Biện pháp Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trọng dạy học môn Mĩ thuật
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trọng dạy học môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trọng dạy học môn Mĩ thuật
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG TỔ: KHTN-GDTC-NT GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ TRANG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỔ Tên biện pháp: “ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT ” I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP: Xuất phát từ mục tiêu chung “Nâng cao tính chủ động, phát huy tính tích cực, tư duy của học sinh”, môn mỹ thuật ở trường THCS góp phần thực hiện mục tiêu giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người, hiểu được cuộc sống và luôn biết vươn lên cái hoàn thiện: Chân-thiện-mỹ. . Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm bàn bạc thống nhất. Cụ thể biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình dạy học, tăng cường khả năng tư duy của học sinh ở qúa trình lĩnh hội tri thức, phát huy tính độc lập, tính tích cực của học sinh được làm việc dưới nhiều hình thức và gây được hứng thú trong giờ học. Một trong những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, tính độc lập sáng tạo, độc lập tư duy là biện pháp “Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan”. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường THCS cũng như những môn học khác, đồ dùng trực quan đóng một vai trò quan trọng trong giờ giảng. Bởi vì đồ dùng trực quan khi sử dụng có hiệu quả trong tiết giảng sẽ giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phỏng đoán và ghi nhận sự vật dễ dàng hiểu sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, màu sắc một cách nhanh chóng, nhớ sự vật lâu hơn. Vì thế mà tôi muốn đề cập đến biện pháp “Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Mĩ thuật ” ở trường THCS sao cho bài giảng đạt kết quả cao nhất từ đồ dùng trực quan . II. CÁCH THỨC THỰC HIỆN: Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ giảng Mĩ thuật là việc làm ban đầu, việc làm không thể thiếu đối với người giáo viên mĩ thuật khi đứng trên bục giảng. Nó là đặc thù của bộ môn vì thế giáo viên cần phải hết sức quan tâm chú trọng đến sự chuẩn bị đồ dùng trước giờ lên lớp sao cho thật chu đáo, thật đầy đủ và sát với yêu cầu, mục đích bài soạn. Ngoài ra, đồ dùng được chuẩn bị phải có thẩm mĩ. Từ những vật tĩnh, những vật vô tri, vô giác giáo viên phải thổi vào đó cái hồn của sự vật và phải là người truyền cái hồn của sự vật đến từng học sinh. thì rất khó hiểu và nếu không có trực quan thì các em sẽ vướng mắc trong việc chủ động tìm hiểu khái niệm. Trong vấn đề này khi nói đến những khái niệm trên, chúng ta cần chỉ ngay đến hình ảnh trực quan và kết hợp với phân tích. + Ưu điểm của trực quan là cụ thể, học sinh khi xem trực quan kết hợp mở của giáo viên sẽ dễ dàng trong việc hình thành khái niệm. + Trực quan của phần này thường là kết quả của câu hỏi đặt ra, bởi vậy phương pháp sử dụng thường đi kèm với hệ thống trực quan với câu hỏi gợi mở, trực quan phần này thường mang tính cụ thể và được khẳng định. c. Sử dụng trực quan để gợi mở định hướng. Mỗi bài tập có những hướng giải quyết cụ thể nhưng để phát huy tính sáng tạo thì phải để học sinh tự nghiên cứu tìm tòi và phát hiện. Để không gặp khó khăn cho các em học sinh thì giáo viên phải sử dụng một hệ thống trực quan giúp các em căn cứ vào đó để tìm hiểu và phát hiện: - Đối với phần lý thuyết, giáo viên nên dùng các câu hỏi kết hợp với việc chỉ ra trên thực tế đối tượng (tranh, ảnh, hình minh họa,) để học sinh quan sát, suy nghĩ và tự tìm cách lí giải hay nhận xét hoặc kết luận của mình. Chẳng hạn: Hai bài này giống nhau và khác nhau ở chổ nào? (Bố cục, màu sắc,). Em thích bài vẽ nào ? Vì sao? - Đối với phần thực hành, giáo viên quan sát học sinh làm bài, dựa vào thực tế từng bài vẽ cụ thể, đặt các câu hỏi gợi ý, mở ra cách giải quyết sao cho phù hợp với thực lực của mỗi học sinh. + Các câu hỏi phải mang tính khích lệ, động viên, sao cho mỗi học sinh cảm thấy mình cần phải suy nghĩ, tìm kiếm thêm để bài vẽ đẹp hơn, mong muốn có bài vẽ đẹp như ý muốn. + Lời nhận xét, gợi mở tuyệt nhiên không mang tính phủ định, như: “Thế này không đẹp”, hay “không làm thế này”, “phải làm lại như thế này mới đúng” + Lời nhận xét, câu hỏi phải “mềm”, và luôn ở dạng nghi vấn. Ví dụ như: “Vẽ thế này cũng được nhưng chưa đẹp cho lắm”. “Em còn có thể vẽ khác được không?” + Lời nhận xét, câu hỏi gợi mở cần phù hợp với từng đối tượng học sinh, như: Đối với các em học sinh yếu, kém thì gợi mở cần cụ thể và rõ ràng hơn để học sinh có thể nhận ra chổ sai ngay. Đối với học sinh trung bình thì gợi mở cụ thể ở những chổ chưa hợp lí và yêu cầu học sinh quan sát, suy nghĩ và tự điều chỉnh, sửa lại. Đối với học sinh khá thì câu gợi ý nhằm vào những chỗ có vấn đề hay chưa hợp lí về bố cục, hình ảnh, màu sắc,và sau đó để học sinh tự điều chỉnh. Đối với học sinh giỏi thì yêu cầu cao hơn, gợi ý để học sinh tự tìm ra những chỗ chưa hợp lí về bố cục, chưa đẹp về màu,ở bài vẽ của mình. d. Sử dụng trực quan theo tiến trình các bước làm bài: + Bài tập trang trí thường được giải quyết theo thứ tự của các bước làm bài cụ thể, có nghĩa là cách làm một bài vẽ trang trí thường tuân theo một thứ tự cụ b. Đối với giáo viên + Cần khai thác triệt để các loại đồ dùng dạy học, thay đổi phương pháp trình bày, phân tích hình ảnh để học sinh dễ hiểu hơn, có hứng thú hơn. + Có sự sáng tạo trong thiết kế đồ dùng trực quan, không nên quá máy móc, sử dụng những hình ảnh sẳn có trong sách giáo khoa, nên sưu tầm những tư liệu, hình ảnh cho bài dạy phong phú, sinh động hơn. + Đối với tiết dạy giáo án điện tử giáo viên không nên quá cầu kì về mặt hình thức, hay sử dụng những hiệu ứng View show quá nổi bật. + Cần phải biết đâu là trọng tâm, tâm điểm của bài học, không nên diễn giải lang man. Chú ý đâu hình ảnh chính, đâu là hình ảnh tham khảo từ đó cần tập trung phân tích kỹ. + Cần nắm rõ đối tượng học sinh yếu-khá-giỏi từ đó có cách trình bày cho phù hợp, cần hướng dẫn tập trung kỹ hơn đối tượng Tb-yếu. + giáo viên phải kết hợp cùng lúc 3 phương pháp: trực quan - quan sát nhận xét - hỏi đáp học sinh tiến tới sự liên tưởng, hình thành khả năng nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát, nhìn nhận, phát huy óc sáng tạo khi vẽ bài . c. Đối với nhà trường + Đề nghị với nhà trường cung cấp bộ đồ dùng dạy học bô môn Mĩ thuật đầy đủ. + Cần sắp xếp lại phòng dạy giáo án điện tử cho ổn định để giáo viên giảng dạy tiện lợi hơn. 4. Kết luận Thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học trên tiết học, giáo dục học sinh tính thẩm mỹ và khơi dậy sự tìm tòi ham hiểu biết. Qua một thời gian giảng dạy bản thân nhận thấy việc thực hiện một tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học trực quan mang lại những kết quả như sau: - Nâng cao hiểu biết làm và sử dụng đồ dùng dạy học. - Tạo cho học sinh hứng thú hơn trong học tập, tiép thu kiến thức nhanh hơn và đồng thời tạo không khí lớp học sôi nổi hơn. - Giảm bớt được nội dung ghi bảng. Từ đó GV có nhiều thời gian tổ chức theo dõi các hoạt động của học sinh. - Thông qua việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học trên tiết học, giáo dục học sinh tính thẩm mỹ và khơi dậy sự tìm tòi ham hiểu biết của học sinh. Trên đây là những nội dung tạo hứng thú cho học sinh học tập bằng việc sử dụng đồ dùng dạy học môn Mỹ thuật; Qua việc vận dụng của bản thân, tôi thấy giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh rất thích học những tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học. Học sinh nắm vững kiến thức, và vẽ đẹp hơn. 5. Kiến nghị: - Tổ chức các buổi triễn lãm tranh tại lớp hay ở trường, tổ chức các cuộc
File đính kèm:
- bien_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_do_dung_truc_quan_trong.docx