Đề cương SKKN Dạy học văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương SKKN Dạy học văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương SKKN Dạy học văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
Dạy học văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn 6 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực PHẦN I : MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Giáo dục đào tạo hiện nay đang đổi mới mục tiêu giáo dục, thay vì chỉ chú trọng cung cấp kiến thức sang chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện người học. Định hướng đó đã quy định việc xác định chương trình, nội dung và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo con người mới phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo và thích ứng với sự phát triển của xã hội, nhất là giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng của Việt Nam hiện nay, việc dạy học trong nhà trường phổ thông không chỉ thuần tuý là trang bị kiến thức cho HS mà chủ yếu phải dạy cho học sinh cách tự học, tự nghiên cứu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề một cách có phương pháp. Việc dạy học theo hướng tích cực hoá vai trò chủ thể của học sinh sẽ góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu dạy học đổi mới. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 đã đưa ra mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại”. Chương trình giáo dục phổ thông “giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”. Ta thấy, ngay trong mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã nhấn mạnh đến sự “làm chủ kiến thức phổ thông”, “khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống”, “cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú”, “khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới” của học sinh. Có nghĩa là coi trọng khả năng “làm chủ” tri thức, “làm chủ” cuộc sống lao động 0 Dạy học văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn 6 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nội dung chủ đề lẫn phương pháp, vẫn đang là bài toán nan giải đối với đội ngũ giáo viên. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục, xuất phát từ vai trò quan trọng của tiết dạy học văn bản truyện trong môn Ngữ văn, xuất phát từ những khó khăn, hạn chế của nhiều giáo viên khi tiến hành dạy học văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn 6 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” nên chúng tôi xin trao đổi về đề tài : Dạy học văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn 6 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực. II. PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN ĐỀ TÀI - Sáng kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như phân tích, tổng hợp, thống kê, phân loại, so sánh. - Sáng kiến luôn bám sát đặc trưng của môn Ngữ văn. III. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Sáng kiến có tính mới khi đề cập đến giải pháp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) cho học sinh. Đây sẽ là xu hướng chính của chương trình giáo dục phổ thông mới - lấy việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp làm trục chính của chương trình môn Ngữ văn. Điều đó có nghĩa là sáng kiến đã đón đầu, có những bước tiên phong trong việc đề ra các giải pháp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh. -Sáng kiến đóng góp một cách giảng dạy các tiết đọc văn bản truyện hiện đại khá mới mẻ, vừa tạo hứng thú vừa rèn luyện các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) cho học sinh, phù hợp với đặc điểm của chương trình phát triển năng lực. IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, ở phần nội dung, sáng kiến có ba mục cơ bản: I. Cơ sở khoa học của đề tài II. Hướng triển khai đề tài III. Hiệu quả của đề tài 2 Dạy học văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn 6 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực 2.1.2.1 Tạo sự tương tác để hình thành cách đọc văn bản phù hợp 2.1.2.1. Phong phú, sáng tạo trong hình thức tổ chức hoạt động tóm tắt văn bản 2.1.3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm hiểu chung văn bản 2.1.3.1. Linh hoạt trong hình thức chuyển giao nhiệm vụ 2.1.3.2. Tổ chức hoạt động trình bày, tương tác, phản biện lẫn nhau để phát triển phẩm chất và năng lực đồng thời bước đầu hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 2.2. Giải pháp phát triển phẩm chất và năng lực thông qua hoạt động đọc hiểu 2.2.1. Linh hoạt, sáng tạo trong chuyển giao nhiệm vụ 2.2.2. Tạo sự tương tác, phản biện để khám phá sâu văn bản 2.2.3. Chú trọng hình thành kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại truyện 2.3. Hoạt động luyện tập - Tổ chức hoạt động luyện tập bằng hình thức:Trò chơi giải ô chữ/ mảnh ghép bí ẩn/ tiếp sức/ đuổi hình bắt chữ/ nhanh tay nhanh mắt - Hình thức luyện tập tái hiện một chi tiết then chốt hay toàn bộ tác phẩm - Hình thức luyện tập tưởng tượng một kết thúc mới cho tác phẩm: 2.4. Hoạt động vận dụng Dạng 1: Bài tập kể lại tác phẩm/ nhân vật một cách sáng tạo trên cơ sở vận dụng cốt truyện, những sự việc, chi tiết tiêu biểu bằng sơ đồ cây: Dạng 2: Bài tập liên hệ bản thân, rút ra bài học, thông điệp ý nghĩa nhất: Dạng 3: Bài tập quan sát, tìm hiểu từ thực tế cuộc sống, ghi chép lại: Dạng 4: Bài tập giải quyết tình huống thực tế. Dạng 5: Bài tập chuyển thể một phân cảnh, một nội dung của tác phẩm sang hình thức 4
File đính kèm:
- de_cuong_skkn_day_hoc_van_ban_truyen_trong_chuong_trinh_ngu.pdf