Đề cương SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ học nói - nghe trong chương trình Ngữ văn 6

pdf 7 trang sklop6 31/08/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ học nói - nghe trong chương trình Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ học nói - nghe trong chương trình Ngữ văn 6

Đề cương SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ học nói - nghe trong chương trình Ngữ văn 6
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.VINH 
 TRƯỜNG THCS ĐẶNG THAI MAI 
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giờ học nói – nghe 
 trong chương trình Ngữ văn 6 
 HỌ VÀ TÊN: ĐẶNG THỊ THÚY 
 TRẦN THỊ HẢO 
 ĐẶNG THỊ MAI SƯƠNG 
 VINH - 2021 - Khảo sát thực tế khả năng tiếp thu và hứng thú của HS đối với những giờ học 
nói – nghe trước khi áp dụng các giải pháp và sau khi áp dụng các giải pháp. 
 - Nghiên cứu các loại tài liệu chuyên môn, tham khảo các tài liệu về phương pháp 
dạy học tích cực 
 - GV trực tiếp thể nghiệm các giải pháp vào một số tiết dạy nói – nghe cụ thể của 
chương trình Ngữ văn 6. 
V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 
 Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống các giải pháp thực hiện giờ học nói – 
nghe trong chương trình Ngữ văn 6 (2018) thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao chất 
lượng giờ dạy; phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh cũng như khả năng sáng tạo 
của giáo viên. Đặc biệt, đề tài xây dựng cách thức trao quyền chủ động cho học sinh 
trong các hoạt động “nói” và “nghe” nhằm phát huy năng lực sáng tạo, tính nhạy bén, 
tích cực, chủ động của học sinh thời đại 4.0. 
 PHẦN II: NỘI DUNG 
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIỜ HỌC NÓI – NGHE TRONG CHƯƠNG 
TRÌNH NGỮ VĂN 6, 2018 
1. Đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình GDPT 2018: 
 - Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, 
chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát 
triển cá tính. 
 - Góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự 
học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, 
chương trình môn Ngữ văn giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: 
rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hình tượng và logic 
 - Để đạt được mục tiêu như vậy của môn học bên cạnh hoạt động đọc, viết từ 
trước tới nay đã được chú trọng thì hai hoạt động nói và nghe cũng cần được đầu tư 
đúng mức để tương xứng với vai trò của nó trong chương trình Ngữ văn 2018. 
2. Chương trình Ngữ văn 2018 gia tăng số lượng và đa dạng nội dung của tiết học 
nói - nghe (trong tương quan so sánh với tiết luyện nói trong chương trình Ngữ 
văn 2006) 
 * Về số lượng: 
 - Trong sách Ngữ văn 6 (chương trình hiện hành 2006): chỉ có 4 tiết “Luyện 
nói” (trong tổng số 140 tiết học), chiếm tỉ lệ 2,9% thời lượng của chương trình. 
 - Trong sách Ngữ văn 6 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, chương trình GDPT 
2018): số lượng tiết nói – nghe khoảng 15/140 tiết, chiếm gần 11%. + Bước 1: Xác định đề tài, mục đích, người nghe, không gian, thời gian 
+ Bước 2: Chuẩn bị nội dung bài nói, xây dựng rubric đánh giá bài nói 
+ Bước 3: Luyện tập 
2.2. Trong khi nói 
1. Người nói: 
+ Tâm thế tự tin, thoải mái 
+ Trình bày bài nói đầy đủ 3 phần (mở đầu - nội dung - kết thúc) 
+ Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp. 
2. Người nghe: 
- Lắng nghe để hiểu thông tin được chia sẻ, thể hiện sự tôn trọng người nói. 
- Sử dụng cử chỉ, ánh mắt, nét mặt để khích lệ người nói. 
- Nêu câu hỏi để được người nói chia sẻ thêm về trải nghiệm. 
- Hoàn chỉnh phiếu đánh giá bài nói theo rubric đã thống nhất. 
2.3. Sau khi nói 
 Chúng tôi chú ý tới nguyên tắc 1-2-1-1 khi cho học sinh đánh giá bài nói của bạn: 
 1- Lời cảm ơn dành cho người nói 
 2- Lời khen dành cho lời nói (về phong thái, điệu bộ cử chỉ; nội dung bài nói) 
 1- Nhận xét những tồn tại trong bài nói của bạn 
 1- Bổ sung, góp ý cho bài nói của bạn được hoàn thiện hơn (Nếu là tôi, tôi sẽ) 
3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực 
3.1. Phương pháp hoạt động nhóm 
 Giáo viên chia học sinh mỗi lớp thành những nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khi chia cần 
chú ý phải có đầy đủ các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu) về môn văn để 
các em có thể giúp đỡ học hỏi lẫn nhau. Khi đã chia được nhóm học sinh và giao nhiệm 
vụ cho từng nhóm, giáo viên hướng dẫn các nhóm trưởng điều hành việc chuẩn bị nói ở 
nhà. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc chuẩn bị của các bạn trong nhóm và 
tổng hợp lại các ý kiến nhận xét về ưu điểm, nhược điểm cũng như sự tiến bộ về kĩ năng 
nói của các bạn trong nhóm mình. 
3.2. Phương pháp đóng vai 
 Trong dạy học nói nghe chương trình Ngữ văn 6 Giáo dục phổ thông 2018 
phương pháp đóng vai có thể được sử dụng linh hoạt: Vào vai một nhân vật kể lại câu 
chuyện đã học (Kể lại một truyền thuyết/ truyện cổ tích bằng lời của nhân vật); vào vai 
các nhân vật với vị trí, vai trò khác nhau để thảo luận một vấn đề chung (Vào vai người 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_gio_hoc_n.pdf