Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6

doc 13 trang sklop6 10/07/2024 750
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6

Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6
 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU, KÉM HỌC TỐT 
 MÔN TIẾNG ANH 6
 Tác giả: Trịnh Thị Mai
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tiếng Anh
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường THCS Nghĩa Bình
 Nam Định, ngày 30 tháng 5 năm 2016 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: 
 - “Tiếng Anh” là một môn học khó, đòi hỏi sự phát huy toàn diện trí lực 
của thầy và trò trong mọi lĩnh vực. Tiếng Anh là chìa khóa để mở mang tri thức 
hiểu biết cho toàn thể nhân loại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như xã 
hội. Chính vì lẽ đó mà phong trào học Tiếng Anh của mọi lứa tuổi và trên mọi 
hình thức khác nhau được lan rộng khắp mọi nơi. Đối với các trường THCS, 
Tiếng Anh đã trở thành một môn học chính. Xuất phát từ thực tiễn về môn học 
Tiếng Anh trong trường là hầu hết đầu vào của các em học sinh chất lượng chưa 
cao, nhiều "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng, tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng 
chậm, năng lực tư duy yếu, phương pháp học tập toán chưa tốt, thờ ơ với giờ 
học trên lớp, thường xuyên không làm bài tập ở nhà, bên cạnh đó một phần cũng 
từ phía gia đình, vì thế trong quá trình học tập kết quả bị hạn chế rất nhiều. Vì lý 
do đó mà giáo viên cần tìm ra biện pháp giảng dạy về nhiều khía cạnh của bộ 
môn mình nhằm giúp cho các em phát huy được khả năng tự học, trí sáng tạo, 
vận dụng được kiến thức sẵn có để nắm vững kiến thức, biết áp dụng để giải tốt 
các bài tập, thu được kết quả cao trong các kỳ thi.
 - Trong quá trình giảng dạy để hạn chế số lượng học sinh yếu, kém thì 
công tác phụ đạo học sinh yếu, kém là một hoạt động bình thường và không thể 
thiếu được trong bất kỳ trường Trung học cơ sở nào. Đây chính là một trong 
những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho 
các học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được kiến thức cơ bản của 
nội dung bài học. Trường Trung học cơ sở không ngoại lệ nên việc tổ chức các 
lớp phụ đạo cho học sinh yếu kém là việc làm thường xuyên chứ không phải 
phong trào thi đua.
 - Vì thế tôi đã chọn đề tài này với mong muốn được trình bày một số biện 
pháp giúp học sinh yếu, kém để nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường hiện 
nay, tạo cho các em học sinh yếu, kém cảm thấy tự tin khi học môn Tiếng Anh 6 
trong một lớp học đông học sinh ( từ 30 học sinh trở lên). học tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường dùng 
sách “ Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các 
kỹ năng. Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Phòng giáo dục hoặc trường ra) 
chỉ tập trung vào kiểm tra ngữ pháp và kỹ năng đọc hiểu.
 + Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng 
việc học tập của con em họ cho nhà trường.
 + Một số học sinh chưa thực sự tự giác trong học tập, chưa có động cơ học 
tập, mất kiến thức cơ bản ngay từ lớp dưới, hoặc còn bị ảnh hưởng bởi trò chơi 
điện tử, chưa tự xây dựng cho mình phương pháp tự học, chưa dành nhiều thời 
gian cho việc thực hành tiếng anh hàng ngày, nhiều học sinh không theo kịp 
bạn để rồi sinh ra chán học, sợ học.
 + Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn 
lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem 
lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
 + Học sinh ít có môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh nên kỹ năng nói nghe 
còn hạn chế. Học sinh còn chưa mạnh dạn trong học tập do chưa hiểu sâu, hoặc 
đọc chậm, viết chậm, viết sai, không có khả năng vận dụng kiến thức. 
 + Một số học sinh đi học thất thường, ham chơi, không chịu đi học phụ đạo.
 + Ngoài môn học Tiếng Anh học sinh còn phải học, soạn bài và làm bài tập 
những bộ môn khác nên đối với những em không biết phân phối thời gian để 
luyện các kỹ năng như nghe, viết, làm bài tập về văn phạm hay học kỹ từ vựng.
 + Nội dung bài dạy nhiều, thời lượng dạy hạn chế nên giáo viên chỉ tập trung 
dạy theo giáo án ít thời gian quan tâm đến hết đối tượng học sinh trong lớp nhất 
là học sinh yếu, kém.
 + Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề quá cao hoặc quá thấp đối với học 
sinh.
 + Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà 
chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động 
viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ. * Nội dung biện pháp:
 - Cách thức thực hiện:
 Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường, theo tôi để 
thực hiện tốt việc phụ đạo học sinh yếu, kém học tiến bộ đạt hiệu quả cao thì 
mỗi giáo viên phải hiểu rõ những nguyên nhân thiết thực cụ thể dẫn đến học 
sinh yếu, kém để từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể, thiết thực dạy học sinh 
thuộc đối tượng này. Theo tôi, để thực hiện tốt việc dạy phụ đạo học sinh yếu, 
kém đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số biện pháp mang áp dụng cho đối 
tượng học sinh ở trường tôi như sau:
+ Lựa chọn đối tượng:
 Trong quá trình giảng dạy, thường xuyên theo dõi tình hình học bộ môn của 
học sinh đễ kịp thời phát hiện những học sinh còn yếu kém, chưa tiếp thu kịp 
bài học do năng lực hoặc những học sinh không học tốt do chưa có phương 
pháp tự học tốt ở nhà hoặc lười học từ vựng, văn phạm để từ đó có hướng điều 
chỉnh việc dạy của mình như hỗ trợ học sinh tiếp thu chậm bằng cách đặt câu 
hỏi phù hợp với khả năng của các em hay thường xuyên gọi các em phát biểu để 
các em tập dần cách nhanh nhẹn trong ứng đáp, khen ngợi kịp thời để khích lệ 
các em. Nếu sau thời gian cố gắng học sinh vẫn chưa tiến bộ nhiều thì thông qua 
nhà trường tổ chức phụ đạo bộ môn nhằm giúp các em có nhiều thời gian và 
điều kiện để củng cố kiến thức trọng tâm của chương trình học.
 Giáo viên cần phân loại rõ học sinh yếu, kém về kỹ năng nào để tập trung 
vào giờ dạy hoặc giờ phụ đạo. Giáo viên cần soạn và giảng bài theo đối tượng 
học sinh theo các bài kỹ năng: Nghe- Nói- Đọc- Viết và các bài tập phù hợp với 
đối tượng học sinh mang ý gợi mở hay gợi ý nhiều hơn và cụ thể hơn cho đối 
tượng học sinh yếu kém giúp các em tự tin và hoàn thành tốt các bài tập.
 Thống kê danh sách học sinh yếu, kém có điểm kiểm tra không đạt trung 
bình báo cáo cho Ban giám hiệu để phối kết hợp giúp các em tiến bộ:
Họ tên học sinh Lớp Biểu hiện yếu kém Con ông, bà Nơi ở
 Phụ huynh ít quan tâm, Đội 7, 
1. Đinh Thế Hùng 6B Đinh Quang Long
 lười học, ham chơi điện Nghĩa Bình - Ở lớp biết tổ chức thảo luận trao đổi theo nhóm , theo cặp, giúp đỡ nhau, 
em khá kèm em yếu để cùng nhau tiến bộ.
 Biện pháp 2: Đối với giáo viên bộ môn:
 Để phụ đạo học sinh yếu, kém trong lớp học đại trà giáo viên cần nội dung, 
kỹ năng và phương pháp cụ thể:
 - Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học, tranh ảnh, kiến 
thức bài cũ làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới.
 - Giáo viên phải biết được tâm lý học sinh yếu, kém, vì kiến thức bị hổng, bị 
khuyết không theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, 
buông thả. Từ nguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng 
khoáng, không gò bó, không áp đặt, mọi tình huống luôn gợi mở. Đồng thời, ưu 
tiên các bài tập dễ hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu, kém luôn gợi mở, 
nhắc lại kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi. 
Đặc biệt, khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích lệ ngọn lửa học 
tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong các em.
 - Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ 
dạy kèm thêm cho học sinh yếu, kém và ngồi gần để trong quá trình thảo luận 
nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một em trong 
nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu 
hỏi nhẹ nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương 
cả nhóm nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó. Đồng thời, thúc đẩy 
được tính đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập.
 - Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội kiến 
thức của học sinh hoặc dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan.
 - Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi.
 - Hướng dẫn bài tập về nhà.
Đây cũng là một mục tiêu quan trọng giúp học sinh định hướng được việc học ở 
nhà và chuẩn bị bài trước ở nhà. - Thường xuyên liên hện với giáo viên chủ nhiệm bằng điện thoại để nắm bắt 
tình hình học tập của con em mình, từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất cho con mình 
học tập.
 Biện pháp 6: Thời gian phụ đạo:
 - Quá trình phụ đạo phải thường xuyên và liên tục.
+ Khả năng áp dụng của giải pháp:
 - Trên đây chỉ là một vài biện pháp để khắc phục học sinh yếu, kém bộ môn 
Tiếng Anh 6. Đề tài không chỉ được ứng dụng được cho bộ môn Tiếng Anh 6 
mà còn ứng dụng cho môn Tiếng Anh7, 8, 9 và các bộ môn khác. Hiệu quả đạt 
được của các biện pháp trên đòi hỏi có nhiều công sức, sự yêu thương tận tụy và 
cố gắng của người giáo viên. Đề tài này có hiệu quả trong việc nâng cao chất 
lượng bộ môn Tiếng Anh 6 và tất cả các bộ môn khác trong nhà trường Trung 
học cơ sở. 
 III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 
 - Hiệu quả sáng kiến mang lại: Sau một năm học 2015-2016 vận dụng ở lớp 
6B về một số biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém trong sáng kiến kinh 
nghiệm tôi thấy rõ hiệu quả công việc. Với 30 em học sinh đã có 100 % học sinh 
đạt trung bình, khá, giỏi. Điều đáng phấn khởi là không có học sinh yếu, kém. 
Đặc biệt là 5 học sinh trong phiếu điều tra đều đạt điểm trung bình.
 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Phòng GD & ĐT huyện Nghĩa Hưng
Tôi :
Số Họ và tên ngày tháng Nơi công Chức danh Trình độ Tỷ lệ (%) 
TT năm sinh tác chuyên đóng góp 
 môn vào việc tạo 
 ra sáng kiến
1 Trịnh Thị 07/ 02/ 1987 Trường Giáo viên Cao đẳng 
 Mai THCS sư phạm 
 Nghĩa Bình Tiếng Anh
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: 
 Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Tiếng Anh 6.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh 6
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 1 tháng 8 năm 2015
- Mô tả bản chất của sáng kiến: Từng bước nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng 
dạy của nhà trường
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của 
tác giả: không còn học sinh yếu, kém và học sinh đều đạt điểm trung bình.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Nghĩa Bình, ngày 5 tháng 1 năm 2017
 Người nộp đơn
 (ký và ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_kem_hoc.doc