Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Khương Đình

doc 30 trang sklop6 10/06/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Khương Đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Khương Đình

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Khương Đình
 MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
I.Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................................1
III. Đối tượng nghiên cứu: . ................................................................................1
IV. Phạm vi nghiên cứu:. ....................................................................................1
V. Nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................................1
VI. Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................1
PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................2
I. Cơ sở lý luận :...................................................................................................2
II. Cơ sở thực tiễn : .............................................................................................5
III. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC: ..........................................7
3. 1. Hình thức: “Hội vui học tốt”.......................................................................8
3.2. Hình thức: “Hái hoa dân chủ”.....................................................................8
3.3 Hình thức: “Trò chơi ô chữ”: .......................................................................8
3.4 Hình thức trò chơi: “ Ai là triệu phú”: .........................................................9
3.5 Hình thức trò chơi: “ Đường lên đỉnh Olympia”:......................................10
3.6. Hình thức trò chơi: “ Đuổi hình bắt chữ”.................................................11
3.7 Hình thức trò chơi: “ Rung chuông vàng”:................................................11
3.8. Hình thức trò chơi: “ Đấu trường 100".....................................................12
3.9. Hình thức cuộc thi: “ Tìm kiếm tài năng”.................................................13
3.10. Hình thức cuộc thi: “ Thiết kế và biểu diễn thời trang” .........................14
V. Kết quả: .........................................................................................................14
VI. Bài học kinh nghiệm:..................................................................................14
PHẦN C : KẾT LUẬN......................................................................................15
D. PHỤ LỤC : PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận :
1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được hiểu như thế nào?
 - HĐGDNGLL được hiểu theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Theo nghĩa 
hẹp, HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo các chủ đề 
giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần. (Chương trình giáo dục cấp 
Trung học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 
tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với quan niệm này 
thì HĐGDNGLL, Hoạt động tự chọn và Hoạt động tập thể (sinh hoạt toàn 
trường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM) là những hoạt động 
giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.
 Theo nghĩa rộng, Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong và 
ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng 
khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh 
trung học. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc 
dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ 
thông cấp Trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt 
động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động 
bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”.(Điều 29, 
Điều lệ trường trung học, Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT 
ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
 Theo quan niệm này thì ngoài hoạt động dạy học các môn học bắt buộc và 
dạy học tự chọn trong chương trình giáo dục Trung học do Bộ trưởng Bộ GD - 
ĐT ban hành, tất cả các hoạt động giáo dục còn lại ở trường trung học, kể cả 
hoạt động giáo dục tập thể đều là HĐGDNGLL. Quan niệm này cũng tương 
đồng với quan niệm về HĐGDNGLL trong các sách Hướng dẫn giáo viên về 
HĐGDNGLL ở THCS, THPT và theo tôi quan niệm như vậy là hợp lí bởi vì:
- HĐGDNGLL chủ yếu cũng là các hoạt động tập thể theo quy mô nhóm, lớp, 
trường và một trong những mục tiêu của HĐGDNGLL cũng là nhằm giáo dục ý 
thức tập thể cho học sinh.
- Mặt khác, nội dung, hình thức sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trường dưới cờ trên 
thực tế không chỉ là họp, kiểm điểm, phổ biến nhiệm vụ mà nội dung, hình thức 
rất phong phú, đa dạng, gắn liền với các chủ đề và hình thức 
HĐGDNGLL.Trong khuôn khổ của Sáng kiến kinh nghiệm này thì được sử 
dụng theo nghĩa hẹp như trên.
2. Vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
 HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục nhà 
trường. HĐGDNGLL nối tiếp hoạt động dạy học các môn văn hóa; là con đường 
quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội. 
HĐGDNGLL tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm những điều đã học 
vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu, mở rộng những 
kiến thức, kĩ năng các môn học cho HS.
 2/15 HĐGDNGLL có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc 
ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, 
sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử 
và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng hoặc ở các địa 
điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động.
 Thời điểm tổ chức HĐGDNGLL cũng rất linh hoạt. Tùy theo quy mô và 
tính chất, có thể tổ chức hoạt động vào giờ ra chơi; vào giờ nghỉ giữa các tiết 
học; có thể vào giờ nghỉ trưa; có thể trong tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt 
lớp; có thể vào một buổi trong tuần, cuối tuần hoặc vào ngày chủ nhật, ngày 
lễ,HĐGDNGLL cũng cần tổ chức xen kẽ giữa các lớp và khối lớp để tận dụng 
tối đa phòng học đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường và các 
địa điểm khác trong trường.
 Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng HĐGDNGLL có thể tổ 
chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi HS và điều 
kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Ví dụ:
 Cũng là giáo dục an toàn giao thông nhưng có trường, có lớp tổ chức diễn 
tiểu phẩm và thảo luận về tiểu phẩm, có trường, có lớp tổ chức cho HS xem 
băng hình và thảo luận, hoặc tổ chức cho HS chơi các trò chơi hay xử lí tình 
huống, đóng vai trong các tình huống có liên quan đến an toàn giao thông,
 Hay cùng là tổ chức “Hội vui học tập” nhưng có nơi tổ chức theo hình 
thức trò chơi“Rung chuông vàng”, có nơi tổ chức theo hình thức “Thi tiếp sức” 
giữa các nhóm, có nơi tổ chức theo hình thức “Hái hoa dân chủ” trả lời câu 
hỏi,Sự mềm dẻo, mở, linh hoạt của HĐGDNGLL là một lợi thế lớn, giúp cho 
việc tổ chức các HĐGDNGLL dễ thực hiện hơn, dễ đáp ứng được những nhu 
cầu của các đối tượng HS khác nhau và dễ phù hợp hơn với các điều kiện của 
các trường. 
3.3. Nội dung HĐGDNGLL mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức của nhiều 
môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục.
 Khác với các môn học, nội dung HĐGD NGLL rất đa dạng và mang tính 
tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập 
và giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo 
dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, 
giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống 
HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, Điều đó giúp cho các nội dung giáo dục thiết 
thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động 
của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, 
thuận lợi hơn.
3.4. Các hình thức đa dạng của HĐGD NGLL giúp cho việc chuyển tải các 
nội dung giáo dục tới HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn
 Mỗi một hình thức hoạt động đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo 
dục nhất định. Nhờ các hình thức đa dạng như diễn đàn trẻ em, giao lưu, tham 
quan du lịch, hoạt động nhân đạo, trò chơi dân gian, văn nghệ, thể dục thể thao, 
tổ chức các Ngày hội, hoạt động thư viện, hoạt động cộng đồng, hoạt động câu 
lạc bộ, ..., việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, không 
gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện 
 4/15 thông tin nhanh. Nhà trường luôn thực hiện tốt các chuyên đề HĐGDNGLL cấp 
Quận mà phòng GD-ĐT giao và luôn đầu tư có hiệu quả.
 Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường phát triển tương đối 
mạnh. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Nhà trường cố gắng đầu 
tư những trang thiết bị để phục vụ cho HĐGDNGLL.
Tuy vậy, các HĐGDNGLL của nhà trường khi tổ chức còn gặp một số khó 
khăn:
 - Về phía học sinh: Các em chưa phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động 
trong các hoạt động. Các em chưa rèn tốt các kĩ năng như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ 
năng tham gia, kĩ năng tổ chức các hoạt động, kĩ năng quản lí và điều khiển các 
haotj động tập thể.
 - Về phía giáo viên: Một số ít GVCN còn lúng túng ở khâu tổ chức thực 
hiện và biện pháp để tạo hứng thú cho học sinh. Một số GVCN còn chưa khai 
thác hết những tiềm năng sáng tạo của học sinh trong việc xây dựng, tổ chức các 
HĐGDNGLL. Một số khác còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông 
tin vào dạy học do hạn chế thời gian, kinh phí nên việc tổ chức các 
HĐGDNGLL còn chưa đạt hiệu quả cao.Bên cạnh đó, các HĐGDNGLL của 
nhà trường khi tổ chức cũng có những thuận lợi nhất định:
 - Ban giám hiệu nhà trường đã hết sức quan tâm tới việc chỉ đạo, tổ chức 
có hiệu quả các HĐNGLL và đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Để đạt những 
kết quả đó, BGH nhà trường đã áp dụng những biện pháp chỉ đạo rất cụ thể việc 
thực hiện các tiết HĐGDNGLL ở Trường THSC Khương Đình.
 * Đánh giá thực trạng việc thực hiện các tiết HĐNGLL ở trường THCS 
Khương Đình:
+ Ưu điểm:
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao các HĐNGLL.
- Nhà trường thực hiện nghêm túc phân phối chương trình các tiết HĐNGLL của 
Bộ giáo dục & đào tạo.
- Các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường phát triển mạnh.
- Tổ chức các hoạt động theo chủ đề từng tháng được tiến hành thường xuyên
- Việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục đã được thực hiện tốt.
+ Tồn tại:
- Một số giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức các 
HĐGDNGLL.
- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm còn chưa đồng đều về trình độ chuyên môn cũng 
như kinh nghiệm công tác. Một số giáo viên mới vào ngành nên chưa có kinh 
nghiệm tổ chức các tiết HĐGDNGLL.
- Một số học sinh chưa tích cực tham gia các hoạt động tập thể bởi vậy tiết 
HĐGDNGLL ở một số lớp hiệu quả còn chưa cao.
2. Thực trạng việc giảng dạy HĐGDNGLL tại lớp 6A2- Trường THCS 
Khương Đình:
 Khi thực hiện các tiết HĐGDNGLL tại lớp 6A2 trong thời gian đầu, 
GVCN cũng gặp không ít khó khăn: Cán bộ lớp còn rất rụt rè, chưa chủ động và 
chưa có kinh nghiệm trong điều hành các hoạt động. Một số học sinh còn nhút 
nhát, thiếu tự tin, thường run sợ khi đứng trước tập thể cho nên ngại tham gia 
 6/15 3. 1. Hình thức: “Hội vui học tốt”
* Mục tiêu:
 Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ chức 
cho các em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức này tuy 
có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp các em ôn 
lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh thần đoàn kết 
của tập thể. Tôi thường sử dụng hình thức này trong những tháng thi đua cao 
điểm.
* Cách thực hiện:
- Gv nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của buổi hoạt động.
- Lớp thảo luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (Toán, Văn, 
Sử, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân).
- Phân công cho học sinh chuẩn bị các câu hỏi kiểm tra kiến thức theo từng bộ 
môn đã học. Nếu trong quá trình chuẩn bị gặp khó khăn thì học sinh sẽ phải tìm 
các thầy cô giáo bộ môn để được hướng dẫn.
- Cán bộ lớp tập hợp các câu hỏi và đáp án và cùng GVCN lựa chọn những câu 
hỏi hay, phù hợp với trình độ của từng học sinh.
* Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm 
cần bám sát nhiệm vụ năm học, nội dung phân phối chương trình các tiết 
HĐGDNGLL để phổ biến đến từng học sinh. Đặc biệt, giáo viên cần rèn cho 
học sinh ý thức tự học, chủ động khi tham gia các hoạt động tập thể và có ý 
thức chuẩn bị khi được phân công nhiệm vụ. 
* Kết quả: Đa số học sinh đã nắm được nội dung chương trình HĐGDNGLL 
theo chủ điểm của từng tháng. Từ đó, học sinh có ý thức chủ động tham gia xây 
dựng chương trình hoạt động cùng GVCN và cán bộ lớp để có được những tiết 
học sôi nổi, ý nghĩa. Và học sinh còn được củng cố lại tất cả những kiến thức ở 
tất cả các bộ môn đã học.
3.2. Hình thức: “Hái hoa dân chủ”
 * Mục tiêu: Với hình thức này giúp các em học sinh trong toàn lớp được 
tham gia. Qua trò chơi các em được rèn luyện về phản xạ và khả năng tư duy 
cao.
 * Cách thực hiện:
- Câu hỏi được đưa ra về các lĩnh vực: Lịch sử, Âm nhạc, Toán, Vật lý từ 
dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng của học sinh lớp 6.
- Các câu hỏi được gắn vào những bông hoa nhiều màu sắc tượng trưng cho 
từng lĩnh vực 
 Lĩnh vực tự nhiên: Hoa màu đỏ
 Lĩnh vực xã hội: Hoa màu xanh
- Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ chức. Nếu 
trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho bạn khác. 
 * Điều kiện thực hiện: GVCN phải có đầu óc tổ chức, phải thu hút được sự 
nhiệt tình tham gia của học sinh.
 * Kết quả: Với rất nhiều hoạt động phong phú, đa dạng khiến học sinh rất 
yêu thích, hứng thú, sôi nổi trong giờ học. 
3.3 Hình thức: “Trò chơi ô chữ”:
 8/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_tr.doc