Đề cương SKKN Thiết kế và tổ chức thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên bằng sản phẩm học tập của các dự án nhỏ cho học sinh trường THCS Hà Huy Tập trong chương trình Địa lí 6

pdf 4 trang sklop6 27/08/2024 690
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Thiết kế và tổ chức thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên bằng sản phẩm học tập của các dự án nhỏ cho học sinh trường THCS Hà Huy Tập trong chương trình Địa lí 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Thiết kế và tổ chức thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên bằng sản phẩm học tập của các dự án nhỏ cho học sinh trường THCS Hà Huy Tập trong chương trình Địa lí 6

Đề cương SKKN Thiết kế và tổ chức thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên bằng sản phẩm học tập của các dự án nhỏ cho học sinh trường THCS Hà Huy Tập trong chương trình Địa lí 6
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 
 Kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học, là động lực 
để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực 
thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức 
hoạt động dạy học, đổi mới quản lý. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng 
vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học 
trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi 
dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào 
lòng học sinh sự tự tin, niềm tin vào bản thân. 
 Để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục, việc kiểm tra đánh giá cũng 
phải chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo cho học sinh, 
khuyến khích vận dụng linh hoạt các đơn vị kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình 
huống thực tế. Chương trình GDPT 2018 và các thông tư 26/2020/TT-BGD ĐT và 
22/2020/TT-BGDĐT đã tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá. 
 Thực tế ở các trường học hiện nay cho thấy, phương pháp kiểm tra đánh giá học 
sinh các môn học nói chung, môn Địa lí nói riêng chủ yếu là vấn đáp và làm bài kiểm tra 
trên giấy, với 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan. Cả 2 hình thức này chủ yếu 
là chứng minh học sinh nắm vững kiến thức để giải quyết một số câu hỏi, tình huống liên 
quan đến những kiến thức đã học. Năng lực mà học sinh được đánh giá với phương pháp 
này chủ yếu là năng lực trình bày, diễn đạt, lập luận,Một số năng lực như: trình bày 
một vấn đề trước đám đông, xử lí tình huống, làm việc nhóm, độc lập sáng tạo,rất cần 
trong cuộc sống nhưng khó xác định được với các hình thức kiểm tra đánh giá như trên. 
 Việc kiểm tra đánh giá ở môn Địa lí hiện nay ở các trường phổ thông vẫn còn 
hướng nhiều vào kiểm tra nội dung kiến thức, kĩ năng học sinh ghi nhớ được, “học 
thuộc” được nhằm đạt mục tiêu chủ yếu là kết quả các kì kiểm tra, thi tốt nghiệp, học sinh 
giỏi. Việc đo lường năng lực học sinh chủ yếu dựa vào điểm số các bài thi, trong khi 
những tiêu chí rất quan trọng như kĩ năng sống, lí tưởng của học sinh lại bị bỏ qua. 
 Một trong những điểm yếu nữa là hiện nay, giáo viên sử dụng hầu như rất hạn chế 
các hình thức đánh giá mới, hiện đại. Khi giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá 
sẽ làm cho hoạt động học tập trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực bậc cao ở 
người học (như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo). Trong khi đó, 
yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: 
đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp đánh giá thông qua 
sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày, thông qua tương tác nhóm, 
thông qua các sản phẩm của nhóm, đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức 
tiểu luận,Vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa có kĩ năng tổ chức thực hiện 
đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá hoặc ngại tốn nhiều công sức hoặc chưa 
mạnh dạn để thay đổi. 
 Đánh giá bằng sản phẩm học tập là hình thức đánh giá có nhiều lợi thế giúp giáo 
viên có thể đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, năng lực vận dụng, hành động thực 
tiễn, kích thích động cơ, hứng thú và phát huy tính tự lực, ý thức trách nhiệm, sáng tạo, 1.2. Quan điểm và xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá để thực hiện chương trình 
GDPT 2018 
 1.3. Vai trò của kiểm tra đánh giá. 
 1.4. Kiểm tra đánh giá bằng các sản phẩm trong phát triển phẩm chất năng lực cho 
học sinh. 
2. Cơ sở thực tiễn 
 1. Nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh về kiểm tra đánh giá bằng sản 
phẩm. 
 2. Thực trạng về việc sử dụng các sản phẩm học tập để kiểm tra đánh giá học sinh 
hiện nay. 
3. Giải pháp nghiên cứu 
 3.1. Các loại sản phẩm học tập dùng để kiểm tra đánh giá. 
 3.2. Quy trình thiết kế và tổ chức thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên bằng sản 
phẩm học tập của các dự án nhỏ cho học sinh 
 3.3. Ứng dụng quy trình thiết kế và tổ chức thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên 
bằng sản phẩm học tập của các dự án nhỏ cho học sinh trường THCS Hà Huy Tập trong 
chương trình địa lí 6 
 a. Quy trình thực hiện 
 b. Kết quả thực hiện 
 PHẦN III. KẾT LUẬN 
 1. Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm 
 1.1. Đóng góp của đề tài 
 a. Đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá và thúc đẩy phong trào đổi mới 
phương pháp dạy học. 
 b. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng, góp 
phần thực hiện chương trình GDPT 2018. 
 - Cải thiện kết quả đầu ra 
 - Học sinh tích cực hoạt động, trở thành “trung tâm” của quá trình dạy học, bồi 
dưỡng niềm say mê nghiên cứu khoa học, yêu thích bộ môn Địa lí. 
 - Tăng cường khả năng tự học, hình thành kĩ năng sống, vận dụng kiến thức, kĩ 
năng đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
 c. Đề tài giúp giáo viên có quy trình thực hiện các kiểm tra thường xuyên bằng sản 
phẩm học tập của các dự án nhỏ. 
 1.2. Khó khăn, hạn chế 
 1.3. Hướng khắc phục và bài học kinh nghiệm 
2. Khả năng ứng dụng của đề tài 
 Dự kiến trong các năm học tiếp theo, tôi sẽ áp dụng biện pháp cho tất cả các khối, 
lớp mình dạy sau khi đã điều chỉnh và tăng cường hoạt động dạy học, phương pháp kiểm 
tra, đánh giá 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_thiet_ke_va_to_chuc_thuc_hien_cac_bai_kiem_tra.pdf