Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn Lớp 6 chương trình 2018

pdf 13 trang sklop6 03/09/2024 802
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn Lớp 6 chương trình 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn Lớp 6 chương trình 2018

Đề cương Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn Lớp 6 chương trình 2018
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. VINH 
 -------------------- 
 ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Tên đề tài: 
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 
 CHƯƠNG TRÌNH 2018” 
 Nhóm tác giả: 
 - Hoµng ThÞ Nhung 
 - NguyÔn ThÞ Trµ Giang 
 Đơn vị: Trung häc c¬ së §Æng Thai Mai 
 Tháng 12/2021 
 có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ hội cho người thầy phát huy tối đa sự sáng 
tạo trong hoạt động dạy học. Người thầy sẽ không phải chịu gò bó trong “những 
quy trình”, “những công thức” dạy học định sẵn đã trở nên sáo mòn mà hoàn toàn 
có thể chủ động, tự do trong việc lựa chọn nội dung giảng dạy, lựa chọn hình thức 
tổ chức, từ đó có thể giảng dạy theo cách của riêng mình. Mỗi giờ dạy Ngữ văn 
sẽ là một dịp để giáo viên khẳng định, thể hiện năng lực bản thân cũng như thể 
nghiệm những phương pháp mà mình tâm đắc. Hơn nữa, chương trình mới với 
những yêu cầu đa dạng sẽ là động lực để người thầy tự đổi mới chính mình, không 
ngừng đầu tư về kiến thức và đổi mới phương pháp trong giảng dạy. 
 Là những cốt cán chuyên môn, qua dự giờ một số đồng nghiệp, chúng tôi 
thấy thực trạng giảng dạy của các giáo viên môn Ngữ văn lớp 6 chương trình 
2018 còn nhiều vấn đề cần thay đổi để đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo 
dục phổ thông mới. Việc tổ chức các hoạt động dạy học vẫn còn mang tính hình 
thức, thiếu sự linh hoạt, chưa phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học 
tập của học sinh. Một số giờ dạy giáo viên chưa làm tốt vai trò là người thiết kế 
hướng dẫn các hoạt động học tập, mà còn áp đặt, làm thay Giờ học thiên về 
truyền thụ tri thức, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành năng lực, phẩm 
chất cho học sinh. 
 Trước thực tế như vậy, qua quá trình học tập, trao đổi và trải nghiệm thực 
tiễn giảng dạy học môn Ngữ văn lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 
2018 chúng tôi muốn góp thêm “Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn 
Ngữ văn lớp 6 chương trình 2018”. Hi vọng rằng với những giải pháp mà chúng 
tôi đề xuất có thể góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn trong 
chương trình Ngữ văn 6 nói riêng và trong môn Ngữ văn chương trình GDPT 
2018 nói chung. 
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
1. Mục tiêu của đề tài 
 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học bộ môn Ngữ văn 
nói chung và dạy học môn Ngữ văn lớp 6 chương trình 2018. 
 - Những phương pháp chính: Nghiên cứu lí luận, áp dụng thực tiễn, sưu tầm tài 
 liệu, điều tra bằng thực nghiệm. 
 - Những phương pháp kết hợp: Phân tích, suy luận logic, so sánh, đối chiếu, thống 
 kê. 
 + Tiến hành khảo sát giáo án và dự giờ của đồng nghiệp (chú ý các phương pháp 
 giáo viên sử dụng để tổ chức các hoạt động dạy học hướng dẫn học sinh thực hiện 
 chương trình Ngữ Văn 6) 
 + Khảo sát thực tế khả năng tiếp thu và sự hứng thú của HS đối với những giờ 
 học Ngữ văn cách dạy thông thường (trước khi áp dụng các giải pháp) và sau khi 
 áp dụng các giải pháp. 
 - Nghiên cứu các loại tài liệu chuyên môn, tham khảo các tài liệu về phương pháp 
 dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. 
 - GV trực tiếp thể nghiệm các giải pháp vào một số tiết dạy cụ thể của chương 
 trình Ngữ văn 6, để từ đó rút ra những giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất 
 lượng hiệu quả dạy học bộ môn Ngữ văn . 
 V. Tính mới của đề tài 
 Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống các giải pháp thực hiện giờ học 
 chương trình Ngữ văn 6 (2018) thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giờ 
 dạy; phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh cũng như khả năng sáng tạo của 
 giáo viên trong dạy học Ngữ văn nói chung và trong việc thực hiện chương trình 
 Giáo dục phổ thông 2018. Đặc biệt, đề tài xây dựng cách thức trao quyền chủ 
 động cho học sinh trong các hoạt động học tập nhằm phát huy năng lực sáng tạo, 
 tính nhạy bén, tích cực, chủ động của học sinh. 
 PHẦN B: NỘI DUNG 
 I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC 
MÔN NGỮ VĂN 
 1. Cơ sở lý luận 
 Trước yêu cầu phát triển của xã hội, giáo dục phổ thông nước ta đang thực 
hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng 
 Ngữ văn mới thể hiện ở sự thống nhất của trục tích hợp; ở yêu cầu tích hợp triệt 
để và nhất quán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu 
loại văn bản và giữa các hoạt động giao tiếp đọc, viết, nói và nghe trong từng bài 
học hoặc từng chương, phần, cụm bài. Ngoài ra, chương trình Ngữ văn còn chú ý 
thực hiện quan điểm tích hợp các nội dung liên môn và xuyên môn một cách hợp 
lí. Yêu cầu phân hoá theo năng lực, sở trường của mỗi cá nhân người học tiếp tục 
6 được coi trọng trong từng bài học; yêu cầu phân hoá theo xu hướng và sở thích 
của các nhóm học sinh được thực hiện bằng hình thức cho học sinh trung học phổ 
thông tự chọn một số chuyên đề học tập. 
 2. Thực trạng của việc dạy và học môn Ngữ văn lớp 6 - 2018 trong nhà 
trường văn hiện nay 
 Năm học 2021- 2022 là năm học đầu tiên cấp THCS thực hiện chương trình 
Giáo dục phổ thông 2018. Qua quá trình nghiên cứu chương trình, dự giờ thăm 
lớp các đồng nghiệp ở đơn vị công tác cũng như dự các tiết thể nghiệm của đồng 
nghiệp trên địa bàn thành phố, chúng tôi nhận thấy một số thực trạng cơ bản sau: 
 2.1. Về phía giáo viên: 
 + Do chương trình GDPT 2018 vừa mới được triển khai thực hiện trong 
một thời gian ngắn nên phần lớn GV còn bỡ ngỡ, gặp không ít khó khăn trong quá 
trình giảng dạy. Nhiều GV chưa biết cách tổ chức các hoạt động học tập để chiếm 
lĩnh tri thức cho học sinh, hoặc tổ chức các hoạt động còn đơn điệu, mang tính 
hình tức chưa có hiệu quả thiết thực. Chính vì vậy các giờ học ngữ văn chưa thực 
sự tạo được sức hấp dẫn đối với học sinh. 
 + Thói quen của việc dạy học theo định hướng cũ là một trong những trở 
ngại lớn nhất đối với việc đổi mới của giáo viên hiện nay. Tâm lý “ngại thay 
đổi” sẽ khiến không ít người cảm thấy bỡ ngỡ, khó khăn, thậm chí lo âu không 
biết làm cách nào để có thể tiếp cận với chương trình mới 
 + Hơn nữa, việc chương trình đưa thêm vào những văn bản mới, lạ và yêu 
cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực cũng như phát huy tính chủ động, sáng 
tạo của học sinh, đòi hỏi người thầy phải là người thật sự có trình độ kiến thức, 
đồng thời phải thực sự năng động trong phương pháp giảng dạy. 
 - Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất cao đẹp: yêu 
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. 
 - Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự 
chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng 
tạo. 
 - Đặc biệt, chương trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực 
ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe; 
biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và các giá trị 
cao đẹp trong cuộc sống. 
1.2. Mục tiêu cấp học 
 - Thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe các kiểu loại văn bản, nhất là 
văn bản văn học, môn Ngữ văn góp phần giúp học sinh phát triển những phẩm 
chất cao đẹp 
 - Tiếp tục phát triển năng lực ngôn ngữ đã hình thành ở cấp tiểu học. 
 + Thông qua những kiến thức và kĩ năng ngữ văn giúp học sinh học sinh 
biết đọc hiểu dựa trên kiến thức đầy đủ hơn, sâu hơn về văn học và tiếng Việt, 
cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân; biết viết các kiểu 
loại văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng) đúng 
quy cách, quy trình; biết trình bày dễ hiểu, mạch lạc các ý tưởng và cảm xúc; nói 
rõ ràng, đúng trọng tâm, có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; biết nghe hiểu 
với thái độ phù hợp và phản hồi hiệu quả. 
 + Góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ qua việc tiếp nhận, cảm thụ, thưởng 
thức vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật, qua lời ăn tiếng nói khi giao tiếp, qua vẻ đẹp 
nhân văn của đề tài, chủ đề, của tư tưởng và hình tượng nghệ thuật 
 - Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông 2018 của môn Ngữ văn hướng 
tới các yêu cầu về phẩm chất 
 + Biết yêu thiên nhiên trong cuộc sống cũng như trong văn bản văn học 
 + Biết quan tâm đến những người thân, tôn trọng bạn bè, thầy cô; biết 
nhường nhịn và tha thứ; biết xúc động trước những con người và việc làm tốt,, 
 - Phát huy tính tích cực của người học, giáo viên không làm thay học sinh mà 
chỉ là người tổ chức việc học tập cho các em thông qua các hoạt động đọc, viết, 
nói và nghe đa dạng, thiết thực, gần gũi đời thực, liên quan nhiều đến cuộc sống 
của học sinh trước mắt cũng như lâu dài. 
 - Chú ý dạy học phân hóa bằng nhiều cách: nêu các câu hỏi bài tập theo nhiều 
mức độ khác nhau; yêu cầu tất cả mọi HS đều làm việc và lựa chọn vấn đề phù 
hợp với mình; khuyến khích sự mạnh dạn, tự tin trong trao đổi tranh luận và thể 
hiện; động viên và khen ngợi kịp thời các HS có ý sáng tạo, mới mẻ, độc 
đáotrong đọc, viết , nói và nghe. 
 2.2. Đa dạng hóa các hình thức học tập và tận dụng công nghệ thông tin 
một cách phù hợp, hiệu quả 
 - Hướng dẫn học sinh cách dùng sơ đồ để thể hiện các ý tưởng, nhất là khi tóm 
tắt nội dung văn bản, miêu tả hệ thống nhân vật, trình bày các thao tác thực hiện 
một công việc 
 - Khuyến khích học sinh tự tìm đọc hay thu thập tài liệu trong thư viện và trên 
mạng Internet, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để 
hỗ trợ cho việc trình bày. 
 - Mở rộng không gian dạy và học, kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học 
với hoạt động trải nghiệm. 
 - Trong dạy học kỹ năng viết, HS phải thực sự làm chủ quá trình sản sinh văn 
bản, GV chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt để HS làm việc. 
 + Dùng sơ đồ tư duy để hình thành, phát triển và trình bày hệ thống cho dàn 
ý bài viết; 
 + Dùng chiến lược viết thông qua việc đặt câu hỏi. 
 + Dùng hoạt động trải nghiệm. 
 2.3. Giáo viên cần bước đầu định hình cách kiểm tra - đánh giá mà 
Chương trình GDPT 2018 hướng tới 
 - Đánh giá phẩm chất chủ yếu là bằng định tính 
 - Đánh giá năng lực với môn Ngữ văn chủ yếu bằng định lượng 
 Thứ nhất: Mỗi giáo viên cần chủ động đọc - tìm hiểu một cách thấu đáo chương 
trình môn Ngữ văn 6 để năm bắt nội dung, mục tiêu, năng lực hướng tới. 
Thứ hai: Mỗi giáo viên phải luôn xác định được mình sẽ là động lực để đổi mới 
và thúc đẩy việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới thành công. 
Thứ ba: Giáo viên phải tạo được môi trường để học sinh được tự tin và tự do 
trình bày quan điểm, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình. Tôn trọng tính cách 
và cá tính sáng tạo của mỗi học sinh khi viết và nói. Khích lệ những suy nghĩ độc 
đáo, mới lạ và tích cực. Khích lệ những ý kiến tranh luận, phản biện có cơ sở lí 
lẽ. 
Thứ tư: Chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, có hiệu quả. 
 Trên đây là một số giải pháp được phác thảo sơ lược trong đề cương sáng 
kiến mà chúng tôi sẽ viết trong năm học 2021-2022. Rất mong được sự đóng góp 
ý kiến của hội đồng khoa học để nội dung hoàn thiện hơn. 
 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Vinh, ngày 12 tháng 12 năm 2021 
 Nhóm tác giả 
 Hoàng Thị Nhung 
 Nguyễn Thị Trà Giang 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_d.pdf