Biện pháp Phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rè luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh Khối 6 trường THCS Quán Toan

doc 16 trang sklop6 16/04/2024 2460
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rè luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh Khối 6 trường THCS Quán Toan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rè luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh Khối 6 trường THCS Quán Toan

Biện pháp Phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rè luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh Khối 6 trường THCS Quán Toan
 Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền 
 trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
 BIỆN PHÁP 
 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC VÀ NÂNG CAO KĨ 
 NĂNG RÈN LUYỆN SỨC BỀN TRONG GIỜ HỌC CHẠY CỰ LI 
 TRUNG BÌNH CHO HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN.
 I. MỞ ĐẦU
 1. Tính cấp thiết
 Tập luyện sức bền có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và bồi dưỡng 
học sinh trong nhà trường. Qua đó nhằm hình thành các phẩm chất ý chí và đạo 
đức của con người mới góp phần vào giáo dục và nâng cao trí tuệ, giáo dục lao 
động và giáo dục thẩm mỹ cho các em. 
 Khi học tập rèn luyện sức bền đa số học sinh không chịu khó luyện tập hoặc 
luyện tập không được tích cực, không tự giác. Các em chưa hiểu được vị trí và 
tầm quan trọng của sức bền trong đời sống và học tập của các em. Vì vậy vấn đề 
đặt ra là Phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện trong giờ 
học chạy cự li trung bình cho học sinh Trường THCS Quán Toan là rất cần thiết.
 2. Mục tiêu
 Thực hiện mục tiêu chung của hệ thống thể dục thể thao Việt Nam góp phần 
đào tạo thế hệ thanh thiếu niên phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, 
phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Giáo dục thể chất trong nhà 
trường phổ thông thì điền kinh là một bộ môn cơ bản rất phong phú và đa dạng 
gồm nhiều phân môn khác nhau như: chạy, nhảy, ném, đẩy là nền tảng phát 
triển các tố chất thể lực làm cơ sở cho các môn thể thao khác.
 Việc luyện tập rèn sức bền có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống vì 
nếu không có sức bền con người vừa mới làm việc, học tập đã cảm thấy mệt mỏi 
rất nhanh, như vậy sẽ không bao giờ làm được việc gì có kết quả cao. Rèn luyện 
Sức bền giúp cơ thể có khả năng chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động hay 
luyện tập thể dục thể thao kéo dài, vì vậy nó có một vị trí vô cùng quan trọng đối 
với các em học sinh ở lứa tuổi trung học cơ sở...
 3. Đối tượng và phương pháp thực hiện
 - Đối tượng: học sinh khối 6 Trường trung học cơ sở Quán Toan
 1 Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền 
 trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
quan tâm đầu tư, hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng của các cấp; 
trình độ, năng lực của đội ngũ nhà giáo ngày được nâng cao.
 - Được sự chỉ đạo kịp thời, sâu sắc của Ban giám hiệu nhà trường và được 
sự giúp đỡ của tổ chuyên môn cũng như sự đóng góp các ý kiến của các đồng 
đồng nghiệp trong trường luôn tạo điệu kiện cho bản thân tôi học hỏi nâng cao 
trình độ chuyên môn. 
 - Đơn vị thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn như; chuyên 
đề về đổi mới phương pháp dạy học tích cực.
 - Là một giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, có 
tinh thần đoàn kết, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 * Khó khăn
 - Năm học 2022-2023 là năm học mà toàn ngành giáo dục đang tiếp tục 
có những đổi mới về cách dạy, cách học để tiếp cận SGK mới nên cần phải thay 
đổi tư duy và cách dạy theo hướng mới, đồng thời giáo viên phải thường xuyên 
học hỏi để nâng cao hiệu quả dạy học.
 - Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con 
em mình. Còn tồn tại học sinh coi nhẹ bộ môn dẫn đến ý thức học tập chưa cao, 
chưa tự giác trong học tập làm ảnh hưởng đến chất lượng của bộ môn.
 - Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp, 
kéo dài làm ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học 
của học sinh 
 Qua thực tế giảng dạy môn GDTC tại Trường THCS Quán Toan, đặc biệt 
là qua theo dõi quá trình tập luyện của các em học sinh, tôi thấy rõ thành tích 
trong quá trình học tập nội dung chạy cự li trung bình của các em không như 
mong muốn, nguyên nhân phần lớn là do các em chưa có thể lực tốt, chưa nắm 
vững kỹ năng rèn luyện sức bền, phối hợp thiếu nhịp nhàng các kỹ năng chạy cự 
li trung bình. bản thân tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp “Phát huy tính tích cực, 
tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền trong giờ học chạy cự li trung 
bình của học sinh lớp 6 Trường THCS Quán Toan” với mục đích nhằm góp 
phần giúp các em học sinh hiểu được vị trí và tầm quan trọng khi rèn luyện có 
 3 Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền 
 trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
 + Ví dụ 1: Khi tham gia học 
tập rèn luyện có được sức bền sẽ giúp 
các em ngồi học hoặc tham gia làm 
bất cứ một công việc gì sẽ lâu mệt 
mỏi hơn, nó còn giúp cho các em 
phòng tránh được một số bệnh liên 
quan đến hệ tuần hoàn và hô hấp; đặc 
 Hình ảnh: Béo phì có thể không 
biệt là một trong những biện pháp 
 hoạt động thể thao thường xuyên hoặc 
hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh 
 không hợp lý và hoạt động thể dục thể 
béo phì. Giúp cho các em tăng trưởng 
 thao thường xuyên
được chiều cao và nâng cao được sự 
phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan 
nội tạng ..
 * Biện pháp 2: Lựa chọn các bài tập một số bài tập bổ trợ và trò chơi 
một cách hợp lý vào các tiết học:
 - Lựa chọn các bài tập một số bài tập bổ trợ một cách hợp lý vào các tiết học.
 5 Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền 
 trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
 Hình ảnh: Chạy gót chạm mông Hình ảnh: Chạy theo đường dích dắc
 Hình ảnh: Chạy luồn cọc Hình ảnh: Chạy theo hình số 8 
 - Lựa chọn trò chơi một cách hợp lý vào các tiết học 
 + Sử dụng các trò chơi cho tiết dạy hợp lý nhằm tạo bầu không khí vui vẻ 
thoải mái giúp cho HS có khả năng bắt đầu hoặc tiếp tục tiếp thu bài có hiệu 
quả, sẽ tạo được hứng thú và phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
 + Lựa chọn các trò chơi vận có thể dùng để củng cố và hoàn thiện kĩ năng 
kĩ xảo vận động giúp HS có thể vận dụng vào thực tiễn, giáo dục các tố chất thể 
lực, trò chơi làm HS có hứng thú hơn là phải lặp đi lặp lại các hoạt động vận 
động trong cùng một điều kiện như nhau giúp HS trở nên tự tin hơn trong việc 
giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.
 + Ví dụ: Lựa chọn một số trò chơi một cách hợp lý vào các tiết học: 
Nhảy dây tiếp sức. Lò cò tiếp sức; Nhảy bao bố, Kéo co..
 Hình ảnh: Học sinh chơi trò chơi Lò 
Hình ảnh: Trò chơi Nhảy dây tiếp sức
 cò tiếp sức
 7 Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền 
 trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
 Nhóm 2: Gồm các em nam có thể hình và thể lực trung bình.
 Nhóm 3: Gồm các em nam có thể lực, thể hình kém và các em có thể hình 
trung bình thể lực nhưng kém
 9 Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền 
 trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
 - Phân loại học sinh.
 + Đối với các em không đạt tiêu chuẩn kiểm tra sức bền ở phần điều tra 
cơ bản ban đầu thường là những em lười biếng tập luyện và những em bị béo phì 
giáo viên cần làm cho các em thấu hiểu sâu hơn nữa về lợi ích và tầm quan trọng 
khi các em tham gia học tập rèn luyện sức bền. Giáo viên nên đưa ra một số bài 
tập và cự li chạy phù hợp với sức khoẻ các em, tránh gây cho các em tâm lí sợ 
chạy.
 Hình ảnh: em bị béo phì, lười biếng tập luyện
 + Riêng đối một số học sinh có sức khoẻ và thể lực yếu, giáo viên có thể 
xếp những học sinh này theo tổ, nhóm riêng để tập sức bền theo một kế hoạch 
đặc biệt có kết hợp chặt chẽ với theo dõi sức khoẻ. Khi kiểm tra chạy cự li trung 
bình những học sinh này, giáo viên nên quy định thời gian hay cự li chạy thích 
hợp và cho thang điểm theo thang điểm riêng (chủ yếu đánh giá sự cố gắng của 
các em). Riêng với một số học sinh có xác nhận của bác sĩ không được tập luyện 
TDTT hoặc không được tập chạy thì giáo viên không nên cho chạy
 11 Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền 
 trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
 * Kết quả.
 Sau khi áp dụng biện pháp này cho học sinh khối 6 từ đầu học kỳ 2 năm 
học 2021– 2022 đến hết học kỳ II năm học 2021 – 2022. Tôi nhận thấy nhờ áp 
dụng biện pháp nêu trên nên việc phát huy tính tự giác, tích cực trong tập luyện 
của học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các em đã phần nhận thức đúng 
đắn, ý thức học tập tốt đối với bộ môn giáo dục thể chất nói chung cũng như 
trong tiết học chạy cự li trung bình. Các em đã tuân thủ sự hướng dẫn của thầy, 
cô giáo trong quá trình tập luyện ở tiết học trên lớp cũng như tập luyện hàng 
ngày ở nhà. Kết quả các em đạt được qua kiểm tra cụ thể như sau:
 - Bảng kết quả thu được sau khi áp dụng biện pháp này cho học sinh 
khối 6 tính đến hết học kỳ II năm học 2021 – 2022
 ĐẠT CHƯA ĐẠT
 Tổng số HS
 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
 222 HS 222 100 % 0 0 %
 - Trong năm học 2022 - 2023 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân 
công giảng dạy khối 6 . Trong quá trình áp dụng biện pháp “Phát huy tính tích 
cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện trong giờ học chạy cư li trung 
bình cho học sinh khối 6 trường THCS Quán Toan ”. Các em đã đạt được 
những thành tích nhất định:
 Các em học sinh đã không sợ khi phải chạy, đã có sự tự giác, tích cực 
trong quá trình chạy, đã biết phối hợp tốt giữa thở, đánh tay và bước chạy của 
chân. Đa số học sinh đã biết phân phối sức trong chạy, chạy hết quãng đường 
mà giáo viên quy định và biết tự giác làm các động tác hồi tĩnh sau chạy. Các 
 13 Biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác và nâng cao kĩ năng rèn luyện sức bền 
 trong giờ học chạy cự li trung bình cho học sinh khối 6
 + Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, 
nghiệp vụ.
 - Đối với học sinh:
 +Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với bộ môn.
 + Có hứng thú tham gia giờ học.
 + Tích cực rèn luyện thể lực.
 + Tuân thủ sự hướng dẫn của thầy, cô giáo trong quá trình tập luyện.
 + Tích tham gia các hoạt động ngoại khoá, hội thi,
 * Hạn chế của biện pháp:
 - Trong biện pháp có nhiều nội dung nên việc sử dụng phương pháp mới 
vào trong giảng dạy còn hạn chế. Thời gian dành cho nội dung chạy cự li trung 
bình không nhiều do vậy việc phân nhóm tập luyện và hướng dẫn cụ thể cho 
từng em là khó khăn.
 - Một số dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn chất lượng 
còn chưa cao.
 - Một số học sinh có kỹ năng học tập và rèn luyện sức bền còn chưa tốt.
 * Phương hướng khắc phục các hạn chế:
 - Bản thân tôi tiếp tục nghiên cứu và tham khảo thêm các tài liệu để hoàn 
thiện biện pháp.Tôi mong rằng sẽ tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý 
báu của các đồng chí để biện pháp này được hoàn chỉnh hơn.
 - Tham mưu tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về CSVC, trang thiết bị dạy 
học để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy 
học. tổ chức các hoạt động ngoại khoá; tham gia thi đấu điền kinh (có bộ môn 
chạy cự li trung bình)
 - Tìm hiểu động viên, kiểm tra sức khoẻ của học sinh, tạo tâm lý hứng 
khởi khi tham gia tiết học;
 * Khả năng phát triển rộng rãi biện pháp.
 15

File đính kèm:

  • docbien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_tu_giac_va_nang_cao_ki_nang.doc