Đề cương Sáng kiến Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sáng kiến Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Sáng kiến Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh Lớp 6
PHÒNG GD&ĐT TP VINH – NGHỆ AN TRƯỜNG PTCLC PHƯỢNG HOÀNG ----- ---- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM DẠY VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 6 Giáo viên: Lê Thị Hồng Môn: Ngữ văn Vinh, tháng 12 năm 2021 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Là một môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mĩ – nhân văn, môn Ngữ văn giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ để học tập tốt các môn học khác, để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe các kiểu loại văn bản, nhất là văn bản văn học, môn Ngữ văn góp phần giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp. Chương trình môn Ngữ văn lấy các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp. Kĩ năng Viết yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn và tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn Đó là mục tiêu chương trình Ngữ văn phổ thông tạo sự thay đổi căn bản toàn diện theo Nghị quyết số 29. Một trong số các kĩ năng môn Ngữ văn THCS chú trọng hướng đến là kĩ năng viết. Với mong muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, phát triển kĩ năng viết cho hoc sinh đầu cấp THCS lớp 6; đồng thời khắc phục những hạn chế trong cách viết còn non nớt của các em bước ra từ cấp Tiểu học nên tôi đã lựa chọn nội dung: “Kinh nghiệm dạy viết cho học sinh lớp 6” làm đề tài để chia sẻ với đồng nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 2021-2022 là năm học đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được thực hiện ở lớp 6. Chương trình được áp dụng thực hiện đại trà đã và đang mang lại luồng sinh khí mới cho giáo dục phổ thông nói chung và cho môn học Ngữ văn nói riêng trong các nhà trường. Trong số các kĩ năng của môn học thì kĩ năng viết vẫn được 1 3. Biện pháp thực hiện rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh 3.1. Cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết Học sinh có những hiểu biết về kiến thức và kĩ năng “nền” về cách viết đoạn văn, cách tạo lập văn bản trong yêu cầu cảu từng hiểu bài trong chương trình Ngữ văn 6. Mở rộng vốn từ là cần thiết hơn bao giờ hết. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tìm hiểu huy động vốn từ theo nội dung, chủ đề nhất là các chủ đề gần gũi, liên quan đến yêu cầu bài họcNắm vững các cách trình bày nội dung trong một đọan văn bao gồm các cách trình bày: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích 3.2. Tăng cường luyện tập thực hành, vận dụng Bằng việc thực hành vận dụng thông qua các kĩ năng làm bài văn sẽ giúp học sinh trau dồi kĩ năng viết một cách tốt nhất: 3.2.1. Tăng cường viết kết nối với đọc Tận dụng điểm mới trong chương trình Ngữ văn 6 phần viết kết nối với đọc sau mỗi văn bản trong các bài học. Hoạt động này không chỉ giúp học sinh huy động kiến thức cảu văn bản vưa đọc hiểu mà còn huy động cách viết đọan văn ngắn bày tỏ về nội dung văn bản. 3.2.2. Tăng cường luyện các kĩ năng tạo lập bài viết - Tìm hiểu đề : Bước tìm hiểu đề là cần giúp cho các em xác định được yêu cầu đề bài trên ba phương diện: thể loại; nội dung cần làm là gì ?; phạm vi phải làm . - Hướng dẫn cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn: Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn, tôi đã hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn bằng việc trả lời các câu hỏi. Quá trình tìm ý gắn với lập dàn ý là một kĩ năng cực kì quan trọng . Thực tế trong khi làm bài, cho thấy là nhiều em không lập dàn bài, do đâu ? Một phần là do các em chưa thấy tầm quan trọng của dàn bài. Nhiều em chưa biết, chưa có kĩ năng lập dàn bài. Dẫn đến tình trang bài làm sơ sài, nội dung lộn xộn, xa đề, ... - Rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài : - Cách mở bài hay thưòng là gián tiếp: Với bài viết văn tả cảnh, có thể giới thiệu cảnh bằng lời mời gọi du khách để giới thiệu cảnh và bộc lộ cảm xúc của người viết một cách 3 cạnh chỉ ra những hạn chế cần khắc phục như thế nào cho học sinh, những điểm nào cần phát huy. Ngoài ra cần động viên khích lệ kế hợp sửa lỗi mẫu cho học sinh 4. Hiệu quả áp dụng SKKN Chỉ ra và phân tích kết quả đạt được khi áp dụng thực hiện các biện pháp rèn kĩ năng viết. Đánh giá tác động hiệu quả trước và sau khi thực hiện. Học sinh có hiểu biết nhất định về kĩ năng viết, vận dụng vào thực hành luyện tập theo yêu cầu rên cơ sở đối chiếu kết quả thực hiện bằng những cách làm cụ thể Với các biện pháp đưa ra học sinh dễ dàng có được tri thức lí thuyết về kĩ năng viết, về cách viết. đồng thừi thực hành luyện tập để không ngừng trau dồi kĩ năng viết. Từ đó nâng cao năng lực viết góp phần không nhở thực hiện yêu cầu và mục tiêu bước đầu dành cho môn học lớp 6. PHẦN III. KẾT LUẬN Với đề kế thừa và phát huy kinh nghiệm dạy và học mà người thầy vận dụng vào chương trình Ngữ văn mới đã và đang thực hiện theo yêu cầu và mục tiêu của môn học theo hướng đổi mới. Sáng kiến bước đầu đem lại hiệu quả. Không chỉ người thầy có thêm kinh nghiệm trong cách tổ chức dạy học phát huy ưu việt, tính mới của chương trình mới mà con giúp học sinh tự chủ, có cơ hội được viết và thể hiện kĩ năng viết nhiều hơn, da dạng hơn và đem lại hiệu quả trong dạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Cần có thêm thời gian, huy động thêm sự sẻ chia sẻ đồng lòng của đồng nghiệp trong việc tìm tòi khám phá những cách làm hay sáng tạo phát huy hơn nữa đề tài nghiên cứu Vinh, ngày 30 tháng 12 năm 2021 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Thị Hồng 5
File đính kèm:
- de_cuong_sang_kien_kinh_nghiem_day_viet_cho_hoc_sinh_lop_6.pdf