Biện pháp Hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm trong giảng dạy môn Ngữ văn

docx 8 trang sklop6 24/06/2024 1101
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm trong giảng dạy môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm trong giảng dạy môn Ngữ văn

Biện pháp Hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm trong giảng dạy môn Ngữ văn
 2
 BIỆN PHÁP “HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP THEO NHÓM ” 
 TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN
PHẦN I: LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
 Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT: “Mỗi giáo viên thực hiện một đổi 
mới trong phương pháp dạy học. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới 
phương pháp dạy học. Mỗi tỉnh,thành có một chương trình đổi mới phương 
pháp dạy học” thì người giáo viên cần phải chủ động đổi mới phương pháp dạy 
học của mình từ việc soạn bài đến việc giảng dạy trên lớp sao cho phù hợp với 
từng đối tượng học sinh của mình và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
 Với những điều kiện đòi hỏi trên, một trong những phương pháp học tập 
có tính khả thi là dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Hiện nay, học tập theo nhóm 
vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng 
rộng rãi, nhất là đối với học sinh ở trường THCS. Phương pháp này không đòi 
hỏi điều kiện học tập gì đặc biệt, lại không phụ thuộc quá nặng nề vào “cá tính” 
hay “khả năng đặc biệt” của người dạy giống như các phương pháp dạy học 
khác.
 Đối với phương pháp dạy học hợp tác nhóm thì các nhiệm vụ học tập 
được giải quyết không phải từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, sự hợp tác 
của các thành viên trong một nhóm. Việc phối hợp học tập theo cả chiều đứng ( 
Thầy – Trò) và chiều ngang ( Trò – Trò ) tạo điều kiện cho học sinh nhận thức 
từ hai phía thầy và bạn. Chính trong quá trình học tập chung đó các em được 
trao đổi thảo luận học hỏi lẫn nhau, được khẳng định mình trong nhóm, tập thể 
tạo nên bầu không khí dân chủ trong lớp học. Đồng thời học tập nhóm còn rèn 
luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề, sự hợp tác tương 
trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật,vv Từ đó nâng cao chất lượng học 
tập của học sinh. 
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP
1. Cơ sở lí luận:
 Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học 
viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập. Học theo 
nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực 4
2 Tổ chức thực hiện 5. Tổ chức sắp xếp nhóm làm việc
 trên giờ học 6. Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc
 7. Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm
 8. Quan sát, kiểm soát họat động nhóm
3 Kiểm tra, đánh giá 9. HS tự đánh giá kết quả làm việc nhóm
 kết quả làm việc của 10. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau
 nhóm 11. Giáo viên đánh giá, cho điểm kết quả làm việc nhóm
2. Lập kế hoạch cho họat động nhóm khi soạn giáo án:
 Đây là khâu đầu tiên, quan trọng giáo viên cần chuẩn bị kỹ trước khi tiến 
hành dạy học theo nhóm. Ngay khi soạn giáo án chuẩn bị cho giờ học, giáo viên 
cần thiết kế đầy đủ các bước của hoạt động nhóm từ khâu xác định thời điểm 
tiến hành dạy học nhóm trong tiết học, xác định nhiệm vụ, hình thức làm việc 
nhóm, phân công vai trò, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá.
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy: 
 Việc xác định tường minh những mục tiêu mà học sinh cần đạt được, xác 
định rõ những nội dung chính của bài và hình thành những câu hỏi cần trả lời là 
rất quan trọng cho việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và thời điểm sử 
dụng dạy học nhóm trong giờ học.
 Việc lựa chọn hình thức dạy học nhóm phải được ưu tiên khi mục tiêu dạy 
học là hình thành kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể, hình thành phương pháp 
tổ chức hoạt động trong một nhóm. Hoặc những nhiệm vụ học tập hay những 
câu hỏi không có câu trả lời trực tiếp hay tương đối phức tạp đối với đa số học 
sinh trong lớp, những nhiệm vụ đòi hỏi sự huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết 
của nhiều người, hoặc cần tổ chức cho học sinh tranh luận, thảo luận về một vấn 
đề mà học sinh còn có nhiều cách hiểu khác nhau, đa dạng các ý kiến, v..v...
 - Xác định mục tiêu của họat động nhóm: Mục tiêu của họat động nhóm 
phải bao gồm hai mục tiêu cơ bản: mục tiêu của bài học; mục tiêu cụ thể cho sự 
phát triển kĩ năng xã hội trong hoạt động nhóm. Tuy nhiên, không thể một lúc và 
đồng thời có thể giáo dục ở các em tất cả các kĩ năng mà nên lựa chọn một vài kĩ 
năng cần thiết, phù hợp với nhiệm vụ/nội dung bài học, với trình độ thực tế của 
học sinh.
 Trên cơ sở những kĩ năng xã hội cơ bản cần cho học sinh khi làm việc 
nhóm, giáo viên cần có kế hoạch cho toàn bộ quá trình hình thành kĩ năng làm 6
yếu tố theo từng loại; sắp xếp theo thứ tự (sắp xếp trình tự các sự kiện, biến cố 
trong một tác phẩm, sắp xếp theo trình tự các bước tiến hành một thí nghiệm,...); 
Nhớ lại (nhớ lại các khái niệm, định nghĩa, sự kiện... họat động này dùng trong 
ôn tập); Lựa chọn (các chi tiết, sự kiện về nhân vật A, B...); Ghép đôi (nối kết 
hai cột thông tin cho sẵn A và B); Mô phỏng (sau khi giáo viên cho ví dụ, học 
sinh phải cho ví dụ khác tương tự); Chuẩn bị (cho học sinh chuẩn bị một số bài 
tập, thí nghiệm, các bước trình bày một vấn đề); Cải tiến (giáo viên cho bài tập 
sai, hoặc thiếu dữ kiện, yêu cầu học sinh sửa lại) 
 Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm:
 Giúp nhóm phân công vai trò và nhiệm vụ cho từng thành viên: Trước 
tiên các thành viên trong nhóm cần cùng nhau bầu nhóm trưởng, thư kí và các 
vai trò khác nếu cần thiết. Giáo viên cần theo dõi, giám sát để tránh việc một em 
nào đó luôn giữ vai trò nhóm trưởng, thư kí. Nên gợi ý để có sự luân phiên các 
vai trò trong nhóm với nhau để mỗi học sinh đều được trải nghiệm vị trí lãnh 
đạo nhóm. 
 - Quan sát, kiểm soát họat động nhóm, bao gồm :
 + Kiểm soát các nhóm và cá nhân đã nắm vững nhiệm vụ học tập hay chưa?
 + Kiểm soát quá trình làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
 + Kiểm soát kết quả công việc của các nhóm
 - Bước 3. Đánh giá kết quả làm việc nhóm:
 Đánh giá như thế nào để khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm, 
đảm bảo sự công bằng và thực hiện được mục tiêu của làm việc nhóm là rất 
quan trọng.
 - Học sinh tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm: Cần tạo cơ hội để các 
thành viên trong mỗi nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình. Trước 
tiên cần lưu ý khi để học sinh tự đánh giá là giáo viên phải hướng các em vào 
việc đánh giá ở cả hai khía cạnh: nhận thức và cách thức mà nhóm làm việc (sự 
tham gia tích cực của các thành viên, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiến của 
nhau, giải quyết bất đồng, v.v...).
 - Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau: Sau khi có sự đánh giá, 
nhận xét nội bộ trong nhóm, giáo viên yêu cầu từng nhóm cử đại diện nên trình 
bày kết quả làm việc của nhóm mình. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên 
kiểm tra, nhận xét kết quả chéo nhau 8
 Với biện pháp này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo 
viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các 
trường bạn nói chung về việc dạy và học ngữ văn đạt hiệu quả tốt hơn cũng như 
các môn học khác cũng có thể áp dụng phương pháp dạy học này. Về phía bản 
thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết quả đã đạt được của 
việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm, khắc 
phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, 
phương pháp giảng dạy môn ngữ văn của Bộ Giáo Dục Đào Tạo. 
 Tuy nhiên, không khỏi có những lúng túng, hạn chế. Rất mong sự đóng 
góp ý xây dựng để tôi có thể thực hiện tốt hơn.
 Đông Quang, ngày 07 tháng 03 năm 2023
 BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT GIÁO VIÊN
 Kiều Thị Thu Hương

File đính kèm:

  • docxbien_phap_huong_dan_hoc_sinh_hoc_tap_theo_nhom_trong_giang_d.docx