Đề cương SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy bài "Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại" (phân môn Lịch sử 6)

pdf 3 trang sklop6 30/08/2024 1052
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy bài "Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại" (phân môn Lịch sử 6)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy bài "Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại" (phân môn Lịch sử 6)

Đề cương SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy bài "Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại" (phân môn Lịch sử 6)
 A. MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
 Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, truyền thông, kĩ 
thuật số hiện nay tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức rất 
lớn đối với sự nghiệp giáo dục. Giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển con người 
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, hình thành và bồi dưỡng nhân 
cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa. Điều 28.2 Luật giáo dục 2005 quy định: “Phương pháp giáo 
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh phù hợp 
với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn 
luyện kỹ năng vận dụng vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, 
hứng thú cho học sinh”1. 
 Lịch sử là môn học quan trọng ở trường phổ thông song từ trước đến nay 
việc giảng dạy môn học này chưa mang lại hiệu quả thực sự do nhiều nguyên 
nhân. Trong đó nguyên nhân cơ bản là sử dụng phương pháp dạy học chưa phù 
hợp. Môn học này không những cung cấp kiến thức lịch sử dân tộc, lịch sử thế 
giới cho người học mà còn giáo dục người học về truyền thống lịch sử hào hùng 
của dân tộc, của thế giới. Từ đó, giúp người học biết trân quý, gìn giữ, phát huy 
những giá trị lịch sử của văn hóa nhân loại, góp phần vào việc hình thành nhân 
cách con người Việt Nam mới. 
 Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mục tiêu quan trọng của giáo dục 
phổ thông hiện nay. Giáo dục lịch sử về cơ bản còn mang tính truyền thụ lý thuyết, 
hàn lâm mà thiếu đi thực tiễn. Nhận thức tầm quan trọng của thực tiễn, giáo viên 
lịch sử đã từng bước tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình dạy 
học. 
 Trong những phương pháp dạy học hiện đại thì dạy học dự án là phương 
pháp dạy học mang lại tính tích cực cao, phù hợp với môn lịch sử trong tình hình 
mới. Phương pháp này không chỉ giúp người học chủ động, sáng tạo trong học 
tập mà còn hình thành cho học sinh những kỹ năng giải quyết các vấn đề trong 
cuộc sống. Đồng thời giúp giáo viên khẳng định được vị trí của môn học và cách 
nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này. 
 Với các lí do trên, tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học dự án 
vào dạy bài “Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại” (phân môn Lịch sử 6)” làm đề tài sáng 
kiến kinh nghiệm của mình. 
2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 
2.1. Mục đích 
1 Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 1 
 B. NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC 
DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 
1.1. Cơ sở lí luận 
1.1.1. Định nghĩa dạy học dự án 
1.1.2. Đặc điểm của dạy học dự án 
1.1.3. Quy trình tổ chức dạy học dự án 
1.2. Cơ sở thực tiễn 
1.2.1. Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 
1.2.2. Thực trạng dạy học dự án trong dạy học lịch sử ở các trường THCS trên 
thành phố Vinh 
1.2.2.1. Giáo viên 
1.2.2.2. Học sinh 
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO BÀI “AI 
CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI” (PHÂN MÔN LỊCH SỬ 6) 
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM 
3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng thực nghiệm 
3.1.1. Mục tiêu thực nghiệm 
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 
3.1.3. Đối tượng thực nghiệm 
3.2. Kết quả thực nghiệm 
3.2.1. Kết quả định lượng 
3.2.2. Kết quả định tính 
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
2. Kiến nghị và đề xuất 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
 3 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_vao_day_bai.pdf