Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học để đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn KHTN 6

doc 30 trang sklop6 13/06/2024 1821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học để đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn KHTN 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học để đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn KHTN 6

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học để đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn KHTN 6
 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học để đổi mới phương 
 pháp trong giảng dạy môn KHTN 6
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................3
1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................3
1.1. Các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng trong 
trường THCS ........................................................................................................3
1.1.1. Phương pháp dạy học là gì? .......................................................................3
1.1.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực..................................................................4
1.2. Thiết bị, đồ dùng dạy học Khoa học tự nhiên 6...........................................7
1.2.1. Khái niệm về thiết bị dạy học:....................................................................7
1.2.2. Vài trò của thiết bị, đồ dùng dạy học khoa học tự nhiên 6 .........................7
2. Thực trạng việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong môn khoa học tự 
 nhiên 6 tại trường THCS Nguyễn Lân...............................................9
3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học 
 trong môn khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS Nguyễn Lân.........10
3.1. Giáo viên cần phải hiểu được mục đích của việc sử dụng đồ dùng dạy học 
là gì?....................................................................................................................11
3.2. Yêu cầu về sự chuẩn bị của giáo viên. .......................................................11
3.3. Giáo viên cần hiểu và phân loại thiết bị, đồ dùng dạy học và phân loại thí 
nghiệm.................................................................................................................11
3.3.1. Thí nghiệm biểu diễn:................................................................................11
3.3.2. Đối với loại bài trong đó có thí nghiệm thực hành của học sinh.............14 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học để đổi mới phương 
 pháp trong giảng dạy môn KHTN 6
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Năm học 2021-2022 là một năm học đáng nhớ, đánh dấu sự thay đổi lớn 
trong giáo dục THCS với việc thay sách giáo khoa lớp 6. Đối với tất cả các môn 
học nói chung và môn khoa học tự nhiên nói riêng, việc dạy học theo lối truyền 
thụ một chiều đã buộc học sinh chấp nhận kiến thức một cách lý thuyết suông, 
thụ động, không gắn kết được với thực tiễn, học sinh không hình thành kỹ năng 
thì các kiến thức đó sẽ thật khô cứng và nhàm chán. 
 Trong dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 6 giúp học sinh không những 
mở rộng vốn tri thức nào đó mà còn giúp họ hình thành năng lực tư duy, khả 
năng phán đoán và giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, trong các giờ dạy học khoa 
học tự nhiên 6 nói riêng và môn khoa học thực nghiệm nói chung cần phải có 
thiết bị, đồ dùng dạy học để giúp học sinh khơi dậy và nuôi dưỡng khát vọng tự 
tìm ra câu trả lời cho một vấn đề đã nêu, cảm giác hài lòng khi đã nỗ lực khám 
phá để giải quyết thành công vấn đề nảy sinh để rồi từ đó kích thích sự phát triển 
năng lực tư duy, lòng say mê khám phá khoa học của học sinh. 
 Đối với trường trung học cơ sở Nguyễn Lân, thực tế của việc đổi mới 
phương pháp dạy học và thay sách giáo khoa cho các lớp 6 với bộ môn Khoa 
học tự nhiên thay thế cho môn Lý, Sinh và có thêm kiến thức bộ môn Hóa trong 
chương trình cũ đòi hỏi giáo viên phải thay đổi tư duy khi soạn bài và lên lớp để 
bám sát yêu cầu của chương trình sách giáo khoa tổng thể 2018. Để thay đổi 
được phương pháp giảng dạy môn khoa học tự nhiên 6 thì việc sử dụng hiệu quả 
đồ dùng dạy học mới cùng với tận dụng đồ dung hiện có là điều vô cùng quan 
trọng. Nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng các thiết bị đó như thế nào cho hiệu quả 
và làm thế nào để các em có thể tự tiến hành các thí nghiệm, từ đó các em tự tìm 
ra kiến thức của bài học và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống, đó chính là vấn 
đề mà mỗi giáo viên dạy khoa học tự nhiên đều phải quan tâm.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Các biện pháp 
nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học nhằm đổi mới phương pháp 
trong giảng dạy môn KHTN 6”.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy và học nhằm nâng cao hiệu 
 quả sử dụng thiết bị, đồ dùng trong môn khoa học tự nhiên 6 để tiếp tục góp 
 1/34 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học để đổi mới phương 
 pháp trong giảng dạy môn KHTN 6
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận 
1.1. Các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng trong 
trường THCS
1.1.1. Phương pháp dạy học là gì?
 Trong đề tài này, phương pháp dạy học được hiểu là cách thức, là con 
 đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh, trong những điều kiện 
 dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
 Phương pháp dạy học có ba bình diện:
 - Bình diện vĩ mô là quan điểm về phương pháp dạy học. Ví dụ: Dạy 
 học hướng vào người học, dạy học phát huy tính tích cực của HS,
 - Bình diện trung gian là phương pháp dạy học cụ thể. Ví dụ: phương 
 pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống, 
 trò chơi,  Ở bình diện này khái niệm phương pháp dạy học được hiểu với 
 nghĩa hẹp, là những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học 
 sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những 
 nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. 
 - Bình diện vi mô là kĩ thuật dạy học . Ví dụ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ 
 thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật 
 phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn 
 tất một nhiệm vụ,...
 Tóm lại, quá trình dạy học là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa 
 chọn các phương pháp dạy học cụ thể. Các phương pháp dạy học là khái 
 niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động. Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ 
 nhất, thực hiện các tình huống hành động.
 Trong khuôn khổ đề tài có hạn nên tôi xin lựa chọn đưa ra một số kỹ thuật 
 dạy học tích cực thường sử dụng
1.1.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1.1.2.1 Kĩ thuật chia nhóm
* Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa 
trong năm. 
 3/34 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học để đổi mới phương 
 pháp trong giảng dạy môn KHTN 6
- Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác 
hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường 
xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
- Học sinh cả lớp đi xem “ triển lãm’’ và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ 
sung.
- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án 
tối ưu. 
1.1.2.6. Kĩ thuật công đoạn
- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ 
khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- 
thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,
- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các 
nhóm sẽ luân chuyển giấy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 
1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 
4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân 
chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để 
góp ý.
- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình 
cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. 
1.1.2.7. Kĩ thuật các mảnh ghép
- HS được phân thành các nhóm, sau đó giáo viên phân công cho mỗi nhóm thảo 
luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn 
đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo 
luận thảo luận vấn đề D,Học sinh thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân 
công. Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm 
mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, 
D,...và mỗi “ chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả 
nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
1.1.2.8. Kĩ thuật động não
 Động não là kĩ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh 
 được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên 
 5/34 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học để đổi mới phương 
 pháp trong giảng dạy môn KHTN 6
 + Thiết bị, đồ dùng dạy học là một bộ phận của nội dung và phương 
pháp dạy học
 Lý luận dạy học đã khẳng định quá trình dạy học là một quá trình mà 
trong đó hoạt động dạy và hoạt động học phải là những hoạt động gắn bó khăng 
khít giữa các đối tượng xác định và có mục đích nhất định.
 MỤC TIÊU
 NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP, 
 KỸ THUẬT DẠY HỌC 
 THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG 
 DẠY HỌC
 Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình dạy học
 Thiết bị, đồ dùng dạy học môn khoa học tự nhiên là phương tiện duy nhất 
giúp hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật.
 + Thiết bị, đồ dùng dạy học khoa học tự nhiên góp phần vào việc đổi 
mới phương pháp dạy học
 Thiết bị, đồ dùng dạy học có vai trò vô cùng quan trọng khi sử dụng 
phương pháp bàn tay nặn bột. Thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần tích cực hoá 
hoạt động của học sinh trong dạy học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách 
hứng thú, vững chắc.
 + Thiết bị, đồ dùng dạy học khoa học tự nhiên làm tăng thêm việc đa 
dạng hóa các hình thức dạy học
 Thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ, đúng quy cách sẽ cho phép tổ chức các 
hình thức dạy học, giáo dục đa dạng, linh hoạt, phong phú và có hiệu quả.
 + Thiết bị, đồ dùng dạy học khoa học tự nhiên góp phần đảm bảo 
chất lượng dạy - học
 Thông qua những thiết bị, đồ dùng dạy học mà cung cấp cho học sinh 
những kiến thức, những thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách sinh động, 
đầy đủ, chính xác và có hệ thống. Giúp học sinh liên hệ giữa lí thuyết và đời 
sống thực tiễn. Đồng thời còn có tác dụng kích thích hứng thú học tập, phát triển 
tư duy và trí thông minh sáng tạo của học sinh.
 7/34

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dun.doc