Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn Toán Lớp 6 phần Phân số

docx 6 trang sklop6 16/04/2024 2020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn Toán Lớp 6 phần Phân số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn Toán Lớp 6 phần Phân số

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn Toán Lớp 6 phần Phân số
 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2022- 2023
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Đại Từ
 Tôi ghi tên dưới đây: 
 Tỷ lệ (%) 
 Ngày Trình độ đóng góp 
 Số Chức 
 Họ và tên tháng Nơi công tác chuyên vào việc 
 TT danh
 năm sinh môn tạo ra 
 sáng kiến
 Trường 
 Đỗ Thị Giáo Đại học 
 1 20/02/1986 THCS Bản 100%
 Duyên viên Toán
 Ngoại
 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Bồi dưỡng học sinh khá, 
giỏi môn Toán lớp 6 phần Phân số”.
 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ 
đầu tư tạo ra sáng kiến): Không có.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi bộ môn 
Toán lớp 6 trường THCS Bản Ngoại.
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2021 – 
2022 
 4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 4.1. Lời giới thiệu
 Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức 
và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế 
cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát 
triển. Trong những năm gần đây, việc dạy học Toán đã có những bước cải tiến 
về phương pháp, nội dung và hình thức dạy học. Đặc biệt từ năm học 2021- 
Người thực hiện: Đỗ Thị Duyên Trường THCS Bản Ngoại Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2022- 2023
tài này đã giúp tôi đang dần đi tìm câu trả lời. Sau đây là một số giải pháp cụ thể 
tôi đưa ra để giải quyết vấn đề trên.
 Khi soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng 
và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc 
tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản 
của nội dung chương trình học chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao 
(tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khoá, từ 
đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần).
 Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ 
đơn giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố. Ví dụ: Cứ sau 2, 3 
tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có một tiết luyện tập để củng 
cố kiến thức và cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. 
Khi soạn thảo một tiết học, chúng ta cần có đầy đủ những nội dung:
 + Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết, hay các công thức có liên quan đến 
tiết dạy).
 + Bài tập vận dụng, bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp).
 Một số giờ ôn tập, giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các 
phương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em lớp 6 chưa tự mình hệ thống 
được mà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên. Cụ thể trong sáng kiến này, 
tôi đã xây dựng khi dạy chương VI. Phân số (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) 
thì cần phải dạy các dạng bài tập theo các mạch kiến thức sau:
 + Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau
 + Tính chất cơ bản của phân số, phân số tối giản
 + So sánh hai phân số
 + Các phép toán với phân số
 + Bài toán thực tế về phân số.
 Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài 
liệu để đúc rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng. Cần lưu ý 
rằng: Tuỳ thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa 
Người thực hiện: Đỗ Thị Duyên Trường THCS Bản Ngoại Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2022- 2023
 - Nếu nhân cả tử và mẫu của phân số với cùng một số nguyên khác 0 thì ta 
được phân số bằng phân số đã cho.
 a.m
 a = với m z, m 0, b 0.
 b b.m
 - Nếu chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của 
chúng ta thì ta được một phân số bằng phân số đã cho.
 a:n
 a = với n ƯC (a, b), b 0.
 b b:n
 * Chú ý: 
 - Mỗi phân số thì có vô số phân số bằng nó.
 - Mọi phân số đều có thể viết dưới dạng phân số mà mẫu số là số dương.
 4.3.1.4. Rút gọn phân số
 - Rút gọn một phân số là tìm một phân số đơn giản hơn nhưng vẫn bằng 
phân số đã cho.
 - Muốn rút gọn phân số, ta chia cả tử và mẫu của phân số cho một ước 
chung (khác 1 và -1) của chúng.
 - Phân số tối giản là phân số không thể rút gọn được nữa (tử và mẫu chỉ 
có ước chung là 1 và -1).
 * Muốn tìm phân số tối giản, ta chỉ cần chia tử và mẫu của phân số cho 
ƯCLN của chúng.
 4.3.1.5. Quy đồng mẫu nhiều phân số
 Muốn quy đồng mẫu hai hay nhiều phân số có mẫu dương, ta làm như sau:
 Bước 1: Tìm một bội chung của các mẫu (thường là BCNN) để làm mẫu 
chung.
 Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho 
từng mẫu).
 Bước 3: Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng.
 Chú ý: 
 - Nếu trong các phân số đã cho có những phân số chưa tối giản thì nên rút 
gọn các phân số đó trước khi quy đồng.
 - Nếu các mẫu của các phân số là các số nguyên tố cùng nhau thì mẫu 
chung là tích của các mẫu và thừa số phụ của mẫu là tích của các mẫu của các 
phân số còn lại.
 4.3.1.6. So sánh phân số
 - Trong hai phân số có cùng mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn 
hơn.
Người thực hiện: Đỗ Thị Duyên Trường THCS Bản Ngoại

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_kha_gioi_mon_toan_l.docx