Sáng kiến Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp

docx 18 trang sklop6 04/07/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Như chúng ta đã biết, phần lớn giáo viên Tiểu học đều phải làm công tác 
chủ nhiệm lớp. Đó là trách nhiệm nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức vinh quang 
và nặng nề. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về 
vai trò của mình trong lớp học. Một mặt, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, 
bao quát, xử lí các tình huống sư phạm diễn ra hàng ngày một cách tốt nhất. 
Mặt khác, người giáo viên chủ nhiệm lớp lại đóng vai trò hết sức quan trọng 
trong việc hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức, 
nhân cách cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm đóng rất nhiều vai trò cùng 
một lúc: vừa là người thầy, vừa là người cha, người mẹ, người chị và có lúc 
phải là người bạn tốt nhất của các em. Làm được điều đó người giáo viên chủ 
nhiệm mới có thể định hướng cho các em phát triển một cách toàn diện và đúng 
đắn.
 Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong 
việc hình thành nhân cách, phẩm chất của học sinh và đặc biệt là sự phát triển 
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống 
cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp cao hơn và đó cũng là nền móng 
cho sự phát triển sau này của học sinh.
 Công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học không chỉ là 
việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, mà giáo viên chủ 
nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong 
các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,và cả hoạt động học tập ở nhà của học 
sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng 
nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
 Trong thực tế dạy học, một số giáo viên chủ nhiệm chưa đạt được hiệu 
quả cao trong công tác chủ nhiệm, thậm chí còn buông lỏng công việc này dẫn 
đến nề nếp học tập, ý thức tổ chức kỉ luật, các hoạt động khác của lớp chưa cao. 
Vì lẽ đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm cho nên hiện 
nay công tác chủ nhiệm là một trong những vấn đề luôn được các cấp lãnh đạo 
quan tâm và chỉ đạo sâu sát.
 1 thế cho học sinh để dẫn dắt các em bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. 
Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi 
đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho trẻ phải 
tạo ra từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây 
hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao 
tiếp, qua cách cư xử, bảo ban của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người 
giáo viên phải nhẫn nại, có tình thương thực sự với học trò. Chỉ có tình yêu 
thương thực sự và lòng thông cảm của thầy (cô) mới đem lại niềm vui cho học 
sinh khi đi học.
 Học sinh Tiểu học là giai đoạn khởi đầu của quá trình học. Đó là giai 
đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hóa. Cũng từ giai đoạn này nhân 
cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển, ví như trong xây dựng 
cơ bản, khi xây một tòa nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức 
quan trọng mà nền móng của ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu 
trong lòng đất nên những người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ 
có những nhà chuyên môn mới quan tâm và nhìn thấy bản chất, tầm quan trọng, 
giá trị đích thực của nền móng đó. Giai đoạn ở bậc tiểu học với học sinh là hết 
sức quan trọng. Đây là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển nhân cách 
của học sinh sau này.
 Mặt khác, học sinh Tiểu học rất ngây thơ, tâm hồn các em như tờ giấy 
trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là động tác của thầy (cô) chủ nhiệm. Đặc 
biệt trong giai đoạn các em hầu hết là học hai buổi trên ngày thì phần lớn thời 
gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy (cô) chủ nhiệm, với bạn 
bè. Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn tự 
nhủ, trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu 
mực, xử sự với học trò đúng mực “ nghiêm túc” nhưng “thân thiện” thực sự có 
lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận thầy (cô) giáo 
như người mẹ hiền thứ hai của các em, là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh 
thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách 
giữa giáo viên và học sinh. 
 Xuất phát từ những suy nghĩ trên mà tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy nghĩ 
và tự đúc kết cho mình những cách thức, sáng kiến để làm sao giáo dục được 
học sinh không chỉ qua Toán học hay Tiếng Việt mà phải giáo dục học sinh 
 3 (dạy nhiều môn văn hóa cùng một lúc) nên chưa đầu tư nhiều cho công tác chủ 
nhiệm lớp. Chính vì vậy mà việc giáo dục học sinh qua công tác chủ nhiệm còn
 nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian thì mới đạt hiệu quả.
 - Một số học sinh do gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tình cảm (bố, mẹ 
không ở chung), kinh tế gia đình khó khăn phải đi làm xa, sự quan tâm đến việc 
học của con còn hạn chế nên giáo viên chủ nhiệm không thể liên hệ gia đình để 
phối hợp giáo dục.
 - Tâm lý của giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh lớp mình phụ 
trách phải ngoan, học giỏi, tập thể lớp hoạt động và luôn tiến bộ Nhưng thực 
tế không như ta mong muốn. Cho nên khi tiếp nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm 
phải sớm ổn định tổ chức lớp, điều tra nắm hai mặt chất lượng năm cũ, học sinh 
chậm tiến và cá biệt, gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để thăm nắm được các đối 
tượng từ đó có biện pháp giáo dục và lên kết quả cụ thể để có phương pháp 
giáo dục.
 - Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu, điểm còn 
hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết 
khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc 
phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ.
 b, Đối với học sinh
 Học sinh Tiểu học còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có 
hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng 
khác nhau. Đặc biệt tư duy của học sinh Tiểu học cũng rất cụ thể và cảm tính. 
Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập chung lâu 
với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang học tập, đặc biệt rất dễ xúc 
động với các yêu cầu và quy tắc của trường học.
 Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học 
sinh còn nhiều hạn chế, chỉ có một số học sinh khá giỏi mạnh dạn tham gia các 
hoạt động còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia.
 Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích , xử lý tình huống 
do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm 
tính.
 7.1.2. Một số biện pháp cụ thể thực hiện
 Xuất phát từ khó khăn trên mà tôi đã có những giải biện pháp sau để tháo
 5 - Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật 
phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, 
nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo 
chuẩn mực đạo đức đó.
 - Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân 
và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học: kỹ năng lựa chọn và thực 
hiện các vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống 
đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con 
người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái 
xấu,
7.1.3. Một số biện pháp giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp:
 - Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm trong nhiều
năm qua bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra
không thấy trước mắt như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là
sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh không phải một ngày, một
buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm
nhận công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải
tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của
từng đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó đề ra kế hoạch, phương pháp giáo
dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương,
nhân ái của người thầy. Từng bước giúp học sinh khám phá và tìm hiểu kiến 
thức và kĩ năng cơ bản phù hợp với trình độ, lứa tuổi của học sinh. Từ đó tôi 
đã xây dựng những biện pháp cụ thể như sau:
 a. Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ
 - Giáo dục đạo đức phải làm sớm, bởi lẽ: Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ 
cái mới, để được cảm hóa, thuyết phục. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ 
bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục 
sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó 
nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội. Kinh nghiệm của ông 
cha ta đúc kết: “ Bé không vin, cả gãy cành”. Học sinh Tiểu học cũng không 
phải quá bé, với vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm đạo đức và kiến thức đã thu được 
ở gia đình, nhà trẻ, các lớp mẫu giáo các em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo 
 7 trò chơi, các em say sưa hứng thú, thỏa sức sáng tạo, thư giãn đầu óc sau các 
giờ học. Qua đó các em được giao lưu, học hỏi và biết thêm bao điều mới lạ. 
Từ đó ý thức và nhân cách của các em dần hình thành và phát triển theo một 
chiều hướng tốt.
* Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ hoạt 
động tập thể.
 Ngoài giờ hoạt động tập thể dạy theo các chủ điểm của chương trình thì 
tôi luôn dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện với các em để được 
nghe chính các em nói, chính các em kể cho tôi nghe những tâm tư nguyện 
vọng cuả mình để từ đó tôi hiểu và gần gũi các em hơn. Giúp các em mạnh dạn, 
tự tin trong các giờ học. Do vậy tôi phải tìm hiểu kĩ tính cách của từng em để 
phát triển các em theo đúng chiều hướng.
 Trong lớp có bạn trai, bạn gái tôi muốn các em hiểu được rằng cần phải 
có tình cảm và mối quan hệ chung giữa các bạn trong lớp. Tôi quyết định tiến 
hành cuộc nói chuyện bí mật để hướng các em theo con đường đó.
 Vì sao lại nói chuyện bí mật ? (Suy nghĩ của tôi về chuyện này)
 - Thứ nhất, các em gái không cần phải biết tôi đã khuyên bạn trai những gì.
 - Thứ hai, khi cánh cửa đóng kín tôi có thể nói với các em trai thẳng thắn 
hơn, giải thích cho các em hiểu thế nào là phẩm chất cuả một người đàn ông. 
Tính chất bí mật của buổi nói chuyện này bắt buộc các em trai phải nhìn vào 
mình khác đi: người ta nói chuyện một cách nghiêm túc, tin tưởng các em, 
nghĩa là các em đã khôn lớn.
 - Thứ ba, trẻ thích những bí mật đó của mình. Việc tiếp xúc như thế kích 
thích các em hoạt động. “ Đây là bí mật của chúng mình ” có nghĩa là “ Cái đó 
rất quan trọng ” Ngoài ra tính bí mật- một trong những nét đẹp nhất của trò 
chơi trẻ em. Trẻ giữ bí mật về chuyện gì? Các em bí mật cái đó mà có lẽ cả thế 
giới đều rõ. Chính vì thế việc quan trọng hàng đầu là phải tìm hiểu tính cách 
của từng học sinh. Mỗi học sinh một tính cách khác nhau, cụ thể:
 • Trẻ rất thích được thể hiện mình.
 Trong lớp tôi có một số học sinh thường thích mình là nhân vật trung 
tâm, muốn được làm mẫu để các bạn chú ý. Nắm được đặc điểm tâm lý đó tôi 
thường tranh thủ cho các em có dịp được thể hiện mình. Trong giờ học Toán 
 9 nào cũng muốn mình là người chiến thắng.
 Tôi thường xuyên vận động những cuộc chạy đua nho nhỏ như vậy và 
quả nhiên lớp tôi phong trào thi đua học tập sôi nổi hơn.Những cuộc thi đua 
như vậy tôi cho là rất lành mạnh, nó giúp các em luôn có cái mốc mới cao hơn 
và cần vươn tới . Những em sẵn có tính hiếu thắng thường thu được kết quả rõ 
rệt sau mỗi cuộc đua.
 • Học sinh cần được khích lệ động viên
 Tôi thường nhìn nhận và quan sát học sinh và sự vận động, nhìn thấy 
những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ tôi cũng kịp thời động viên khen ngợi 
trước lớp để các em phấn khởi và tiếp tục phấn đấu.
 Bên cạnh đó tôi còn quan tâm đặc biệt đến những học sinh có hoàn cảnh 
đặc biệt và những em còn chậm hơn so với các bạn trong lớp
 b. Chia sẻ với phụ huynh học sinh về việc học tập, vui chơi của các em.
 Học sinh rất thích được khen và phụ huynh luôn mong muốn: Sau mỗi 
buổi đón con ở cổng trường về nhà con mình sẽ khoe với bố mẹ con được cô 
giáo khen, hay những chuyện vui ở lớpChỉ cần có thế thôi cũng đủ để bố mẹ 
thêm vui và vơi đi bao sự nhọc nhằn của cả một ngày lao động vất vả. Cũng chỉ 
cần có thế mà bữa cơm gia đình học sinh hôm ấy cảm thấy ngon miệng hơn và 
hạnh phúc hơn. Nhưng thực tế không phải bao giờ các em cũng học bài và làm 
bài chuyên cần để cô giáo khen. Nhiều khi, trong giờ học kiểm tra bài, học sinh 
vì một lí do nào đó không làm bài tôi vẫn nghiêm khắc nhưng vẫn ôn tồn mở 
lối cho học sinh. Nhắc các em học bài và làm bài sau đó lên bảng chữa bài, 
đồng thời thông báo cho phụ huynh biết việc đó. Cách làm này đã mất đi sự 
thất vọng trong lòng các em và mở cho các em hy vọng để cố gắng lần sau. 
Những em này luôn có tư tưởng phấn đấu : Lập công chuộc tội “ rất hào hứng 
xung phong được kiểm tra vào tiết học tiếp theo”. Phụ huynh biết được điều đó 
đều cố gắng động viên con họ và họ không băn khoăn, lo lắng về kết quả học 
tập của con mình có thể rơi vào mức độ “ báo động ”
 c. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn
 Để dạy học có hiệu quả; để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập 
của tập thể và cá nhân; giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tập hợp ý kiến của 
đồng nghiệp về lớp mình, lớp bạn; trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_giao_duc_hoc_sinh_tieu_hoc_qua_cong_tac_chu_nhiem.docx