Biện pháp Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan

docx 8 trang sklop6 25/04/2024 1660
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan

Biện pháp Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan
 PHẦN MỞ ÐẦU
 1. Lý do chọn biện pháp
 Trong giáo dục, công tác chủ nhiệm là một trong những nhiệm vụ không hề dễ 
dàng đối với giáo viên, không phải GV nào cũng làm tốt. Nhiệm vụ này đòi hỏi ở người 
giáo viên phải có tâm, tinh tế, khéo léo và nghệ thuật để ứng xử phù hợp từng tình huống. 
Trong đó việc giáo dục, quản lý học sinh chưa ngoan càng đặc biệt khó khăn, là một vấn 
đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Những học sinh chưa ngoan này luôn tạo 
ra nhiều sự buồn phiền, lo lắng và bận rộn hơn cho giáo viên. GV phải giành nhiều thời 
gian công sức để nghiên cứu tìm hiểu cá tính mỗi học sinh chưa ngoan, tìm hiểu phương 
pháp phù hợp để giáo dục từng học sinh chưa ngoan vì mỗi em mỗi hoàn cảnh; yêu cầu 
GV có tính tỉ mỷ, sự nhẫn nại, nỗ lực. Nếu giáo dục học sinh chưa ngoan không khéo léo, 
nóng tính vội vàng; thiếu phương pháp, kỹ năng chuyên môn thì dễ để lại tổn thương về 
mặt tâm lý cho các em. Gần đây dư luận hết sức bàng hoàng trước những biện pháp xử 
phạt HS như: ép HS uống nước giặt giẻ lau bảng ... Đây là những việc làm vi phạm đạo 
đức nhà giáo. 
 Với mong muốn nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan sẽ góp phần đáng 
kể vào việc xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện nên tôi 
mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan.”.
 2. Phạm vi và đối tượng thực hiện
 Là học sinh khối THCS nói chung và học sinh lớp 6A trường ...........nói riêng.
 3. Mục đích của biện pháp
 - Giáo dục học sinh chưa ngoan trở thành những học sinh tốt, phát triển toàn diện, 
đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của xã hội. Giúp các em hòa nhập 
trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội.
 - Đảm bảo cho lớp ổn định, trật tự, nề nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau 
tu dưỡng và học tập đạt kết quả tốt; xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn lành 
mạnh để các em có điều kiện học tập tốt nhất phát huy hết năng lực học tập.
 - Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật xã hội và cung cấp cho xã 
hội những công dân tốt.
 PHẦN NỘI DUNG
 1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
 * Biện pháp 1. Giáo dục học sinh chưa ngoan qua tính nêu gương của GVCN.
 Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong giáo dục học sinh chưa ngoan 
vì ở trường giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc và gần gũi các em nhất. GVCN không những là 
người lái đò, mà là người cha, người mẹ thứ hai, người chỉ huy quản lý học sinh, giáo 
dục nhân cách đạo đức lối sống của các em. GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh 
với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường. Nhân cách của học sinh chịu ảnh hưởng 
rất lớn từ GVCN. Do đó GVCN có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức mẫu mực, lối 
sống trong sạch, giản dị, tận tâm, tận lực, phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, 
phải hết lòng yêu thương học sinh, gương mẫu trong lời nói và cả việc làm, phải đối xử 
với HS công bằng; không vi phạm đạo đức nhà giáo. Vì thời gian ngắn nên GVCN thường kiểm tra và nhắc nhở tác phong học sinh 
chưa ngoan và yêu cầu cán sự bộ môn giúp đỡ học sinh chưa ngoan học yếu, kiểm tra 
sách vở, dò bài những HS này.
 c. Trong buổi chào cờ đầu tuần
 Nhà trường phải đánh giá nhận xét chu đáo, tỉ mỉ các hoạt động trong tuần. Tuyên 
dương, nêu gương người tốt, việc tốt để các em noi theo, tập thể làm tốt. Phân tích cụ 
thể, tìm ra nguyên nhân các cá nhân vi phạm 
 Phát động các phong trào thi đua, có tính giáo duc.
 d. Trong giờ sinh hoạt cộng đồng ngoài giờ học
 GVCN thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng ngoài giờ học để cô 
trò tâm sự, trò chuyện hiểu nhau nhiều hơn, cũng thông qua đó có thể tìm hiểu hoàn cảnh 
gia đình, nguyên nhân các em trở thành học sinh chưa ngoan. Tổ chức các trò chơi như: 
tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức nấu ăn, vẽ tranh, làm đồ dùng từ nguyên liệu tái 
chế, thi văn nghệ ... giúp các em rèn luyện kỹ năng xã hội.
 Đoàn trường tổ chức sinh hoạt tập thể bằng các phong trào: Văn nghệ, bước nhảy 
học đường...
 Nhờ tổ chức các hoạt động này mà HS không có thời gian tụ tập, bị bạn xấu lôi 
kéo rủ rê chơi bời hư hỏng, thay vì các buổi chiều rảnh rỗi chơi game thì nay các em tham 
gia câu lạc bộ võ thuật tại trường, các câu lạc bộ khác trong trường.
 * Biện pháp 3: Giáo dục học sinh chưa ngoan qua cảm hóa bằng tình cảm Người 
xưa có câu : “Lạt mềm buộc chặt”. Tuổi mới lớn thì nghịch phá là chuyện khó tránh khỏi. 
Đặc biệt đây là quãng thời gian quan trọng khi các em có những chuyển biến phức tạp về 
tâm sinh lý. Những biện pháp mạnh như kỷ luật hay lớn tiếng trách mắng, la rầy HS đôi 
khi sẽ không có tác dụng bằng sự mềm mỏng, kiên nhẫn. Ai cũng muốn mình là học sinh 
ngoan, giỏi nhưng vì lý do về gia đình, về tâm sinh lý và rất nhiều nguyên nhân khác dẫn 
đển những hành động tiêu cực của một vài bạn học sinh. Trước hết, thầy cô nên tìm hiểu 
rõ nguyên nhân và dùng sự mềm mỏng để cảm hóa học sinh của mình. Tránh đối xử thô 
bạo, trách móc các em, hãy tôn trọng nhân cách của các em, hãy đem đến cho các em hơi 
ấm của tình người, để các em biết người tốt chung quanh ta, nhiều lắm!
 Để hiểu học sinh “chưa ngoan”, trước hết phải biết chấp nhận các em vô điều kiện. 
Luôn đứng về phía các em, quan tâm điều các em nghĩ, bàn về những đề tài các em thích. 
Thỉnh thoảng, sử dụng “thuật ngữ” của các em. Đó là cách mang các em đến gần mình 
hơn. Khi mối quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ lớn, người thầy sẽ thuận lợi trong 
việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định hướng nhận thức...
 Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh chưa ngoan này, nếu 
không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học 
sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử lý "mềm 
nắn, rắn buông".
 Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp 
hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng 
nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản 
thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm 
không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một 
cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã hội của các em, 
thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là cần thiết hơn, chính vì thế đa 
phần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường có biểu hiện bao che cho nhau, nhất 
là những khi đề cập tới các bạn học sinh chưa ngoan, mặc dù biết việc làm của bạn là sai, 
tuy vậy khi hỏi đến phần lớn các em đều trả lời một câu chung nhất “em không biết“ đối 
với những em có quan hệ gần gũi với học sinh chưa ngoan, cũng có thể các em ngại 
không dám nói ra sự thật vì sợ sự đe doạ của các bạn... Nhưng phải nói rằng tất cả những 
suy nghĩ, những việc làm của các em chưa ngoan thì chính các em học sinh cùng lớp, 
cùng khối là biết rõ nhất. 
 Về vấn đề này GVCN cần khéo léo trong cách điều tra, có thể là điều tra bằng cách 
giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp hoặc một đối tượng HS đáng tin cậy 
nhất nào đó và sẽ trao đổi với các em bằng cách bảo mật thông tin. Thường thì những 
em này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn tin chính xác nhất.
 Sau khi nắm được thông tin, phân tích tình hình, tôi hướng dẫn các em gần gũi và giúp 
đỡ bạn, nên tạo được quan hệ tốt và nhất là tạo cho những em chưa ngoan có niềm tin với 
mình. Phải nói rằng trong quan hệ bạn bè các em sẽ bộc lộ rõ cá tính không e ngại. Tôi thường 
xuyên giữ mối liên lạc với các em này để tìm hiểu những khó khăn khi phải thuyết phục học 
sinh chưa ngoan để tháo gở khó khăn cho các em, thường xuyên cung cấp biện pháp xử lý kịp 
thời những biến động của các đối tượng và động viên các em, tạo cho các em có niềm tin 
thuyết phục, giúp đỡ học sinh chưa ngoan tiến bộ.
 Tôi dùng biện pháp vừa đấm vừa xoa như: Đối với học sinh chưa ngoan tôi dùng 
biện pháp cứng rắn bên cạnh đó tùy vào khả năng mỗi học sinh chưa ngoan tôi tạo điều 
kiện cho học sinh chưa ngoan tham gia vào các hoạt động nhà trường tổ chức: Văn nghệ, 
tạo các sản phẩm từ đồ dùng tái chế, tham gia thể thao, võ thuật....
 * Biện pháp 6: Giáo dục học sinh chưa ngoan thông qua phối hợp với PHHS
 Có thể trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh học sinh chung của lớp, GVCN báo 
cáo kết quả rèn luyện của từng em và đó chính là biện pháp không thể tách rời người giáo 
viên trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Trong cuộc họp PHHS đầu năm tôi thống 
nhất với PHHS một số nội dung sau:
 - Nhắc nhở đôn đốc các em đi học đầy đủ, đúng giờ, chấp hành nội qui trường lớp; 
học bài, làm bài mang sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
 - CMHS gọi điện thoại trực tiếp xin phép cho các em nghỉ hoc khi có lý do chính 
đáng như ốm đau, hạn chế cho các em nghỉ tham gia các đám tiệc hiếu hỉ vì đây chưa 
phải là trách nhiệm của các em.
 - PHHS quán triệt các em không nên tham gia hay tổ chức sinh nhật. Vì đây là cơ 
hội các em tụ tập vui chơi không lành mạnh.
 - Tuyệt đối không cho phép các em uống chất kích thích, hút thuốc lá
 - Nhắc nhở các em phải giản dị, hòa đồng không nên có lời lẽ, hành động không 
hay xúc phạm đến nhân phẩm bạn bè gây mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau.
 - PHHS không cho các em mua và sử dụng các đồ dùng cá nhân đắt tiền, có giá trị 
đặc biệt là: điện thoại; các em trong độ tuổi đang lớn chưa kiểm soát được hành vi, chưa 
nhận thức đầy đủ về hậu quả việc làm của mình nên thấy bạn có dễ nảy sinh lòng tham + Đánh giá của em Phạm Thị Trúc Như em học sinh lớp 6A trường THCS & 
THPT.........: Cô..... là một giáo viên chủ nhiệm tận tâm, thương yêu học sinh cô đã tâm 
sự và chỉ bảo cho em rất nhiều điều hay bổ ích giúp em kịp thời nhận ra được những việc 
làm và hành động không tốt của mình. Em hứa sẽ luôn là con ngoan trò giỏi để không 
phụ công lao dạy dỗ của cô. Em mãi yêu cô.
 Xác nhận của người đánh giá
 Phạm Thị Trúc Như
 + Đánh giá của em Bùi Thị Linh Trang lớp trưởng lớp 6A trường THCS & 
THPT......: Đầu năm lớp em có nhiều bạn chưa ngoan, nhưng khi cô Nga chủ nhiệm đến 
hết học kì I thì lớp không còn những bạn chưa ngoan. Xếp loại hàng tuần của lớp nâng 
lên rõ rệt: từ hạng gần cuối đã được vươn lên luôn nằm trong tốp từ 1-10. Cô luôn nhẹ 
nhàng tận tình chỉ bảo cho chúng em. Cô là tấm gương sáng đễ chúng em noi theo.
 Xác nhận của người đánh giá
 Bùi Thị Linh Trang
 + Đánh giá của Cô Nguyễn Thị Hiền giáo viên dạy văn lớp 6A trường THCS & 
THPT...........: Là một giáo viên bộ môn của lớp Cô...... chủ nhiệm nhiều năm tôi thấy cô 
là một GVCN tận tâm, thương yêu học sinh và có phương pháp giáo dục học sinh rất phù 
hợp. Đầu năm lớp cô Nga luôn có nhiều học sinh chưa ngoan nhưng chỉ đến hết học kì I 
là không còn em nào chưa ngoan, các em tiến bộ rõ rệt từng ngày.
 Xác nhận của người đánh giá
 Nguyễn Thị Hiền 
 PHẦN KẾT LUẬN
 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp.
 Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự 
nghiệp giáo dục. Làm tốt công tác chủ nhiệm sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện cho học sinh.
 Qua đây tôi thấy rằng công tác chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, 
không thể coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp. Bởi lẽ có làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì 
mới nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện; trên thực tế, tôi nhận thấy rằng vì coi 
trọng công tác chủ nhiệm lớp nên chất lượng giáo dục của lớp tôi đã được nâng lên rõ 
rệt.
 Là một giáo viên, tôi thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa, tự học tự rèn luyện để 
nâng cao trình độ, học hỏi để hiểu biết sâu rộng hơn, để có một kiến thức tốt trong công 
tác chủ nhiệm của mình;
 Muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt thì trước hết đòi hỏi người giáo viên chủ 
nhiệm phải có kiến thức vững, phải có kĩ năng sư phạm, phải biết giao tiếp, hiểu được 

File đính kèm:

  • docxbien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan.docx