Báo cáo Biện pháp Một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả trong môn Ngữ văn Lớp 6, 7

docx 24 trang sklop6 16/04/2024 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp Một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả trong môn Ngữ văn Lớp 6, 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp Một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả trong môn Ngữ văn Lớp 6, 7

Báo cáo Biện pháp Một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả trong môn Ngữ văn Lớp 6, 7
 MỤC LỤC
 ĐỀ MỤC TRANG
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
I. MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết 6
2. Mục tiêu 6
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện 7
II. NỘI DUNG 7
1. Cơ sở lí luận 7
2. Thực trạng 10
3. Các biện pháp thực hiện 12
4. Thực nghiệm sư phạm 18
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25
1. Ưu điểm và hạn chế của các biện pháp 25
2. Phương hướng khắc phục 26
3. Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp 26
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa các từ viết tắt
 1 THCS Trung học cơ sở
 2 CNTT Công nghệ thông tin
 5 tổ chức giờ dạy thú vị, có kết quả tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cũng như hình thành và phát triển 
các năng lực, phẩm chất học sinh theo hướng dạy học tích cực.
 3. Đối tượng và Phương pháp thực hiện
 3.1. Đối tượng 
 Trong báo cáo này, đối tượng nghiên cứu của tôi là hệ thống kênh hình có 
liên quan trong chương trình Ngữ văn THCS, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc 
sống; sản phẩm học tập của học sinh bậc THCS tại trường THCS Quán Toan. 
Cụ thể là khối lớp 6, 7. 
 3.2. Phương pháp thực hiện
 - Phương pháp lý luận: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp...
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra... kết hợp với việc 
trải nghiệm thực tế giảng dạy của chính bản thân mình và đồng nghiệp.
 II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận
 Ngày nay, CNTT đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. 
ta dễ dàng bắt gặp nó trong mọi lĩnh vực. mang đến nhiều lợi ích. CNTT giúp 
con người làm việc dễ dàng, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao trong công việc. 
Thấy được tầm quan trọng và tính thiết thực của việc ứng dụng CNTT trong 
dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn khuyến khích và đưa ra nhiều đề án để 
đẩy mạnh công tác này. Bàn về vấn đề này, PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống khẳng 
định: “Đã đến lúc nếu không nói là đã quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai 
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách 
rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả”. Thật vậy, Ngữ văn là một môn học có 
vai trò quan trọng trong việc trau dồi tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Thông 
qua từng trang sách cùng sự truyền thụ của người thầy, các em sẽ lĩnh hội được 
cái hay, cái đẹp trong từng con chữ và từ đó thêm yêu, thêm trân trọng cuộc 
sống. Để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp ấy thì người giáo viên phải 
lựa chọn cho mình một cách truyền thụ sao cho có hiệu quả nhất. Một trong 
 7 Thông qua các phương tiện để tạo kênh hình, trong quá trình học tập của 
mình, học sinh sẽ hình thành được những biểu tượng chân thực, chính xác về sự 
vật và hiện tượng. Những hình ảnh được tạo ra từ kênh hình không chỉ là điểm 
tựa nhận thức mà còn là nguồn gốc của tư duy. Sự có mặt của các phương tiện 
tạo hình trước mắt học sinh như tranh ảnh, biểu đồ, ti vi... sẽ tạo điều kiện thuận 
lợi cho thao tác tư duy trong học tập như: tổng hợp, so sánh, phân tích từ đó 
học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. 
 Hoạt động học của học sinh là hoạt động tiếp thu những tri thức, sản 
phẩm trí tuệ của nhân loại. Chính vì vậy vậy, hoạt động này phải được đối xử 
như là một khoa học. Nếu được tổ chức theo con đường nghiên cứu của các nhà 
khoa học (khám phá lại) thì sẽ giúp học sinh có được tâm lý và niềm tin của 
người nghiên cứu, sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn. Từ đó, hoạt 
động học tập sẽ đạt được nhiều thành công hơn về cả tri thức, kĩ năng, thái độ. 
Và hơn lúc nào hết, kênh hình trực tiếp truyền tải những sản phẩm, dẫn chứng 
kết quả, là cơ sở để xác định vấn đề dạy học và tạo lập niềm tin đối với tri thức 
cho học sinh. 
 1.2.2. Vai trò của kênh hình trong quá trình dạy học
 Kênh hình có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, trước hết vai trò 
của nó là nối dài các giác quan của học sinh, giúp học sinh có thể hiểu biết được 
những sự vật, hiện tượng xảy ra trong thực tiễn mà ở đó các em không có điều 
kiện hoặc không thể tiếp cận một cách trực tiếp. Trong quá trình dạy học, kênh 
hình đóng vai trò là cầu nối để giáo viên truyền thụ kiến thức. Thông qua sự 
hướng dẫn của giáo viên và kênh hình, tất cả các giác quan của học sinh trong 
quá trình tiếp thu kiến thức, giúp học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện 
tượng, các khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc rút ra những tri thức và sự vận 
dụng vào thực tế, làm cho nguồn tri thức mà học sinh nhận được trở nên đáng tin 
cậy và được nhớ lâu bền hơn.
 Kênh hình được coi như “điểm tựa” cho hoạt động của học sinh nhằm 
nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho các em. Ví dụ như trong bài tập thực 
 9 phá tri thức. Học sinh không có thói quen tự học, không phân biệt được đâu là 
vấn đề chính, kiến thức trọng tâm,...
 - Về phía giáo viên: Thời gian gần đây, trong quá trình giảng dạy, giáo 
viên đã ứng dụng CNTT. Song, việc ứng dụng còn mang tính chất lối mòn. Giáo 
viên thường chú trọng đến kênh chữ, kênh hình thường bị lược bỏ hoặc chỉ sử 
dụng khi có các tiết dự giờ, trong các cuộc thi. Một phần lớn giáo viên có suy 
nghĩ bài dạy nên hạn chế hình ảnh, màu sắc, chỉ sử dụng kênh chữ màu đen để 
học sinh có thể tập trung tối đa vào bài học, không bị phân tán tư tưởng. Còn 
học sinh thì quan tâm đến việc ghi chép bài nên thiếu đi sự tương tác lẫn nhau. 
Học sinh không có hứng thú, niềm đam mê với tiết học Ngữ văn, dẫn đến việc 
học tập không hiệu quả.
 Tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 50 học sinh lớp 6 (năm học 2021 - 
2022) về việc giáo viên sử dụng kênh hình trong dạy học bộ môn Ngữ văn cũng 
như các tiết học có đem lại hứng thú cho các em không và kết quả học tập cuối 
năm của học sinh. 
 Bảng 1.1: Khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học môn Ngữ văn 
 (trước thực nghiệm)
 Việc khai Học sinh cảm thấy 
 Số Kết quả học tập từ 
 thác, sử thú vị trong giờ 
 lượng Đạt trở lên
 Năm học dụng học
 học sinh 
 kênh 
 khảo sát
 hình Số lượng % Số lượng %
 Sơ sài, 
 chưa đầu 
 2021-2022 50 05 10% 41 90%
 tư, chưa 
 sáng tạo
 Qua khảo sát ngẫu nhiên 50 học sinh khối 6 năm học 2021-2022, chỉ có 
05/50 học sinh thấy thú vị trong giờ học, kết quả học tập từ Đạt trở lên là 41/50 
học sinh.
 11 và kênh hình cũng còn rất hạn chế đổi mới. Hầu hết chúng ta sử dụng các kênh 
hình tự chọn đó là những hình ảnh có sẵn trong sách học sinh, trong thư viện đồ 
dùng dạy học hoặc có sẵn trên các hệ thống trang mạng. Điều đó dẫn đến rất 
nhiều hạn chế trong hoạt động dạy học của thày cũng như trong quá trình tiếp 
thu kiến thức của trò. Hay nói cách khác đi, không đạt được mục tiêu dạy học 
mà mình mong muốn. Tuy nhiên, do tâm lý ngại đổi mới cho nên thầy cô chủ 
yếu sử dụng kênh hình tĩnh, kênh hình tự chọn theo ý chủ quan của chính bản 
thân mình nên hệ thống kênh hình thầy cô khai thác được rất đơn điệu, lối mòn 
và các em học sinh cảm thấy nhàm chán, thiếu tương tác cùng người dạy trong 
bài học. Bởi vậy, vấn đề đặt ra ở đây chính là người giáo viên cần thay đổi tư 
duy trong cách khai thác kênh hình. Cần khai thác để đưa vào bài dạy các kênh 
hình động, các kênh hình tự tạo của chính mình. Để khai thác kênh hình có hiệu 
quả, đòi hỏi chính bản thân người giáo viên phải năng động, cần mẫn khai thác, 
kiến tạo, đầu tư, thiết kế kênh hình để phục vụ cho bài dạy. Từ đó khơi dậy sự 
tìm tòi, sáng tạo ở chính các em học sinh. Để làm được điều này, giáo viên phải 
đảm bảo những yêu cầu sau:
 - Giáo viên tự học tập nâng cao kĩ năng CNTT.
 - Giáo viên đầu tư thời gian thiết kế, xây dựng kênh hình.
 - Giáo viên sáng tạo, đổi mới kênh hình linh hoạt.
 Với sự phát triển của CNTT, chúng ta hoàn toàn có thể kiến tạo ra được 
những kênh hình theo như chúng ta mong muốn như: cắt video, lồng ghép hình 
ảnh, kiến tạo phóng sự;... Và tất cả những điều người giáo viên chúng ta có thể 
làm được đó chính là nâng cao khả năng CNTT cũng như ý thức, trách nhiệm 
trong việc đầu tư thời gian thiết kế kênh hình để đạt được đúng mục tiêu bài dạy.
 3.1.3. Khai thác kênh hình từ học sinh
 Dạy học mà không khơi gợi được hứng thú cho các em cũng chỉ như “đập 
búa trên sắt nguội” mà thôi. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người thắp lửa 
đam mê, đặc biệt đối với môn học Ngữ văn. Chỉ có niềm đam mê mới đưa các 
em mong muốn được tìm hiểu, được khám phá, được đồng hành, tương tác cùng 
 13 - Thứ hai là tính hoàn thiện: Kênh hình cần truyền tải đủ thông tin và làm 
rõ mục đích lựa chọn. Nhiều khi giáo viên chỉ cố chọn một video cho có để có 
sự liên quan đến tiêu đề bài học và giới thiệu vào bài, làm như vậy sẽ thấy được 
sự khập khiễng và không ăn nhập trong phần mở đầu và gây mất thời gian, lại 
không gây được sự chú ý của người học. 
 Ví dụ: Khi dạy bài “Quê hương” (Ngữ văn 7 - Tập 1) giáo viên sẽ lựa 
chọn những video về chủ đề biển, như những bài hát về biển hay các video về 
hoạt động đánh bắt cá của ngư dân ở trên biển. Giáo viên phải đưa ra sự lựa 
chọn phù hợp với nội dung bài học. Đối với bài hát thì chỉ nêu được hình ảnh 
của biển chưa thấy được hình ảnh của người ngư dân trên biển, video về làng 
chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi thì cũng mới xác định được hình ảnh địa danh 
cũng chưa giới thiệu được hình ảnh của thiên nhiên cũng như con người lao 
động. Cho nên lựa chọn sử dụng video về hoạt động đánh cá của ngư dân trên 
biển thông qua các video như chương trình: “Ngư dân và biển đảo” vừa thấy 
được sự phong phú của biển đảo, cũng đồng thời nhìn thấy được hình ảnh vất vả 
mưu sinh kiếm sống của người ngư dân.
 - Thứ ba là về độ dài: Khi sử dụng kênh hình cần chú ý về thời lượng vì 
thời gian cho bài học chỉ có 45 phút cho tất cả các hoạt động nên cần chọn thời 
gian phù hợp. Vì vậy, theo tôi khai thác kênh hình nên có độ dài là trong khoảng 
từ 3 đến 5phút.
 - Thứ tư là tính phù hợp (hay còn gọi là tính trọng tâm của kênh hình): 
Kênh hình phải chứa nội dung phù hợp với lứa tuổi học trò, rõ ràng và dễ hiểu, 
giàu trực quan, mang tính giáo dục cao. Cần khai thác lựa chọn kênh có nội 
dung phù hợp liên quan đến bài học để tạo hiệu quả giáo dục cao nhất. Không 
đưa những kênh hình có nội dung phản cảm, gây hiệu ứng ngược cho học sinh.
 3.2. Các biện pháp sử dụng kênh hình hiệu quả
 Để phát huy tối đa những tác dụng của kênh hình, yêu cầu người dạy phải 
có kĩ năng sử dụng linh hoạt, hợp lí. Bởi sử dụng kênh hình trong bộ môn Ngữ 
văn không như những trường hợp thông thường đưa tranh, ảnh, thước phim ra 
 15 - Hoạt động hình thành kiến thức: Phần này giúp học sinh cảm nhận, 
thông hiểu, lĩnh hội kiến thức đặt ra trong bài học.
 - Hoạt động luyện tập: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ 
năng vừa lĩnh hội được, áp dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình 
huống, các vấn đề trong học tập.
 - Hoạt động vận dụng: Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ 
năng để giải quyết các tình huống, các vấn đề tương tự, các vấn đề trong cuộc 
sống.
 Xuất phát từ những mục tiêu của hoạt động dạy và học như trên, tôi đặt ra 
biện pháp đưa kênh hình vào sử dụng trong tiết dạy qua từng hoạt động sau:
 a. Sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động
 b. Sử dụng kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức
 c. Sử dụng kênh hình trong hoạt động luyện tập, vận dụng
 Trong quá trình dạy học, không phải bất cứ bài nào, tiết nào chúng ta 
cũng sử dụng kênh hình ở tất cả các phần, các bước, mà tùy từng bài dạy để 
chúng ta lựa chọn kênh hình ở từng hoạt động sao cho phù hợp nhất và đạt được 
hiệu quả cao nhất.
 3.2.2. Sử dụng kênh hình đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm
 Mỗi một hoạt động học tập bao gồm không chỉ một đơn vị kiến thức mà 
nó là tổng thể một chuỗi các đơn vị kiến thức nhỏ lẻ liên kết tạo thành. Bởi vậy 
để chiếm lĩnh được mục tiêu cuối cùng đòi hỏi người dạy và người học phải trải 
qua quá trình hoạt động và tiếp cận bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học 
khác nhau. Cho nên, người giáo viên cần nắm rõ các bước khi sử dụng kênh 
hình đúng lúc, đúng chỗ để mang lại hiệu quả cao nhất.
 Bảng 1.2: Các bước sử dụng kênh hình trong bài dạy
 Các bước Sử dụng kênh hình trong bài dạy
 Bước 1 Lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp để sử dụng kênh hình.
 Bước 2 Thiết kế kênh hình có tính thẩm mỹ, đúng mục tiêu.
 17

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_khai_thac_su_dung_kenh_hi.docx
  • docxBìa báo cáo - Hương.docx
  • docxTóm tắt thành tích GVG 22-23 Hương.docx