A6.
 3 Các dạng bài tập rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6
 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT 
 VẤN ĐỀ
 I.Những vấn đề lí luận.
 Văn học là một môn học nghệ thuật giàu tính tượng hình, tính biểu cảm “Văn 
học là nhân học”. Văn học là tấp gương phản ánh cuộc sỗng con người, đồng thời 
có tác dụng phục vụ cuộc sống con người, Học sinh học tốt môn ngữ văn sẽ có tác 
động tốtđến việc học các môn học khác, và ngược lại. Học tôt môn ngữ văn không 
nhất thiết là khi bước vào đời, học sinh đều trở thành nhà văn, nhà nghiên cứu 
văn học, thầy cô giáo dạy văn có nghĩa là đi theo nghề văn. Học tốt môn ngữ văn 
sẽ giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp trong đời 
sống gia đình và bè bạn. Bởi vì ở mỗi tác phẩm người đọc có thể tiếp thu cái hay, 
cái đẹp, cái đúng để vận dụng vào cuộc sống làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Văn 
học giúp con người biết yêu, biết ghét, biết buồn, biết vui, biết nghĩ tới ước mơ, hi 
vọng, biết dung cảm trước cái đẹp trong cuộc sống, biết căn giận cái tàn ác bất 
công, biết đấu tranh vì công bằng, lẽ phải. Muốn hiểu được mốt tác phẩm văn học 
cần biết camt thụ tác phẩm văn học đó.
 Cảm thụ văn học có nghĩa là, khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ 
Người đọc không những hiểu mà phải có xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi 
“Nhập thân” với những gì đã học, thẩm thấu được thong tin, phân tích, đánh giá 
được khả năng sử dụng ngôn từ, câu chữ, hình ảnh của tác giả, sống cùng tâm 
trạng cảm xúc của nhân vật trữ tình hoặc của tác giả. Đúng như nhà văn Anh Đức 
đã tâm sự: “Khi đọc, tôi không chỉ thấy dòng chữ mà còn thấy cảnh tượng ở sau 
dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất sa, vẽ thê ra lắm điều thú vị”.
 Năng lực cảm thụ ở mỗi người không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố 
qui định như vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và 
thái độ, sự nhạy cảm khi tiếp xúc với tác phẩm văn học Ngay ở cả một người, sự 
cảm thụ văn học về một bài vă, bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có 
nhiều biến đổi. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng nói: “Riêng bài ca dao 
“Con cò mà đi ăn đêm” thì ở mỗi độ tuổi của cuộc đời tôi lại cảm nhận một cái 
hay riêng của nó và cho đế bây giờ, tôi cảm thấy rằng tôi vẫn chưa thấu tận cùng 
vẻ đẹp của bài thuộc lòng thủa nhỏ ấy”.
 5 Các dạng bài tập rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6
tích lũy. Đó là thái độ cầu thị, ham học hỏi, ham mê đọc sách, có thói quen nghe 
nhìn và thu lượm từ nhiều luồng thông tin sách, báo hoặc truyền thông. Rồi thu 
lượm những việc thực, người thực từ cuộc sống đời thường để rồi tự các em tích 
lũy thành vốn sỗng cho bản than mình. Có như vậy ta mới có kiến thức để nhìn 
nhận đánh giá cái hay, cái khéo của tác phẩm mà nhà văn đem đến cho người đọc 
những điều thú vị.
 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Qua thực tiễn giảng dạy và học tập môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, 
tôi thấy rằng, để có được một giờ đọc hiểu văn bản văn học trọn vẹn thật là khó vì 
đó là cả một nghệ thuật. Để học sinh cảm thấy hứng thú trong giờ văn thật khó và 
để học sinh biết bộc lộ cảm xúc của mình trong cảm thụ tác phẩm văn học càng 
khó hơn vì thời gian một tiết học rất eo hẹp mà lớp học có ít nhất 40 học sinh, 
thầy chỉ có một mà trò thì nhiều và năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong 
giờ văn rất hạn chế. Hầu hết các em chỉ biết nói đọc theo những gì có sẵn, bắt 
chước khuôn sáo mà chưa vận dụng trí tưởng tượng, khả năng suy nghĩ độc lập 
của mình để cảm hiểu tác phẩm văn học. Một số học sinh thường kể lại tác phẩm, 
đa số có xu hướng mô phỏng lời nhà văn hoặc diễn xuôi các câu thơ, làm cho tác 
phẩm văn học trở nên đơn nghĩa và khuôn hẹp phạm vi phản ánh. 
 Ngoài ra để cảm thụ văn tốt, người thầy giáo phải là cho học sinh có hứng 
thú và niềm say mê học văn.Không yêu thích văn học thì tâm hồn người học sinh 
không rung động trước vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. Đố là thái độ 
yêu thích, say sưa khi được tiếp cận với tác phẩm văn học. Gặp tác phẩm tự bản 
than các em phải trăn trở suy tư, luôn hướng tâm hồn và tình cảm của mình đến 
với tác phẩm.Thế nhưng cao hơn tình yêu văn chương, người học sinh phải có tình 
yêu cuộc sống, yêu cái đẹp, sống chân thành, có tấm lòng nhân nhân ái, rộng mở, 
bao dung, nhân hậu. Chỉ có như vậy tâm hồn các em mới biết rung động trước vẻ 
đẹp của thơ văn, mới cảm nhận đầy đủ sức cuốn hút của văn chương. 
 - Về phần giáo viên: Quá trình học văn ở trường THCS là quá trình giáo viên 
giúp các em tiếp xúc tác phẩm hiểu ra cái đúng, cái hay của nó. Nhà thơ Tố Hữu đã 
từng nói: “Qua mỗi giờ văn học, thầy giáo có thể làm cho các em yêu đời, yêu lẽ 
sống và lớn thêm một chút” .Vì vậy việc hướng dẫn học sinh cảm thụ được tốt 
 7 Các dạng bài tập rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6
 Để góp phần giúp học sinh dần dần yêu thích, đam mê môn học này, tôi thiết 
nghĩ người giáo viên cần xây dựng một hệ thống các dạng bài tập cảm thụ, hướng 
dẫn các em từng bước làm cụ thể, để các em biết vận dụng phù hợp các dạng bài 
tập theo phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của 
học sinh, hình thành cho các em biết cách cảm, cách nghĩ sau khi học xong một tác 
phẩm văn học nào đó. Qua đó sẽ giúp cho học sinh thích văn, yêu văn và học văn.
 III. Mô tả phân tích các giải pháp
 1. Khảo sát thực tế
 Năm học 2015- 2016, Tôi được lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy 
môn ngữ văn lớp 6A3,6A6, qua bài khảo sát chất lượng đầu năm, tôi chú ý tới việc 
làm bài tập cảm thụ văn học của các em (chủ yếu viết đoạn văn cảm thụ văn học) 
và tôi nhận thấy như sau:
 Về hình thức: Phần lớn các em viết chưa đúng đoạn văn ( xuống dòng tùy 
tiện, viết hoa bừa bãi).
 Về nội dung: Các em cảm thụ còn hời hợt, chưa sâu, chưa cảm nhận được 
cái hay, cái đẹp về nghệ thuật và nội dung một cách chính xấc, rõ rang, mạch lạc; 
các câu, ý lien kết với nhau chưa chặt chẽ.
 Chính vì vậy dẫn đến bài viết không lô gic, có chỗ bị hẫng hụt, kết quả bài 
thấp.
 SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN:
 Đoạn văn yêu cầu đúng Đoạn văn chưa đúng yêu cầu
 Lớp Sĩ số
 Số lượng % Số lượng %
 6A3 34 10 28,6 24 71,4
 6A6 44 12 27.27 32 72,73
 9 Các dạng bài tập rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 6
 - Học sinh chưa nắm được qui ước đoạn văn.
 - Chưa nắm được các bước khi làm một bài cảm thụ thơ văn. 
 - Khi viết rất lúng túng trong việc dung từ đặt câu, liên kết ý, câu trong đoạn.
 - Vốn văn học còn quá nghèo nàn.
 b. Lập kế hoạch thực hiện.
 * Thời gian
 Tận dụng triệt để các tiết phụ đạo, ngoại khóa, giờ trả bài Tập làm văn, 
những giờ luyện tập Tiếng Việt, Giờ ôn tập, thực hành văn học, những phút củng 
cố, hướng dẫn học sinh học, làm bài ở nhà.
 * Yêu cầu với học sinh.
 Tôi nêu tác dụng của bài tập cảm thụ văn học khi được viết đúng, viết hay 
theo yêu cầu.
 Yêu cầu học sinh có vở luyện bài tập cảm thụ văn học nhằm mục đích: 
 - Học sinh tự giác làm bài tập cảm thụ văn học theo yêu cầu.
 - Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả nhanh chóng cụ thể.
 - Phụ huynh tiện đôn đốc và kiểm tra.
 * Yêu cầu đối với giáo viên.
 - Tham khảo tài liệu về bài tập cảm thụ văn học, tìm hiểu, lựa chọn bài tập 
phù hợp với trình độ học sinh của lớp.
 - Chấm, chữa các bài tập cảm thụ văn học thật kỹ, rạch ròi, phê cụ thể.
 Được sự nhất trí, quan tâm của tổ, ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ của 
phụ huynh kết hợp với sự quyết tâm của học sinh, tôi bắt tay vào thực hiện đề tài.
 c. Giải pháp thực hiện đề tài.
 c.1. Cung cấp lý thuyết cho học sinh.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cac_dang_bai_tap_ren_luyen_ky_nang_cam.docx