Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp thi giáo viên giỏi môn Tiếng Anh

docx 8 trang sklop6 10/07/2024 1030
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp thi giáo viên giỏi môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp thi giáo viên giỏi môn Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp thi giáo viên giỏi môn Tiếng Anh
 BIỆN PHÁP THI GVG MÔN TIẾNG ANH
PHẦN I: LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
 Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT : “Mỗi giáo viên thực hiện một đổi mới trong 
phương pháp dạy học. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy 
học. Mỗi tỉnh,thành có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học” thì người giáo 
viên cần phải chủ động đổi mới phương pháp dạy học của mình từ việc soạn bài đến việc 
giảng dạy trên lớp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình và góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục.
 Với những điều kiện đòi hỏi trên, một trong những phương pháp học tập có tính 
khả thi là dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Hiện nay, học tập theo nhóm vừa là một yêu 
cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với học 
sinh ở trường THCS. Phương pháp này không đòi hỏi điều kiện học tập gì đặc biệt, lại 
không phụ thuộc quá nặng nề vào “cá tính” hay “khả năng đặc biệt” của người dạy giống 
như các phương pháp dạy học khác.
 Đối với phương pháp dạy học hợp tác nhóm thì các nhiệm vụ học tập được giải 
quyết không phải từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, sự hợp tác của các thành viên 
trong một nhóm. Việc phối hợp học tập theo cả chiều đứng ( Thầy – Trò) và chiều ngang 
( Trò – Trò ) tạo điều kiện cho học sinh nhận thức từ hai phía thầy và bạn. Chính trong 
quá trình học tập chung đó các em được trao đổi thảo luận học hỏi lẫn nhau, được khẳng 
định mình trong nhóm, tập thể tạo nên bầu không khí dân chủ trong lớp học. Đồng thời 
học tập nhóm còn rèn luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề, sự 
hợp tác tương trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật,vv Từ đó nâng cao chất 
lượng học tập của học sinh. 
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP
 1. Cơ sở lí luận:
 Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong 
nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập. Học theo nhóm phát huy cao 
độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được 
giao, nâng cao tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của học TT Các khâu Các bước cụ thể
 1.Xác định mục tiêu, nội dung bài học
 2.Xác định mục tiêu của họat động nhóm
 1 Thiết kế
 3. Thiết kế nhiệm vụ của họat động nhóm
 họat động nhóm 4. Dự kiến cách thức kiểm tra, đánh giá
 2 Tổ chức thực hiện 5. Tổ chức sắp xếp nhóm làm việc
 trên giờ học 6. Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc
 7. Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm
 8. Quan sát, kiểm soát họat động nhóm
 3 Kiểm tra, đánh giá 9. HS tự đánh giá kết quả làm việc nhóm
 kết quả làm việc của 10. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau
 nhóm 11. Giáo viên đánh giá, cho điểm kết quả làm việc nhóm
 2. Lập kế hoạch cho họat động nhóm khi soạn giáo án:
 Đây là khâu đầu tiên, quan trọng giáo viên cần chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành dạy 
học theo nhóm. Ngay khi soạn giáo án chuẩn bị cho giờ học, giáo viên cần thiết kế đầy 
đủ các bước của hoạt động nhóm từ khâu xác định thời điểm tiến hành dạy học nhóm 
trong tiết học, xác định nhiệm vụ, hình thức làm việc nhóm, phân công vai trò, tổ chức 
thực hiện, kiểm tra và đánh giá.
Bước 1:Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy: Việc xác định tường minh những mục 
tiêu mà học sinh cần đạt được, xác định rõ những nội dung chính của bài và hình thành 
những câu hỏi cần trả lời là rất quan trọng cho việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, nhiệm 
vụ và thời điểm sử dụng dạy học nhóm trong giờ học.
 Việc lựa chọn hình thức dạy học nhóm phải được ưu tiên khi mục tiêu dạy học là 
hình thành kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể, hình thành phương pháp tổ chức hoạt 
động trong một nhóm. Hoặc những nhiệm vụ học tập hay những câu hỏi không có câu trả 
lời trực tiếp hay tương đối phức tạp đối với đa số học sinh trong lớp, những nhiệm vụ 
đòi hỏi sự huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết của nhiều người, hoặc cần tổ chức cho - Tổ chức, sắp xếp nhóm làm việc:
 a. Sắp xếp nhóm làm việc: Việc phân chia nhóm học tập phụ thuộc vào một số yếu tố 
như: mục tiêu, nhiệm vụ dạy học cụ thể của giờ học; điều kiện tiến hành giờ học; phụ 
thuộc các kĩ năng làm việc nhóm của học sinh; phụ thuộc vào mức độ quen biết giữa các 
học sinh trong lớp về phân chia nhóm.
- Giao nhiệm vụ và thời gian dành cho làm việc nhóm: 
Giáo viên cần đưa ra những chỉ dẫn rất cụ thể, như:
 - Nêu nhiệm vụ cho từng nhóm dưới dạng một câu hỏi hay một tình huống có vấn đề
 - Nêu những kĩ năng xã hội yêu cầu học sinh tuân thủ khi làm việc nhóm
 - Nêu thời gian dành cho thảo luận nhóm là bao lâu?
 - Yêu cầu các nhóm diễn giải lại nhiệm vụ của nhóm mình để đảm bảo chắc chắn là 
 học sinh hiểu những gì giáo viên yêu cầu
 - Trình bày cách thực hiện nhiệm vụ như thế nào là tốt nhất?
Giáo viên có thể xây dựng một số dạng bài tập sau để giao cho các nhóm: Sắm vai; phân 
tích (phân tích một bức tranh, sự kiện...); Phân loại (phân chia các yếu tố theo từng loại; 
sắp xếp theo thứ tự (sắp xếp trình tự các sự kiện, biến cố trong một tác phẩm, sắp xếp 
theo trình tự các bước tiến hành một thí nghiệm,...); Nhớ lại (nhớ lại các khái niệm, định 
nghĩa, sự kiện... họat động này dùng trong ôn tập); Lựa chọn (các chi tiết, sự kiện về nhân 
vật A, B...); Ghép đôi (nối kết hai cột thông tin cho sẵn A và B); Mô phỏng (sau khi giáo 
viên cho ví dụ, học sinh phải cho ví dụ khác tương tự); Chuẩn bị (cho học sinh chuẩn bị 
một số bài tập, thí nghiệm, các bước trình bày một vấn đề); Cải tiến (giáo viên cho bài 
tập sai, hoặc thiếu dữ kiện, yêu cầu học sinh sửa lại) .
- Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm: IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP:
 Với phương pháp dạy học theo cặp, nhóm việc truyền đạt kiến thức sẽ nhanh chóng, 
hiệu quả tới học sinh hơn . 
 Qua điều tra lớp 6C từ đầu năm, tôi thu thập kết quả khảo sát chất lượng đầu năm 
học 2022 - 2023 cụ thể như sau: 
 - Trước khi áp dụng biện pháp: 
 Lớp Sĩ số Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) Kém (%)
 6C 33 5 15,2 10 30,3 12 36 5 15,2 1 3,3
 - Sau khi áp dụng biện pháp:
2.2. Kết quả đạt được như sau:
 Sau khi áp dụng “ Phương pháp dạy học tiếng Anh theo nhóm nhỏ” qua một nửa 
học kì I ( bài khảo sát đầu năm đến bài kiểm tra giũ đã đạt được những kết quả tương đối 
khả quan của đợt thi giữa kỳ kì I năm học 2022 - 2023, cụ thể là:
 Lớp Sĩ số Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%) Kém (%)
 6C 33 7 21,2 13 39,4 10 30,3 3 9,1 0 0
PHẦN IV. KẾT LUẬN
 Từ nhiệm vụ chiến lược cấp bách của sự nghiệp cải cách giáo dục và sự nghiệp 
đổi mới toàn diện phù hợp với chương trình đổi mới về phương pháp dạy học nhằm nâng 
cao chất lượng học tập của học sinh. Đặc biệt là môn tiếng Anh khi học sinh học theo 
nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, tự tin hơn. Từ thực tế đó tôi đã nghiên cứu và 
khắc phục phần nào trong quá trình giảng dạy.
 Trên đây là một vài ý kiến kết quả bước đầu trong quá trình vận dụng phương pháp 
dạy học hợp tác trong môn tiếng Anh. Tôi tự nhận thấy bản thân đã nắm vững yêu cầu 
cũng như phương pháp đổi mới dạy học, tâm đắc với phương pháp dạy học hợp tác và đã 
thực hiện trong các giờ dạy của mình.
 Với biện pháp này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và 
học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói 
chung về việc dạy và học tiếng Anh đạt hiệu quả tốt hơn cũng như các môn học khác 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_thi_giao_vien_gioi_mon_tieng.docx